3.3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm
Qua bảng 2 và bảng 3, cho thấy trong tháng 12 giá thành sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể lắm. Cụ thể, gạo CS giảm 78 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 0,84%; gạo thơm giảm 62 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 0,52%. Nhìn vào hai bảng trên ta thấy CP NVLTT thực tế so với kế hạch tăng nhưng nhờ doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí khác như: CP NCTT, CP SXC, từ đó làm cho giá thành thực tế của sản phẩm giảm xuống. Điều đó phản ánh một sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, sự năng động sáng tạo, phấn đấu không ngừng nghỉ.
Doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm và từng bước thành công, đây là thành tích cần phát huy.
3.3.2. Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm thực tế tháng 12/2010, tháng 11/2010, tháng 10/2010
Qua bảng 4 và 5 cho thấy từ tháng 10 đến 12 thì khoản chi phí NVLTT và chi phí NCTT tăng dần, còn chi phí SXC được kiểm soát khá tốt và giảm dần qua các tháng. Cụ thể:
Đối với gạo CS:
Chi phí NVLTT: Tháng 11/tháng 10 tăng 92 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 1,09%; tháng 12/tháng 11 tăng 229 đồng/kg ứng với tỷ lệ 2,67%.
Chi phí NCTT: Tháng 11/tháng 10 tăng 120 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 26,20%; tháng 12/tháng 11 tăng 80 đồng/kg ứng với tỷ lệ 13,84%.
Chi phí SXC: Tháng 11/tháng 10 giảm 50 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 4,83%; tháng 12/tháng 11 giảm 74 đồng/kg ứng với tỷ lệ 7,51%.
Do có tổng chi phí sản xuất tháng 12/tháng 11 cũng tăng lên 470 đồng/kg ứng với tỷ lệ 5,38% cao hơn so với tổng chi phí sản xuất tháng 11/tháng 10 là 211 đồng/kg ứng với tỷ lệ 2,60%.
Đối với gạo thơm:
Chi phí NVLTT: Tháng 11/tháng 10 tăng 2 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 0,02%; tháng 12/tháng 11 tăng 191 đồng/kg ứng với tỷ lệ 1,69%.
Chi phí NCTT: Tháng 11/tháng 10 tăng 89 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 30,80%; tháng 12/tháng 11 tăng 105 đồng/kg ứng với tỷ lệ 27,78%.
Chi phí SXC: tháng 11/tháng 10 giảm 50 đồng/kg tương ứng tỷ lệ 4,83%; tháng 12/tháng 11 giảm 74 đồng/kg ứng với tỷ lệ 7,51%.
Do đó tổng chi phí sản xuất tháng 12/tháng 11 tăng lên 357 đồng/kg ứng với tỷ lệ 3,14% cao hơn so với tổng chi phí sản xuất tháng 11/tháng 10 là 90 đồng/kg ứng với tỷ lệ 0,80%.
Nguyên nhân làm cho tổng mức tăng chi phí tháng 12/tháng 11 tăng hơn so với chi phí tháng 11/tháng 10 là do chi phí NVLTT và chi phí NCTT tăng lên mà chủ yếu là chi phí NVLTT tăng lên nên dù chi phí SXC có giảm đi nhưng vẫn không bù đắp được mức tăng của chi phí NVLTT, trong khi đó các khoản giảm trừ từ thàng 10 đến tháng 12 có xu hướng giảm xuống làm cho tổng giá thành thực tế tăng lên qua từng tháng. Điều này cho thấy doanh nghiệp khụng theo dừi chặt chẽ chi phớ NVLTT và chi phớ NCTT, bởi vỡ khi khoản giảm trừ qua các tháng giảm xuống thì đồng nghĩa với việc các sản phẩm phụ giảm xuống và sản lượng sản phẩm chính tăng lên.Do đó khi sản lượng sản phẩm chính tăng lên thì giá thành ít nhất cũng phải ở mức ổn định hoặc giảm xuống. Nhưng thực tế tại doanh nghiệp, giá thành qua các tháng lại tăng lên. Vì vậy, doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Từ đó mới tạo được sự hiệu quả trong việc sử dụng NVLTT và NCTT để từng bước hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh trên thị trường.
3.3.3. Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm thực tế cùng kỳ kế toán giữa các năm 2008, 2009 và 2010
Qua bảng 4 và 5 cho thấy mức tăng chi phí ở tháng 12 năm sau luôn cao hơn so với năm trước nhưng thực tế mở rộng sản xuất kinh doanh năm sau gấp đôi năm trước thì mức chênh lệch chi phí tháng 12/10 với tháng 12/09 so với mức chênh lệch chi phí tháng 12/09 với tháng 12/08 là một thành công đáng chú ý đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
Đối với gạo CS:
Chi phí NVLTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 919 đồng/kg ứng với tỷ lệ 11,67% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 641 đông/kg ứng với tỷ lệ là 8,86%.
Chi phí NCTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 126 đồng/kg ứng với tỷ lệ 23,68% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 75 đông/kg ứng với tỷ lệ là 16,41%.
Chi phí SXC: tháng 12/10/tháng 12/09 là 55 đồng/kg ứng với tỷ lệ 6,43% giảm so với tháng 12/09/tháng 12/08 92 đông/kg ứng với tỷ lệ là 12,04%.
Đối với gạo thơm:
Chi phí NVLTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 623 đồng/kg ứng với tỷ lệ 5,74% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 524 đông/kg ứng với tỷ lệ là 5,07%.
Chi phí NCTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 116 đồng/kg ứng với tỷ lệ 31,66% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 65 đông/kg ứng với tỷ lệ là 21,52%.
Chi phí SXC: tháng 12/10/tháng 12/09 là 55 đồng/kg ứng với tỷ lệ 6,43% giảm so với tháng 12/09/tháng 12/08 là 92 đồng/kg ứng với tỷ lệ là 12,04%.
Nhìn chung giá thành sản phẩm cùng kỳ năm sau tăng hơn năm trước nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu mỗi năm mỗi tăng, bên cạnh đó do doanh nghiệp không quản lý chặt chẽ chi phí SXC làm cho chi phí này qua các năm tăng đáng kể làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp phải có chính sách quản lý chặt chẽ chi phí SXC cũng như tìm thêm nhà cung cấp nguyên vật liệu để doanh nghiệp chủ động về NVLTT và hạ giá đầu vào cho sản phẩm.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH 4.1. Đánh giá công tác kế toán
4.1.1. Đánh giá chung
Sau thời gian thực tập tại DNTN CBLT Toàn Thắng, em nhận thấy rằng cùng với sự phát triển của ngành chế biến lương thực, hàng năm doanh nghiệp không ngừng đầu tư các trang thiết bị máy móc sản xuất và hoàn thiện công tác quản lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Do đó ngày càng có nhiều khách hàng hợp tác lâu dài với doanh nghiệp tạo ra công ăn việc làm mang lại thu nhập ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Để đạt được những thành công như ngày hôm nay đó là nhờ vào sự phối hợp, đoàn kết phấn đấu và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên của các phòng ban dưới sự điều hành và đường lối của Ban giám đốc. Với sự thành công đã đạt được và sự nổ lực của tập thể sẽ là nền móng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Góp phần cho sự thành công đó phải nói đến công tác kế toán nói chung, công tác kế toán giá thành nói riêng được thực hiện đúng quy định các chuẩn mực kế toán của Nhà nước. Điều này giúp cho doanh nghiệp đề ra những biện pháp trong quản lý chi phí và giá thành, giúp cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường.
4.1.2. Ưu điểm
Nhìn chung doanh nghiệp chấp hành tốt công tác tổ chức, thực hiện đúng theo pháp luật Nhà nước hiện hành, các chứng từ, sổ sách, báo cáo, thống kê, chế độ phân bổ rất đầy đủ, chính xác, hợp lý và hợp pháp.
Bộ máy doanh nghiệp gọn nhẹ, các nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công tác kế toán và được phận nhiệm vụ rừ ràng trực tiếp quản lý và theo dừi từng tài khoản chi tiết đến tài khoản tổng
hợp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện chính xác và phản ánh được thực tế.
Doanh nghiệp thực hiện hình thức sổ sách kế toán là Nhật ký chung giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ, dễ dàng phát hiện những sai sót và tránh được sự trùng lập số liệu. Phương pháp này dễ áp dụng, không gây khó khăn trong quá trình hạch toán.
Doanh nghiệp đã cải tiến hình thức sổ sách theo Nhật ký chung là khi hạch toán doanh nghiệp không ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt mà tất cả các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ thẻ chi tiết rồi ghi lên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết. Với sự cải tiến đó giúp cho bộ phận kế toán hạch toán dễ hơn và không bị trùng lấp nghiệp vụ khi lên sổ cái các tài khoản. Theo em, đó là một ưu điểm rất ưu việt của sự cải tiến sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp so với lý thuyết tương đối giống nhau nhưng đối với thực tế cũng tùy tình huống mà doanh nghiệp có cách hạch toán cho phù hợp và đúng qui định.
4.1.3. Hạn chế
Doanh nghiệp sử dụng máy vi tính nhưng còn sử dụng máy lẻ, sử dụng các phần mềm ứng dụng có sẳn như Microsoft Word, Microsoft Excel,…chưa sử dụng các phần mềm kế toán. Do đó việc truyền tải dữ liệu sẽ mất thời gian và chi phí cũng như đối chiếu số liệu sẽ gặp khó khăn khi số liệu không khớp phải kiểm tra lại rất khó khăn.
Khi thu mua nguyên liệu lúa bên ngoài từ các thương lái Doanh nghiệp chưa kiểm tra lại quá trình thu mua, từ đây có thể phát sinh thêm một số chi phí nếu nhân viên thu mua cố ý làm sai nâng khống giá nguyên liệu gây thiệt hại cho doanh nghiệp và làm tăng giá thành sản phẩm gạo.
Do doanh nghiệp không thành lập công đoàn nên các khoản trích theo lương, hiện nay doanh nghiệp không tiến hành trích các khoản theo lương như
KPCĐ và BHTN, điều đó không đúng quy định của Bộ lao động – thương binh và xã hội, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Đối với nguyên vật liệu trực tiếp, doanh nghiệp không mở sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu cũng như không lập tài khoản chi tiết cho từng loại nguyờn vật liệu này mà chỉ theo dừi theo kho. Điều này làm cho việc theo dừi tiêu hao của các loại nguyên vật liệu này bị hạn chế, từ đó không đưa ra được kế hoạch tiết kiệm nguyên vật liệu, không tìm ra được nguyên nhân gây ra lãng phí.
Việc tính lương và trả lương cho cán bộ, công nhân viên vẫn chưa khuyến khích được tinh thần làm việc của công nhân viên trong doanh nghiệp.
Đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất, họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp mà chính sách tính lương và trả lương không khuyến khích được tinh thần làm việc thì sản phẩm của doanh nghiệp làm ra sẽ có nhiều sản phẩm phụ như tấm, từ đó giá thành sản phẩm chính là gạo sẽ tăng lên, làm cho sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống.