Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo tại DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng (Trang 27 - 28)

thành tương đương

Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng SPDD và mức độ chế biến hoàn thành của chúng để quy đổi khối lượng SPDD ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, lần lượt tính từng khoản chi phí sản xuất cho từng khoản chi phí dở dang cuối kỳ như sau:

+ Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu của quá trình sản xuất như: Chi phí NVLTT hoặc chi phí nguyên liệu chính trực tiếp thì tính cho SPDD cuối kỳ theo công thức:

Trong đó:

DCKNVL: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo NVLTT. DĐKNVL: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ theo NVLTT. CCPNVL: Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ.

QSPHT : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. QSPDD : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như: CP NCTT, CP SXC hoặc chi phí vật liệu phụ thì SPDD được tính theo công thức:

Trong đó:

DCK : Giá trị SPDD cuối kỳ theo các khoản mục CP. DĐK : Giá trị SPDD đầu kỳ theo các khoản mục CP. CCP : Chi phí phát sinh trong kỳ theo các khoản mục CP. QSPHT : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

QSPDDQĐ : Khối lượng SPDD được quy đổi thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo mức độ hoàn thành.

(QSPDDQĐ = QSPDD x tỷ lệ phần trăm hoàn thành)

Lưu ý:

Tùy theo trường hợp cụ thể mà CP phân bổ dần trong quá trình sản xuất có thể là CP NCTT, CP SXC hoặc có thể là CP vật liệu phụ.

Phương pháp này thích hợp với những SP có tỷ trọng CP NVLTT trong tổng CP không lớn, khối lượng SPDD cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo tại DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng (Trang 27 - 28)