Các nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 65 - 67)

Những tồn tại, hạn chế đã nêu khi áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999, là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam xã hội chủ nghĩa vẫn còn phải chịu ảnh hưởng của những tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, căn bệnh đã ăn sâu bám dễ vào tư tưởng một bộ phận người dân trong xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Hai là, mặc dù các quy phạm pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình đã được hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng và thi hành cho thấy vẫn cần tiếp tục hoàn thiện, bởi các quan hệ xã hội luôn luôn biến đổi và đòi hỏi pháp luật phải có sự điều chỉnh kịp thời. Do đó, những vướng mắc, hạn chế liên quan đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phòng ngừa và chống tội phạm.

Ba là, do trình độ nhận thức pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng của một số cán bộ tư pháp còn hạn chế, nhất là với từng vụ án hình sự cụ thể còn lúng túng, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đúng, dẫn đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ giải quyết vụ án trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án.

làm trái các quy định của pháp luật, xuất phát từ động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Năm là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình, các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình đã được quan tâm, nhưng chưa đúng mức nên đã dẫn đến hiệu quả công tác không cao, chưa đi sâu, đi sát với tình hình thực tế. Do đó, ý thức pháp luật của người dân trong xã hội còn nạn chế khiến cho tội phạm vẫn phát sinh trong thực tiễn cuộc sống và thực tiễn pháp lý.

Tiểu kết chƣơng 2

Tóm lại, việc nghiên cứu những vấn đề thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 trên đây cho phép đưa ra một số kết luận chung dưới đây:

Khi nghiên cứu về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999, cần phải nhận thức – khoa học đúng đắn và sâu sắc trên các bình diện khác nhau về khái niệm, đặc điểm pháp lý chung nhất và đặc điểm pháp lý riêng cho từng tội thuộc Chương này.

Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng không chỉ của riêng ngành luật hình sự, mà còn có vai trò hỗ trợ tích cực của các ngành luật khác.

Trải qua quá trình sửa đổi bổ sung, Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn tồn tại một số nhược điểm làm hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh vực này. Do đó, tất yếu khách quan là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật. Vấn đề này sẽ được tập trung phân tích tại Chương 3 dưới đây.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CÁC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 65 - 67)