Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 69 - 77)

năm 1999

Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung lần đầu tiên vào năm 2009, trong giai đoạn hiện nay đây là công cụ pháp lý sắc bén có tính hữu hiệu của Nhà nước và nhân dân nhằm đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, tội phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng. Trong xu thế vận động, phát triển và biến đổi, việc sửa đổi, bổ sung những quy định cũ, xây dựng những quy định mới nhằm hoàn thiện pháp luật là một yêu cầu tất yếu. Sáng tạo pháp luật hình sự là hoạt động thực tiễn lập pháp được thể hiện qua những nội dung nêu trên. Đây được coi là phương hướng quan trọng nhất, bởi khi các văn bản luật thực định đã được cơ quan lập pháp thông qua bằng tinh thần và lời nói của các điều khoản phản ánh ý chí của Nhà nước, của toàn dân, việc áp dụng pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật mới thực sự được triển khai trên cơ sở pháp lý nền tảng này. Muốn vậy, việc đổi mới và hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự nói chung, các quy định về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng cần phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và phải là cơ sở pháp lý vững chắc thể hiện được các tư tưởng pháp chế, nhân đạo, dân chủ truyền thống của dân tộc, cũng như tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và thành tựu về lập pháp hình sự trên thế giới.

Dưới góc độ nhận thức – khoa học, việc hoàn thiện pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cụ thể như sau:

Thứ nhất, đặc trưng pháp lý chung nhất của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là khách thể xâm phạm của loại tội phạm này. Tuy nhiên nhìn nhận cụ thể hơn đối với Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật. Khách thể trực tiếp quan trong hơn cả mà tội phạm xâm hại lại là hoạt động tư pháp của nhà nước ta. Mặt khác, tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã quy định hành vi này thuộc chương về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, phần nào khẳng định quan điểm lập pháp mới so với Nghị định số 87/2001/NĐ-CP trước đây. Do đó, kiến nghị chuyển tội này sang chương Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, đồng thời cần đổi tên tội cho đúng với bản chất là Tội cấp đăng ký kết hôn trái pháp luật.

Thứ hai: Trong xã hội ngày nay, giá trị gia đình đang bị đảo lộn nghiêm trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi một con người. Thiết nghĩ, cần tăng cường vai trò trấn áp hình sự trong lĩnh vực này bằng cách tăng mức của khung hình phạt đối với một số tội thuộc Chương XV Bộ luật hình sự năm 1999 – Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình để phù hợp với tình hình cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm tương ứng. Đối với Tội loạn luân có nhiều điểm tương đồng với các tội thuộc nhóm xâm phạm tình dục, tuy nhiên khung hình phạt được áp dụng nhẹ hơn nhiều so với các tội này. Để phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng cường vai trò trấn áp tội phạm, nên cần bổ sung thêm cấu thành tội phạm tăng nặng cho điều luật. Tương tự đối với Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình cần phù hợp với Tội hành hạ người khác (Điều 110) [16]. Bên cạnh đó, cần trú trọng để phân hóa sâu hơn trách nhiệm hình sự căn cứ vào mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, bổ sung tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” hay “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” cho cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội, vừa không bỏ lọt các trường hợp phạm tội nguy

hiểm này, vừa góp phần ngăn chặn và loại trừ hủ tục phong kiến lạc hậu [16], cho hầu hết các tội trừ Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn.

Thứ ba: Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình là cần thiết. Dấu hiệu về xử phạt hành chính là dấu hiệu đặc trưng cho nhóm tội này để nói lên mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể so với hành vi chưa bị xử phạt hành chính, là ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành chính. Theo đó, nếu xem xét trên cơ sở mức nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm thì trường hợp người thực hiện hành vi đã bị kết án về hành vi này trước đó mà chưa được xóa án tích có mức độ nguy hiểm hơn nhiều nhưng lại chưa được ghi nhận. Do vậy, cần phải bổ sung tình tiết “đã bị kết án chưa được xóa án tích về hành vi này” mới đảm bảo được tính phòng ngừa tội phạm của công cụ pháp lý hình sự đối với nhóm tội này.

Thứ tư, thuật ngữ pháp lý được sử dụng không đồng nhất. Tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 – Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng có quy định: “Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt....

Đối chiếu với các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, không có điều nào ghi nhận về “tiêu hủy việc kết hôn”, mà chỉ có thuật ngữ “tuyên hủy kết hôn trái pháp luật”. Căn cứ vào các văn bản có liên quan, Tòa án vẫn có đầy đủ cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết án. Tuy nhiên, vẫn cần được hoàn thiện về mặt lập pháp để củng cố cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tư pháp nói chung, tư pháp hình sự nói riêng.

Thứ năm, Bộ luật hình sự năm 1999 xử lý hình sự đối hành vi ngược đãi hoặc hành hạ những người là cha mẹ, vợ chồng, con cái, ông bà, cháu và người có công nuôi dưỡng người phạm tội theo Điều 151, còn đối với những

người khác trong gia đình thì bị xử lý theo quy định tại Điều 110 về tội hành hạ người khác. Như ở trên đã phân tích, giữa hai điều luật được quy định ở hai chương khác nhau nhưng lại cùng một loại chủ thể phạm tội, có cùng hình thức thực hiện hành vi phạm tội và cùng xâm hại đến một loại đối tượng có mối quan hệ hôn nhân và gia đình, mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đương nhau thì cần phải bị xử lý như nhau tại cùng một Điều luật với cùng một tội danh mà không cần thiết phải tách bạch để xử lý theo một điều luật khác của một chương khác. Đối chiếu với các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã quy định nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em trong trường hợp không còn cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, cũng như quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cha mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ đều bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật trong đó có đối tượng là anh ruột, chị ruột và em ruột của người chết. Do đó, kiến nghị cần bổ sung thêm các đối tượng bị ngược đãi, hành hạ là anh, chị, em của người phạm tội vào tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng (Điều 151) [40].

Từ những nhận xét trên, mô hình khoa học của Chương XV- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

1. Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị kết án chưa

được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt hành chính, về hành bi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1.Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ đã bị kết án chưa được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt hành chính, về hành bi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã có quyết định của Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Điều 148. Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị kết án chưa được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt hành chính, về hành bi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;

b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật hoặc buộc phải chấm dứt quan hệ vợ chồng trái pháp luật đó mà vẫn duy trì, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 150. Tội loạn luân

1. Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Làm nạn nhân có thai; d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

đã bị kết án chưa được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt hành chính, về hành bi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến năm năm:

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật hoặc người mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình;

b) Đối với nhiều người;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã bị kết án chưa được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt hành chính, về hành bi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Bên cạnh giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự, có thể thấy rằng, nên sửa đổi, bổ sung, quy định mới một số quy định pháp luật của các ngành luật khác có liên quan như trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính.Nghị định 110/2009/NĐ-CP và Nghị định 110/2013/NĐ-CP là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh việc xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình thay thế cho Nghị định 87/2001/NĐ- CP trước đây.

Tuy nhiên tại Điều 16, Nghị định 87/2001/NĐ-CP quy định: “ Đề nghị Toà án quyết định áp dụng một số biện pháp theo thẩm quyền và việc xử lý đối với trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm

1. Người nào vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 12 và khoản 1 Điều 14 của Nghị định này thì ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định tại các điều đó, cơ quan có thẩm quyền xử phạt còn kiến nghị Toà án có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật đối với người bị xử phạt.

2. Người nào vi phạm quy định tại Điều 6, Điều 7, các điểm a, b khoản 1 Điều 8, Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này gây hậu quả nghiêm trọng

hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 1999”.

Trên đây là một quy định có tính chất tích cực nhưng lại không được kế thừa, để tạo môi trường pháp lý cho quá trình phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với cơ quan tư pháp hình sự có hiệu quả. Do đó, kiến nghị cơ quan lập pháp cần có quy hoạch, định hướng xây dựng các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh cơ chế phối hợp này trên cơ sở của Điều 16 Nghị định 87/2001/NĐ-CP, tạo tiền đề cho việc xử lý hình sự, và cũng là để pháp luật được thực thi nghiêm minh.

Trong những năm qua, ở Việt Nam, số NĐT nam, đồng tính nữ công khai xu hướng tình dục của mình và số NCG ngày càng gia tăng. Tình trạng này đã kéo theo vấn đề xâm phạm tình dục giữa những người đồng giới, xâm phạm tình dục NCG và vấn đề mại dâm đồng giới gia tăng, có tính nguy hiểm cho xã hội cao. Tuy nhiên, Nhà nước chưa chính thức thừa nhận NĐT và NCG nên đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc xử lý các hành vi vi phạm phạm luật này. Trong Bộ luật Hình sự (BLHS), không có quy định nào liên quan đến NCG, NĐT với tư cách là chủ thể hay nạn nhân của hành vi phạm tội, nhất là các tội xâm phạm tình dục hoặc có liên quan đến hành vi giao cấu (HVGC) như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên… Hiện nay, theo quy định của Luật HNGĐ thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn; Nhà nước cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên, trên thực tế, ngày càng có nhiều cặp đồng tính công khai

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)