Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến nay

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 26)

đến nay

1.2.3.1. Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối, Nam Bắc chung một nhà. Trong khi chờ đợi thống nhất về mặt Nhà nước, các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành trước đó ở hai miền vẫn tiếp tục được áp dụng. Một số văn bản pháp luật hình sự phục vụ nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là trấn áp bọn phản cách mạng và các tội phạm khác, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ban hành. Tuy nhiên để có một công cụ thực sự sắc bén để “bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa” [2, tr78] thì cần ban hành Bộ luật hình sự thống nhất trên toàn cõi. Để đáp ứng yêu cầu đó, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, đã đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật hình sự nói chung, chế định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng.

Trong Bộ luật hình sự đầu tiên này, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình chính thức được ghi nhận tại Chương V Phần các tội phạm, từ Điều 143 đến Điều 150. Các quy định này ngoài sự ghi nhận trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu trước đó của pháp luật hình sự Việt Nam, còn được mở rộng ra cho phù hợp với chính sách hình sự và tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, thể hiện quan điểm lập pháp hình sự rõ ràng. Theo đó, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 143); Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 144); Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 145); Tội loạn luân (Điều 146); Tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái (Điều 147). Đó là kết quả của quá trình tội phạm hóa các tàn tích do chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu đem lại như: cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, vi phạm chế độ một vợ một chồng, tổ chức tảo hôn...

Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định chung các tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình cùng với các tội đối với người chưa thành niên. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi xuất phát từ quan điểm lập pháp – gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của con cái, mà đặc biệt là con chưa đến tuổi thành niên.

So với các thời kỳ trước, thì kỹ thuật lập pháp đã đạt một bước tiến mới, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình được quy định tập trung trong một Chương cụ thể, chứ không nằm rải rác trong Bộ luật. Mức hình phạt tối đa với hầu hết các tội phạm này là ba năm tù, duy nhất tội loạn luân có mức hình phạt cao nhất là năm năm tù. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình thuộc nhóm tội ít nghiêm trọng.

Bộ luật hình sự năm 1985 trải qua bốn lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992. Tuy nhiên, nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình không có gì thay đổi. Điều này nói lên sự ổn định của các quy định và

trong một chừng mực nào đó phản ánh được vai trò phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn này.

1.2.2.2. Từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 cho đến nay

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo giành được những thành tựu quan trọng. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, kéo theo tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Bộ luật hình sự năm 1985 có những nội dung không còn phù hợp, cần pháp điển hóa toàn diện để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Ngày 21/12/1999, Bộ luật hình sự năm 199 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm mới cơ bản đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

Thứ nhất, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được tách ra thành một Chương riêng – Chương XV, các quy định về tội phạm đối với người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em được chuyển sang các chướng khác phù hợp hơn với chính sách hình sự trong giai đoạn mới.

Thứ hai, trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung thêm hai tội danh mới, đó là Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149), Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152). Như vậy, Chương XV – các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình với 7 điều luật, từ Điều 146 đến Điều 152.

Thứ ba, sửa đổi cấu thành tội phạm của một số tội phạm theo hướng hạn chế bớt khả năng xử lý hình sự khi hành vi vi phạm chưa nguy hiểm đáng

kể cho xã hội, chỉ cần áp dụng các chế tài pháp lý hành chính, dân sự để giải quyết. Nhà làm luật đã cách quy định thêm dấu hiệu định tội như sau:

“đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” đối với Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn, Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

“gây hậu quả nghiêm trọng” đối với Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Thứ tư, sửa đổi theo hướng mở rộng phạm vi trấn áp hình sự, cụ thể: Bổ sung thêm chủ thể của tội phạm. Theo quy định tại Điều 144 của Bộ luật hình sự năm 1985 thì chỉ người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mới phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng. Trên cơ sở thực tiễn và nguyên tắc xử lý hình sự, Bộ luật hình sự năm 199 đề cập vấn đề trách nhiệm hình sự đối với cả người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

Bổ sung thêm người bị hại là ông bà, cháu và người có công nuôi dưỡng mình đối với Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Thứ năm, tăng mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ từ 1 năm lên 3 năm; đối với Tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn từ 1 năm lên 2 năm.

Thứ sáu, khác với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt bổ sung ngay trong từng điều luật, quy định cá biệt, phân hóa sâu hơn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và người phạm tội [44].

Như vậy, duy chỉ có Tội loạn luân vẫn được giữ nguyên theo như quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 146) mà nay là Điều 150 Bộ luật hình sự năm 1999.

Bên cạnh đó, để thống nhất về mặt nhận thức áp dụng luật pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an và Bộ tư pháp đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 25/9/2001 hướng dẫn một số điểm trong Chương XV – Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

1.3. Kinh nghiệm lập pháp của một số nƣớc trên thế giới về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã và đang tiến sâu vào quá trình hội nhập quốc tế. Trên lộ trình mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, yêu cầu đặt ra là mở mang tầm hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới.

Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự một số nước như Liên bang Nga, Nhật Bản, Thuỷ Điển... cho thấy các tội thuộc nhóm tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình trong pháp luật hình sự các nước có những quy định khác nhau.

Đối chiếu với các quy định tại Bộ luật hình sự Liên bang Nga, cho thấy chỉ có Điều 157 với tên gọi “Tội cố tình trốn tránh thanh toán các khoản chi phí cho việc nuôi dạy trẻ hoặc nuôi dưỡng cha mẹ không có sức lao động” tại Chương 20 – Các tội xâm phạm gia đình và người chưa thành niên là có đôi chút gần với quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Điều 157. Tội cố tình trốn tránh thanh toán các khoản chi phí cho việc nuôi dạy trẻ hoặc nuôi dưỡng cha mẹ không có sức lao động.

1. Cố tình trốn tránh thanh toán các khoản chi phí do Tòa án quyết định cho việc nuôi dạy trẻ chưa thành niên, trẻ đủ mười tám tuổi nhưng không có khả năng lao động – bị phạt....

2. Cố tình trốn tránh thanh toán các khoản chi phí do Tòa án quyết định cho việc nuôi dưỡng cha mẹ không có sức lao động thì bị phạt...[14] Theo các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì việc thanh toán các khoản chi phí cho việc nuôi dạy trẻ chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc nuôi dưỡng cha mẹ không có sức lao động là một trong các trường hợp được cấp dưỡng. Và việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người trốn tránh cấp dưỡng trong trường hợp này chỉ đặt ra trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga khi đã có quyết định của Tòa án.

Có thể thấy chủ thể của tội phạm tại Điều 152 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 có phạm vi rộng hơn và việc truy cứu trách nhiệm hình sự được đặt ra khi việc cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm mà không cần đến việc có quyết định của Tòa án về mức cấp dưỡng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ luật hình sự Nhật Bản được công bố ngày 24 tháng 4 năm 1907 và được ban hành ngày 01/10/1908. Đây là một trong những bộ pháp điển cơ bản được cấu thành từ sáu văn bản luật. Tuy nhiên, không phải tất cả các tội phạm và hình phạt đều được quy định trong bộ luật này mà có những loại tội danh được quy định riêng trong những bộ luật đặc biệt khác. Khác với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình không được quy định thành một chương riêng, mà được quy định tại một số điều luật cụ thể, điển hình như Tội song hôn (tương tự như Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng):

“Người nào đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác thì bị phạt tù dưới 2 năm.

Người đã kết hôn với người đã có vợ hoặc có chồng cũng bị phạt tương tự” [4, Điều 184].

Như vậy, việc chung sống như vợ chồng với người khác không bị coi là hành vi vi phạm có thể bị xử lý về hình sự bởi lẽ điều luật chỉ quy định trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác và người đã kết hôn với người đã có vợ hoặc có chồng. Pháp luật hình sự Việt Nam quy định cả trường hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác và người chưa có vợ có chồng chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Phạm vi trấn áp hình sự của Bộ luật Nhật Bản rộng hơn Bộ luật hình sự Việt Nam, bởi để xử lý hình sự đối với người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì hành vi đó phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Bộ luật hình sự Thủy Điển: được thông qua năm 1962, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1965, được sửa đổi gần đây nhất vào ngày 01/5/1999.

“Các tội xâm phạm chế độ gia đình” được quy định tại chương 7 gồm 6 điều. Trong đó có 2 điều được quy định gần giống với nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999:

Điều 1: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người nào chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đã có vợ, có chồng thì bị phạt.... về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

Người nào đã đăng ký chung sống với một người mà kết hôn với người khác thì bị phạt.... về tội kết hôn trái pháp luật”

Điều 1a: “Người nào đã kết hôn mà chấp thuận đăng ký chung sông với người khác hoặc người nào đã đăng ký chung sống với một người mà lại chấp thuận đăng ký chung sống với người khác thì bị phạt... về tội chung sống bất hợp pháp. Hình phạt này cũng áp dụng đối với người chấp thuận chung

sống với một người mà người đó đã kết hôn hoặc đã đăng ký chung sống với người khác” [13].

Pháp luật Thụy Điển thừa nhận và bảo vệ hôn nhân đồng tính, nên trong Bộ luật hình sự của mình còn có thêm điều luật với tên gọi là Tội kết hôn trái pháp luật hay Tội chung sống bất hợp pháp. Cũng như Nhật Bản, Thụy Điển chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khi kết hôn, còn đối với việc chung sống như vợ chồng với người khác mà vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì không bị pháp luật hình sự cấm.

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tương ứng trong Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không quy định thành một chương riêng mà nằm trong Chương IV – Tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân. Dưới đây là một số điều luật có nhiều nét tương đồng với các quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của Bộ luật hình sự Việt Nam

Điều 237 có quy định tương ứng về Tội loạn luân nhưng lại chỉ quy định với đối tượng là trẻ em và còn không được quy định với dấu hiệu pháp lý riêng với điều luật riêng:

Người nào dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng dâm phụ nữ hoặc làm nhục phụ nữ, thì bị phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lao động.

Nếu phạm tội nói trên ở trước đám đông hoặc trước công chúng nơi công cộng, thì bị phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên.

Nếu phạm tội loạn luân với trẻ em, thì bị xử phạt nặng dựa theo các quy định trên”.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 26)