Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 40 - 42)

nhân và gia đình

Việc nghiên cứu và áp dụng các quy định pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình có mục đích rất quan trọng mang bản chất xã hội của tội phạm chung - “đó là nằm từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới thủ tiêu tình trạng phạm tội và những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm...”. Xuất phát từ mục đích đó, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định với những dấu hiệu pháp lý chung như sau:

Về khách thể của tội phạm: các tội phạm này xâm phạm tới chế độ hôn nhân và gia đình mới, tiến bộ xã hội chủ nghĩa. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha mẹ, con, con nuôi, giam hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đinh năm 2000).

Về chủ thể của tội phạm: chủ thể của nhóm tội này phải là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thuộc trường hợp đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1999) và đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999). Đối với một số tội thuộc nhóm này, ngoài các dấu hiệu như đã nêu trên, chủ thể tội phạm còn phải có các dấu hiệu riêng bổ sung liên quan đến trách nhiệm, chức vụ...

Về mặt khách quan của tội phạm: dấu hiệu có ý nghĩa pháp lý bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội nhóm này là hành vi khách quan. Hành vi khách quan tuy có khác nhau về hình thức thể hiện, nhưng đều được thực hiện dưới dạng bằng hành động để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trực

tiếp cho quan hệ hôn nhân và gia đình mới, tiến bộ xã hội chủ nghĩa. Hành vi khách quan được nhà làm luật mô tả trong cấu thành tội phạm tương ứng. Trong cấu thành mặt khách quan của một số tội, hậu quả phạm tội còn được quy định là dấu hiệu bắt buộc, và đương nhiên cần phải xác định mức độ hậu quả thực tế xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả đó. Các tội phạm này có thường được thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau, nhưng chỉ có vài cấu thành tội phạm quy định nó là dấu hiệu bắt buộc.

Ngoài dấu hiệu về hành vi khách quan, thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” hay “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được 6 điều trong tổng số 7 điều luật của chương này quy định là dấu hiệu định tội bắt buộc, ngoại trừ Tội loạn luân.

Để bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nếu trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong hai hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong hai hành vi đó.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Ví dụ: Trường hợp B đã bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, B lại thực hiện một trong các hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ thì bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm";

Về mặt chủ quan: thái độ tâm lý của chủ thể tội phạm được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý, và đại đa số là cố ý trực tiếp. Tức chủ thể tội phạm thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hậu quả xảy ra.

Trên đây là bốn yếu tố của mô hình pháp lý của việc định tội danh, là căn cứ riêng cần và đủ, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định mà chỉ khi nào tổng hợp tất cả chúng (các căn cứ riêng đó) thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Chương XV – Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999. Đối với mỗi một tội được quy định thuộc chương đều có những nét đặc thù riêng bên cạnh những đặc thù chung đã được phân tích trên đây.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)