Nâng cao chất lượng thông tin thu thập

Một phần của tài liệu Phân tích khách hàng trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.1.Nâng cao chất lượng thông tin thu thập

Tình trạng thông tin không cân xứng luôn luôn tồn tại trong hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng, là yếu tố làm giảm tính an toàn trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hệ thống ngân hàng với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động mạnh mẽ tạo ra rất nhiều đối tác để các doanh nghiệp cũng như các cá nhân lựa chọn trong việc cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu của mình. Nhưng chính sự cạnh tranh đó đã vô tình đẩy các ngân hàng thương mại đến việc giành giật khách hàng để gia tăng lợi nhuận mà không có đầy đủ thông tin cần thiết với đối tượng làm ăn của mình.

- Đa dạng hóa nguồn thông tin sử dụng trong phân tích

Có thể thấy thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích khách hàng trong cho vay của Ngân hàng. Chất lượng thông tin là nhân tố quyết định tới tính chính xác của kết quả phân tích. Thông tin phân tích có chất lượng tức là thông tin toàn diện đầy đủ, chính xác, cập nhật và thích hợp. Nguồn thông tin được sử dụng bao gồm thông tin về các ngành nghề kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội - chính trị, thu thập thông tin phải được thu thập, lưu trữ và xử lý một cách có hệ thống.

Hiện nay, Chi nhánh chưa xây dựng được một hệ thống thông tin cần thiết và dễ dàng truy cập để phục vụ công tác cho vay cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động này. Để từng bước xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu, Chi nhánh cần tập hợp theo thời gian các nguồn thông tin từ nhiều phía để tăng tính chính xác và độ tin cậy của những thông tin thu thập được. Các nguồn thông tin có thể thu thập

gồm: Thông tin do khách hàng cung cấp với các báo cáo tài chính, với kết quả phỏng vấn, kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, nhân viên của đối tác, kiểm tra trực tiếp tài sản và tình hình kinh doanh của khách hàng; Thông tin từ bên ngoài như mối quan hệ của khách hàng với các ngân hàng khác, mối quan hệ của khách hàng với các bạn hàng, các thông tin đại chúng, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin từ cơ quan nhà nước, từ công ty kiểm toán,...

Những thông tin nội bộ của doanh nghiệp cần được cán bộ tín dụng thu thập một các tổng hợp, không chỉ là những số liệu tài chính đơn thuần mà là cá thông tin về quản lý, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu, thị phần đang chiếm giữ. Có như vậy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng mới được thể hiện rõ nét.

Đối với thông tin nội bộ của khách hàng, trong quá trình phân tích cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra thẩm định tính chính xác, hợp lý của chúng, đảm bảo số liệu phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công việc này đã được cán bộ NHNo&PTNT CN Hà Nội thực hiện nhưng đôi khi chỉ mang tính lý thuyết, không gắn với tình hình thực tế của khách hàng.

- Thiết lập bộ phận lưu trữ, quản lý và xử lý thông tin chuyên nghiệp

Với đặc thù là tổ chức tài chính trung gian lớn nhất trong nền kinh tế, đối tượng khách hàng tìm đến ngân hàng vay vốn hết sức đa dạng với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều địa điểm khác nhau. Vì vậy, để tăng tính an toàn trong hoạt động của mình và giảm thiếu tối đa những hậu quả xảy ra do thông tin không cân xứng, các ngân hàng thương mại cần phải xây dựng cho mình một kho dữ liệu riêng về thông tin khách hàng thông qua không chỉ báo cáo tài chính của khách hàng mà cả công tác phỏng vấn, quan sát. Thông tin sau khi thu thập cần được sàng lọc và thẩm định tính chính xác và mức độ tin cậy của nó, đây là một vấn đề rất khó, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cũng như kinh nghiệm của bản thân cán bộ thu thập, phân tích, đánh giá chất lượng thông tin, từ đó tạo ra cho ngân hàng hệ thống thông tin chất lượng cao. Tuy nhiên, để tất cả công đoạn trên không trở thành vô nghĩa thì việc ứng dụng thông tin một cách có hiệu quả cũng cần được

chú ý. Kết quả sau khi phân tích cần phải được truyền tải thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, đến tất cả các bộ phận, các cán bộ nghiệp vụ có liên quan từ đó mỗi người có cách khai thách thác nguồn thông tin đó sao cho phù hợp từng phần hành công việc mình đảm nhiệm. Như vậy, thông tin thu thập được mới phát huy vai trò và làm giảm thông tin không cân xứng của ngân hàng.

Bên cạnh hoạt động xây dựng hệ thống thông tin, để tra cứu cũng như truy cập thông tin được dễ dàng và sắp xếp thông tin khoa học, Chi nhánh cũng cần quan tâm đến việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý khách hàng phù hợp, qua đó với tạo ra hiệu quả cao nhất cho công tác thu thập và xử lý thông tin trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích khách hàng trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 86)