d) Sản phẩm thẻ
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam CN Hà Nộ
Kinh tế thế giới năm 2010 đến nay mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Tăng trưởng tín dụng nóng của giai đoạn trước dẫn đến tình hình nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện là một trong những vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam. Không nằm ngoài ảnh hưởng của tình hình chung, hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng của Agribank Hà Nội cũng gặp nhiều ảnh hưởng. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7. Tình hình cho vay của NHNo&PTNT CN Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Giá trị Giá trị Tăng giảm (%) Giá trị Tăng giảm (%) Giá trị Tăng giảm (%) Tổng doanh số cho vay 8,777 8,549 -2.60% 6,484 -24.15% 7,881 21.55% Tổng doanh số thu nợ 8,539 9,026 5.70% 6,449 -28.55% 7,855 21.80%
Dư nợ 4,883 4,407 -9.75% 4,441 0.77% 4,467 0.59%
Từ bảng trên có thể thấy, doanh số cho vay của Agribank Hà Nội có sự suy giảm trong các năm từ 2010 đến 2012. Năm 2010 doanh số cho vay cao, nguyên nhân là do sự tăng cao của lãi suất huy động cuối năm 2010. Sang năm 2011 doanh số cho vay giảm từ 8.777 tỷ đồng của năm 2010 xuống còn 8.549 tỷ đồng (giảm 2.6%) , doanh số thu nợ tăng từ 8.539 tỷ lên 9.026 tỷ đồng (tăng 5.7%), dư nợ cũng từ đó mà giảm xuống 9.75% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của nguồn vốn huy động , cũng như sự tăng cao của lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong năm 2011.
Năm 2012, 2013 doanh số cho vay của chi nhánh luôn được đảm bảo phù hợp và cân đối với doanh số thu nợ, dư nợ tăng trưởng đều và chất lượng tín dụng được tăng lên đáng kể.
Với kết quả khá khả quan của hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2013, ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong hoạt động này. Tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ mất vốn.
Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhóm nợ 2010 2011 2012 2013
Giá trị Giá trị Tăng giảm
(%) Giá trị Tăng giảm (%) Giá trị Tăng giảm (%) Nhóm 1 3,065 1,812 -40.88% 1,972 8.83% 3,553 80.17% Nhóm 2 1,698 2,467 45.29% 2,369 -3.97% 797 -66.36% Nhóm 3 42 4 -90.48% 35 775.00% 1 -97.14% Nhóm 4 1 17 1600.00% 15 -11.76% 2 -86.67% Nhóm 5 77 107 38.96% 50 -53.27% 114 128.00% Tổng dư nơ 4,883 4,407 -9.75% 4,441 0.77% 4,467 0.59% Tỷ lệ nợ quá hạn (nhóm 2- nhóm 5) 37.00 % 59.00 % 59.46% 56.00% -5.08% 20.00% -64.29%
Tỷ lệ nợ xấu
(nhóm 3- nhóm 5) 2.45% 2.90% 18.37% 2.25% -22.41% 2.63% 16.89% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tín dụng 2010, 2011, 2012, 2013 – P. Tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là 2 chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng tín dụng tại một ngân hàng thương mại. Tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được giữ tương đối ổn định
Dựa vào bảng số liệu có thể nhận xét tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao trong 2 năm 2011, 2012 với con số trên 55% tổng dư nợ, tăng gần 20% so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu đáng báo động ở chi nhánh. Tỷ lệ tăng nhanh nợ quá hạn chủ yếu do nợ đủ tiêu chuẩn của chi nhánh giảm mạnh, khoảng 1/3 dư nợ nhóm 1 so với năm 2010, và nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý tăng với khối lượng lớn. Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn tăng cao tại Chi nhánh phần lớn do tác động của sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì doanh nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng, chiếm 90% tổng dư nợ nên khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả khiến khả năng trả nợ của họ giảm sút làm gia tăng nợ quá hạn trong ngân hàng. Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong tổng dư nợ tín dụng năm 2011-2012 cũng là yếu tố khiến tỷ trọng nợ quá hạn trong Chi nhánh gia tăng. Tuy nhiên, đến năm 2013, với những chính sách tháo gỡ khó khăn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, cũng như các chính sách hỗ trợ từ NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đã kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn và hạn chế tỷ lệ này ở mức 20% tổng dư nợ. Trong năm 2013, công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng có những thay đổi đáng kể khiến tỷ lệ nợ nhóm 1 của chi nhánh tăng, chiếm khoảng 70% tổng dư nợ, trong số nợ quá hạn của chi nhánh thì nợ nhóm 2 cũng chiếm phần lớn, gần 90% nợ quá hạn.
Về tỷ lệ nợ xấu, có thể đánh giá Chi nhánh đã kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ xấu và đạt được thành công nhất định. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn 2011-2012, trong khi nợ xấu là vấn đề báo động của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng, Chi nhánh vẫn có thể giữ mức tỷ lệ nợ xấu ở
con số dưới 3%, là con số có thể chấp nhận được trong điều hành hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2013, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng gia tăng, từ 2,25% năm 2012 lên 2,63% năm 2013. Đây là tình hình tạm thời do trong giai đoạn năm 2013, NHNo&PTNT Việt Nam cũng như Chi nhánh Hà Nội đang trong quá trình cải thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng và thay đổi quy trình cho vay khiến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng chịu ít nhiều ảnh hưởng và khiến tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ.
Tỷ lệ nợ mất vốn
Tỷ lệ nợ mất vốn của Chi nhánh Hà Nội biến động trong giai đoạn 2011-2013.
Bảng 2.9. Nợ mất vốn tại Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số nợ mất vốn (TrĐ) 37.293 85.533 34.834
Tỷ lệ nợ mất vốn (%)/Tổng dư nợ
0,8% 1,9% 0,8%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tín dụng 2010, 2011, 2012, 2013 – P. Tín dụng
Tỷ lệ nợ mất vốn của Chi nhánh tăng cao trong năm 2012, từ 0,8% so với dư nợ trung bình năm 2011 lên hơn gấp đôi, ở mức 1,9% so với dư nợ trung bình. Đây là ảnh hưởng của số nợ xấu nhóm 5 của năm 2011 mà chi nhánh không thể thu hồi được nợ và buộc phải đưa ra ngoại bảng. Năm 2012, chi nhánh thực hiện xử lý nợ không thể thu hồi và đưa ra ngoại bảng theo dõi với 11 khách hàng doanh nghiệp và 33 khách hàng cá nhân, khiến số nợ mất vốn tăng lên 85,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, với việc thực hiện khá tốt công tác quản trị rui rỏ tín dụng, khối lượng nợ mất vốn năm 2013 đã giảm xuống dưới 1% dư nợ trung bình trong năm, còn 34,8 tỷ đồng. Năm 2013, Chi nhánh thực hiện xử lý nợ với 8 doanh nghiệp và 13 khách hàng cá nhân. Tóm lại, có thể đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh đến cuối năm 2013 là khá tốt với các chỉ số thể hiện mức độ rủi ro tín dụng.