Kiến nghị UBND Tỉnh

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên (Trang 92 - 95)

- Về kế hoạch vốn đầu tư

Thực hiện quản lý chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN, bố trí vốn cho các dự án và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNNvà trái phiếu Chính phủ theo chỉ đạo

của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị: số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ; số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án bảo đảm theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt. Chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.

Kế hoạch vốn đầu tư hằng năm phải phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng mức đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

Thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt và cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù họp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn. Việc bố trí vốn phải đảm bảo dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm.

Hạn chế tối đa việc khởi công mới các dự án; chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách với các điều kiện, dự án khởi công mới phải có quyết định phê duyệt dự án trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Phải khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải trong phân bổ vốn, phải ưu tiên cho công tác chuẩn bị đầu tư, chỉ đạo xử lý kịp thời các vướng mắc, tôn trọng nghiệp vụ chuyên môn của các ngành, phát huy vai trò các ngành trong quản lý kế hoạch và quy

hoạch. Hạn chế chuyển vốn không thực hiện sang năm sau một cách tràn lan.

- Điều chỉnh nội dung về xác định chủ đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình:

Các dự án hiện nay chủ đầu tư dự án là đơn vị quản lý, sử dụng công trình, dự án đó. Tuy nhiên một số đơn vị quản lý, sử dụng công trình hiện nay không đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư thường giao cho các đơn vị tư vấn do vậy cần điều chỉnh lại : Đối với dự án sử dụng vốn NSNN và vốn ngoài NSNN, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng; người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư.

Thành lập Ban quản lý dự án ODA trực thuộc UBND tỉnh, trên cơ sở hợp nhất các Ban quản lý dự án ODA hiện có, nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong quản lý dự án ODA.

UBND tỉnh cân rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện của các Ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh, xây dựng phương án thành lập các Ban quản lý dự án theo mô hình Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, với nguyên tắc dựa trên tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất hiện có của các Ban quản lý dự án; bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ, tăng cường năng lực, hiệu quả của công tác quản lý dự án trên địa bàn tỉnh.

- Về ứng dụng tin học:

Cần xây dựng hệ thống thông tin phối hợp quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng NSĐP giữa các ban ngành của tỉnh và các huyện, thành phố, nhằm kết nối thông tin giữa Kho bạc, Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, Phòng Tài chính để quản lý thanh toán vốn đầu tư của tỉnh, nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời và chính xác các yêu cầu về số liệu của từng dự án theo chỉ tiêu kinh tế cho UBND tỉnh, cũng như các sở ngành, góp phần công khai minh bạch và cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w