Kiến nghị với Chính phủ:
Sớm ban hành các Nghị định liên quan đến Luật đấu thầu, Luật xây dựng và Luật đầu tư công. Các Nghị định phải thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước để kiểm soát chặt chẽ các nguồn lực của Nhà nước, khắc phục tư tưởng “Nhà nước hóa” cũng như tư tưởng “thị trường hóa” một cách thái quá trong quản lý đầu tư xây dựng, nhằm nâng cao chất lương công trình, chống thất thoát, tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Các quy định phải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật, giữa các Nghị định với nhau và với các quy định tại các Luật, Nghị định có liên quan đến đầu tư xây dựng. Các quy định đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trong thực tế; vừa đảm bảo thực hiện thống nhất, thông suốt, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư, nhưng vẫn đạt được mục tiêu quản lý, kiểm soát chặt chẽ về quy hoạch xây dựng, chất lượng công trình, chi phí xây dựng, hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường…, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; việc phân công, phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa người quyết định đầu tư với chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, các quy định phải sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trong đầu tư xây dựng, thúc đẩy thị trường xây dựng Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Kiến nghị Bộ Tài chính:
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số văn bản cho phù hợp với tình hình mới, ví dụ như:
Nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ Thông tư số 86/2011/TT- BTC ngày 17/06/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN để phù hợp với các quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; cần quy định rõ mức vốn tạm ứng, đối tượng tạm ứng, tỉ lệ thu hồi trong các lần thanh toán.
Đề nghị BTC sớm sửa đổi, bổ sung và gộp các Thông tư 86/2011/TT- BTC ngày 17/06/2011 (Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước) và Thông tư số 231/2012/TT- BTC ngày 28/12/2012 quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thành một thông tư, vì tính chất kiểm soát dự án bằng nguồn vốn đầu tư và dự án bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ không khác biệt.
Bộ Tài chính xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phạm vi, phương pháp, nội dung quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN, bao gồm Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật để Kho bạc Nhà nước có cơ sở hoàn thiện quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
Đổi mới công tác thông tin báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB theo hướng đơn giản chỉ tiêu, giảm bớt mẫu biểu và số lần báo cáo, thực hiện báo cáo định kỳ theo quý (hiện nay đang quy định báo cáo định kỳ hàng tháng). Thực hiện tin học hoá công tác báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB để phục vụ kịp thời cho sự chỉ đạo, điều hành ngân sách của lãnh đạo các cấp và các cơ quan chuyên môn (hiện nay công tác báo cáo chủ yếu thực hiện bằng thủ công).
của dự án đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN để chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quản lý vốn đầu tư xây dựng của các cấp, các ngành và Kho bạc Nhà nước.