Quá trình hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước Hưng Yên

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên (Trang 35 - 37)

Cùng với sự kiện chia tách tỉnh Hải Hưng, tái lập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 06/01/1996, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 1143TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1997.

Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm: 9 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh.

Bảng 2.1: Kết quả thu chi NSNN qua KBNN Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu NSNN 4.598 6.057 7.226

Chi NSNN 7.512 8.254 8.915

(Nguồn số liệu: Phòng Tổng hợp - KBNN Hưng Yên)

Doanh số hoạt động ngày càng tăng: năm 2014 là 138.969 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2013, doanh số hoạt động giai đoạn 2012-2014 là 402.543 tỷ đồng. Là cơ quan quản lý quỹ NSNN, hiện nay KBNN Hưng Yên có quan hệ với 829 đơn vị giao dịch, mở 4.145 tài khoản thanh toán tại Kho bạc tỉnh và huyện.

Qua 18 năm xây dựng và phát triển, KBNN Hưng Yên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong hệ thống bộ máy quản lý tài chính nhà nước là công cụ quan trọng, quản lý quỹ NSNN các cấp, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba giai đoạn 1997-2004; Huân chương lao động hạng Nhì giai đoạn 2004-2009, Cờ thi đua của Chính phủ năm 2011, Cờ thi đua của UBND tỉnh năm 2012, Cờ thi đua của Bộ Tài chính năm 2014 cùng nhiều phần thưởng cao quý khác tặng cho tập thể và

cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản nhà nước giao cho quản lý. Với mục tiêu lâu dài của toàn hệ thống là “Duy trì ổn định, hoàn thiện chức năng, hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực”, KBNN Hưng Yên đang tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn thách thức để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN với hiệu quả cao nhất.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước.

Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN, theo đó Ban Thanh toán vốn đầu tư được đổi tên thành Vụ Kiểm soát chi NSNN. Vụ Kiểm soát chi NSNN có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng giúp việc cùng các chuyên viên của Vụ làm chức năng tham mưu toàn diện cho Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng.

Hệ thống KBNN có bộ máy kiểm soát chi NSNN được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN và tổ chức hoạt động của KBNN, việc quản lý kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN được thực hiện như sau:

- KBNN thống nhất quản lý quỹ NSTW trong toàn hệ thống KBNN. KBNN Trung ương trực tiếp kiểm soát, chi trả một số khoản chi thuộc NSTW phát sinh tại Sở Giao dịch KBNN; tổng hợp, kiểm tra và giám sát tình hình kiểm soát chi tại các Kho bạc cấp dưới.

- KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát, chi trả các khoản chi của ngân sách tỉnh và các khoản chi của NSTW theo ủy quyền hoặc các nhiệm vụ chi do KBNN thông báo, tổng hợp và kiểm tra công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN của các KBNN huyện trực thuộc.

KBNN huyện thực hiện kiểm soát, chi trả cho các khoản chi thuộc NS huyện, xã và các khoản chi của NSTW, NS tỉnh theo ủy quyền.

Cả hệ thống, từ TW đến tỉnh, huyện đều thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB. Phòng Kiểm soát chi NSNN tại KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB các dự án do Trung ương quản lý và dự án do tỉnh quản lý; bộ phận kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN huyện kiểm soát chi đầu tư các dự án do huyện, xã quản lý và một số dự án do KBNN tỉnh phân cấp. Theo cơ cấu tổ chức này, việc tổ chức kiểm soát chi đầu tư XDCB được thuận lợi, nhanh gọn và về cơ bản đã đảm bảo nguyên tắc là dự án, công trình phát sinh ở đâu thanh toán ở đó (trừ những dự án thực hiện trên nhiều tỉnh, việc kiểm soát thanh toán được thực hiện tại KBNN do Sở Giao dịch thực hiện).

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên (Trang 35 - 37)