3.2.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong quá trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác kiểm tra và tự kiểm tra tại KBNN Hưng Yên là khâu quan trọng trong kiểm soát chi đầu tư XDCB từ đó giúp chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện.
Yêu cầu của công tác kiểm tra:
- Kiểm tra việc chấp hành đúng chính sách chế độ hiện hành về quá trình đầu tư và xây dựng của các đơn vị.
- Kiểm tra hồ sơ thanh toán xem xét quá trình thanh toán có đảm bảo theo đúng qui trình , thanh toán có đúng các điều khoản quy định của hợp đồng.
- Phải đảm bảo đúng thời gian quy định không gây ách tắc trong quá trình thanh toán, không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và không gây phiền hà cho đơn vị kiểm tra.
Phạm vi kiểm tra:
Từ những quy định hiện hành và căn cứ vào chức năng nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước, cần tăng cường thực hiện kiểm soát trên cơ sở hồ sơ thanh toán, áp dụng đối với các nguồn vốn NSNN do KBNN kiểm soát thanh toán bao gồm:
- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, các dự án ODA, trái phiếu Chính phủ.
- Các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, vốn sự nghiệp kinh tế. - Các dự án thuộc nguồn vốn khác.
Nội dung kiểm tra:
+ Đối với hồ sơ pháp lý: tất cả hồ sơ của dự án bao gồm hồ sơ ban đầu, hồ sơ thanh toán đều phải được kiểm tra về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ.
Kiểm tra hồ sơ mở tài khoản:
Thẩm quyền phê duyệt các văn bản pháp lý của dự án: Xem xét thẩm quyền quyết định đầu tư của từng loại vốn đầu tư đối với từng đối tượng để đối chiếu với quyết định đầu tư của từng dự án, qua đó phát hiện các trường hợp phê duyệt sai thẩm quyền. Kiểm tra trình tự thời gian ban hành văn bản: Đối chiếu với thời gian ban hành văn bản quyết định đầu tư, duyệt dự toán, thời điểm ký kết hợp đồng thi công xây lắp, thời gian khởi công, nghiệm thu, kết thúc…để xem xét các trường hợp không chấp hành trình tự, thủ tục về thời gian hoặc có sự mâu thuẫn về trình tự thời gian: Ví dụ: Ký kết hợp đồng khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; thi công khi chưa có dự toán thiết kế được duyệt; nghiệm thu thanh toán trước khi có khối lượng hoàn thành…
Kiểm tra trong khi tạm ứng, thanh toán:
Kiểm tra mức vốn tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng có đúng qui định của hợp đồng. Đối chiếu khối lượng đề nghị thanh toán với số tiền thanh toán với hợp đồng, để phát hiện trường hợp thanh toán không đúng theo qui định của hợp đồng như, khối lượng hoàn thành cao hơn qui định, khi thanh toán khối lượng hoàn thành không giảm trừ tạm ứng, thanh toán vượt khối lượng thanh toán hoàn thành của hợp đồng, đơn giá thanh toán với đơn giá trúng thầu để xác định việc thanh toán sai đơn giá. Đối chiếu đơn giá thanh toán với đơn giá dự toán được duyệt, (đối với chỉ định thầu) để phát hiện thanh toán không đúng đơn giá. Kiểm tra từng lần thanh toán: bao gồm các khoản thanh toán theo dự toán, theo hợp đồng khoán gọn, theo hợp đồng có điều chỉnh giá, nội dung kiểm tra là phải đối chiếu khối lượng đề nghị thanh toán với khối lượng có trọng dự toán được duyệt. Về giá chỉ thanh toán trong phạm vi giá trúng thầu hoặc dự toán được duyệt. Đơn giá phải phù hợp với đơn giá dự thầu hoặc đơn giá trong dự toán đã được duyệt. Kiểm tra việc thanh toán đối với hợp đồng có điều chỉnh giá: kiểm tra các hợp đồng có là đối tượng được điều chỉnh
giá theo quy định, công thức điều chỉnh giá. Theo dõi nắm chắc tình hình thực hiện khối lượng từng thời điểm để xem xét chế độ dự án được hưởng trong từng thời điểm cho phù hợp. Kiểm tra việc thanh toán đối với hợp đồng khoán gọn: kiểm tra khối lượng nghiệm thu theo khối lượng và đơn giá trúng thầu hoặc được giao khoán gọn.
Qua công tác kiểm tra đã giúp cho công chức trực tiếp làm nghiệp vụ thấy được những tồn tại, sai sót của mình và chủ động khắc phục kịp thời những sai sót ngay trong quá trình thực hiện, với việc duy trì công tác tự kiểm tra thường xuyên đã tạo được ý thức cho các bộ chú trọng hơn tới việc chấp hành chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ, từ đó góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ của mỗi công chức, công chức. Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra nhằm từng bước triển khai hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành KBNN theo lộ trình, xây dựng mô hình tổ chức thanh tra chuyên ngành từ đó có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên cho công chức làm công tác thanh tra trong hệ thống KBNN để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cả ở các đơn vị sử dụng ngân sách và các đơn vị KBNN trong tỉnh.
3.2.2.2. Tăng cường công tác Kiểm soát tạm ứng vốn và thu hồi tạm ứng
Tạm ứng với quy định tại chỉ thị 1792/TTg như vậy từng gói thầu mỗi hợp đồng trong dự án thì mức tạm ứng bao nhiêu là do chủ đầu tư chịu trách nhiệm xác định miễn sao cả dự án tổng mức tạm ứng trong năm không vượt quá 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án và mỗi gói thầu không vượt quá 50% giá trị hợp đồng, nên trong thực tế có tình trạng có hợp đồng chủ đầu tư cho nhà thầu tạm ứng vốn từ 30% đến 50%, có hợp đồng từ 10% đến 20%, thậm chí có hợp đồng không được tạm ứng. Do vậy việc tạm ứng theo tỷ lệ hoặc tỷ lệ tối đa, cùng với mức tạm ứng bao nhiêu là do chủ đầu tư chịu trách nhiệm xác định thì hiển nhiên các nhà thầu phải phụ thuộc vào “quyền ban phát” của chủ đầu tư, từ đây hiện tượng tiêu cực không lành mạnh, bình đẳng quan hệ hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu là điều có thể xảy ra vấn đề cần đặt ra là:
Một là, cần quy định là chủ đầu tư có trách nhiệm phải công khai, minh bạch về mức tạm ứng cụ thể đối với từng hợp đồng cho tất cả các nhà thầu tham gia cùng dự án biết có thể quy định luôn tỷ lệ tạm ứng.
Hai là, về thu hồi tạm ứng nên quy định các lần thu hồi tạm ứng theo công thức. Số thu hồi tạm ứng từng lần khi thanh toán = Giá trị khối lượng hoàn thành x tỷ lệ thu hồi tạm ứng từng lần.
Trong đó: tỷ lệ thu hồi vốn tạm ứng từng lần (%) = Số vốn tạm ứng / 80% giá trị hợp đồng x 100%.
Với công thức trên khi giá trị thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng thì hiển nhiên sẽ thu hồi hết 100% số dư tạm ứng của hợp đồng đó. Thời gian qua rất nhiều chủ đầu tư khi ký hợp đồng đã sử dụng công thức này tạo sự công bằng giữa các nhà thầu và có tác dụng tích cực trong công tác thu hồi tạm ứng. Quá hạn hoàn thành (ghi trong hợp đồng) mà không hoàn thành thì phải bổ sung hợp đồng và kiểm tra lại số dư tạm ứng để đôn đốc thu hồi số đã tạm ứng cho dự án, nếu không có hợp đồng bổ sung, cũng không có khối lượng để hoàn thành thì KBNN phải có công văn nhắc nhở đôn đốc hàng tháng. Sau 3 lần (3 tháng) thì chủ đầu tư và KBNN có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo.
Ba là, quy định một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu. Theo tác giả nên bỏ quy định này. Vì khi xem xét năng lực nhà thầu, chủ đầu tư phải xem xét kỹ điều kiện về tài chính, biện pháp và giải pháp thi công, khả năng huy động vật tư máy móc thiết bị phải phù hợp với khả năng tài chính của nhà thầu. Do đó nếu có dự trữ vật tư thì nhà thầu phải tính toán phù hợp để đảm bảo thi công gói thầu. Quy định một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa không rõ ràng dễ dẫn đến tiêu cực khi cho tạm ứng vốn.
3.2.2.3. Chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng
Tồn tại hiện nay là dư tạm ứng quá lớn, tình hình triển khai chi trả cho đối tượng gặp khó khăn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của chủ đầu tư không cao, quy định về nội dung quản lý còn thiếu. Hướng bổ sung hoàn thiện như sau:
Bỏ quy định đối với công việc bồi thường, hỗ trợ, sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng. Vì quy định thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng thì phải thu hồi tạm ứng, nhưng vướng mắc ở đây không thu hồi tạm ứng tiền đền bù được là do người dân không chịu nhận, do đó không thể chi trả được, làm cho tạm ứng kéo dài nhiều năm tồn đọng tiền tại tài khoản của tổ chức đền bù gây lãng phí vốn của Nhà nước.
Cần quy định lại cụ thể thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng trong một phương án bồi dưỡng hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Phải yêu cầu thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ này. Trường hợp không hoàn ứng được phải có đơn gia hạn thời gian hoàn ứng, tạm ứng kỳ thứ 3 phải hoàn ứng dứt điểm kỳ thứ nhất. Nếu quá thời hạn quy định phải nộp ngân sách, nếu trong khi thực hiện dự án mà các hộ dân được đền bù chịu nhận tiền nhưng dự án đã thanh toán hết kế hoạch vốn thì cấp thẩm quyền phải biện pháp kịp thời đảm bảo nguồn vốn để thanh toán (ví dụ: như ứng trước kế hoạch vốn). Quy định chế tài trong thu hồi tạm ứng cần cụ thể mức phạt đối với các chủ đầu tư chậm thu hồi.
3.2.2.4. Kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Cam kết chi được hiểu là “Đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao, đã tạo ra cho đơn vị mình một nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ nợ đó được trang trải bởi một khoản dành sẵn từ dự toán NSNN hàng năm”.
Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các quyết định chi tiêu của ĐVSDNS nhằm:
(1) Đảm bảo các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán NSNN hằng năm được duyệt và tuân thủ các quy định của Nhà nước;
(2) KBNN hạch toán giữ lại một khoản dự toán tương ứng để đảm bảo chi trả khi đã đủ điều kiện thanh toán.
Với vai trò là khâu kiểm soát trước khi thực hiện hợp đồng và thanh toán cam kết, kiểm soát cam kết chi sẽ thực sự phát huy hiệu quả, ngăn chặn đáng kể
tình trạng nợ đọng vốn dai dẳng trong nền kinh tế như thời trước đây, do đó thực hiện CKC là một trong số các nội dung cải cách mạnh mẽ, tiếp cận và đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, giúp Chính phủ từng bước thực hiện các mục tiêu đã nêu trên.
Cần tích hợp quy trình kiểm soát CKC và quy trình kiểm soát chi đầu tư. Đó là việc tập hợp các quy trình hiện tại gồm quy trình Kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi NSNN tại KBNN đối với chi thường xuyên và chi đầu tư; sắp xếp đồng bộ các quy trình KSC và kiểm soát cam kết chi theo hướng thống nhất đối tượng và phạm vi kiểm soát, việc thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN trở thành một yêu cầu thực tiễn và cần thiết, là một khâu kiểm soát quan trọng trong chu trình quản lý chi NSNN, giúp hỗ trợ, nâng cao chất lượng của công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN góp phần chấn chỉnh kỷ luật tài khóa. Kiểm soát CKC là một trong những khâu nhằm hướng tới hình thành một quy trình kiểm soát thanh toán chặt chẽ, an toàn, hiệu quả, tiến tới xây dựng Kho bạc điện tử hiện đại, ngang tầm khu vực và quốc tế.