Nguyên tắc tái cấu trúc mô hình giờ đọc hiểu văn bản văn học

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tự kiến tạo tri thức cho học sinh trung học cơ sở trong dạy đọc hiểu văn bản văn học (Trang 80 - 86)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Nguyên tắc tái cấu trúc mô hình giờ đọc hiểu văn bản văn học

2.3.2.1. Đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu cần đạt của bài học, giờ học

Đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu cần đạt của bài học, giờ học là thành tố rất quan trọng trong quá trình dạy học .Trong dạy học nói chung và dạy đọc - hiểu văn bản nói riêng, nếu không đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu bài học thì chắc chắn một điều là nội dung bài học sẽ không được truyền đạt đầy đủ, kết

quả giờ học mang lại không như mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Một hệ mục tiêu được đặt ra đầy đủ cả về mặt nhận thức, kỹ năng, thái độ sẽ hướng toàn bộ quá trình dạy học đạt tới một hiệu quả dạy và học tốt nhất. Do vậy, người giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tố mục tiêu cần đạt của bài học, giờ học đã đặt ra.

2.3.2.2. Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo

Để có được một giờ lên lớp thành công, GV phải chuẩn bị giáo án chu đáo, với sự hình dung rõ ràng về đích đi đến, lượng kiến thức phải được chuyển giao, phương tiện dạy học sẽ được sử dụng, các hành động học sẽ được tổ chức… Giáo án không thể thiếu nhưng việc bám quá sát giáo án vẫn chưa đảm bảo cho GV có được một giờ lên lớp gây hứng thú. Một giờ học không nuôi tham vọng giải quyết hết mọi vấn đề của bài học mà chỉ xoáy vào một vấn đề thiết yếu nào đó đã được cả GV và HS “thỏa thuận”. Thông thường, người dạy hay lo lắng nói không đủ bài hay “đi” không hết các mục đã định sẵn. Chính vì vậy, giờ học dễ diễn ra bài bản nhưng nhợt nhạt, cái gì cũng có nhưng không có cái gì thú vị, sâu sắc có thể đọng lại. Theo chúng tôi, việc phân bố thời gian để thực hiện các hành động dạy học phải mang tính co giãn linh hoạt để đảm bảo không làm giảm niềm hưng phấn của HS. Có nhiều vấn đề của bài học phải gác lại vì sự bó buộc của thời gian một tiết học. Những vấn đề đó sẽ được HS tiếp tục tìm hiểu, giải quyết, một khi họ đã nắm được thao tác tìm và giải quyết vấn đề. Dạy học hướng về năng lực của người học cho phép điều này. Kết quả đáng quan tâm dĩ nhiên không phải là bài ghi đầy đủ trong vở, nhưng cũng không phải là số lượng tri thức cụ thể đã được đưa đến hay chuyển giao cho HS. Điều then chốt ở đây là qua một giờ học, HS đã được rèn luyện như thế nào về cách làm việc, đã học được cách thể hiện ý kiến, quan điểm của mình ra sao.

Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo là một trong những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc tái cấu trúc mô hình giờ đọc - hiểu văn bản. Bởi lẽ, cơ trí giáo

dục là chỉ tính mẫn cảm của GV đối với hoạt động của HS thông qua việc phản ứng nhanh, giải quyết xác đáng, kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình dạy học. Điều này thể hiện một khả năng quan trọng của người GV trong việc giảng dạy. Khả năng này thể hiện ở chỗ GV có thể hướng dẫn theo đà phát triển, dẫn dắt những hành vi không có lợi cho việc học trên lớp đến chỗ có ích cho học tập. Điều này đòi hỏi GV phải giải quyết đúng mức những vấn đề phát sinh ngoài dự đoán ở trên lớp, dựa vào tình hình thực tế mà vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học phù hợp. Thực tế trong dạy học nói chung và dạy đọc - hiểu văn bản nói riêng, chúng ta không thể nói được phương pháp nào là tối ưu. Nhưng để phát huy hiệu quả tối đa của các phương pháp dạy học đó thì người dạy cần phải biết kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau. Các biện pháp này phải được kết hợp một cách linh hoạt chứ không có phân tách rời rạc trong quá trình dạy đọc - hiểu. Để làm được điều đó, GV phải có sự vận dụng linh hoạt, mềm dẻo thì mới có thể mang lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, người dạy phải có phông kiến thức phong phú, kỹ năng, kỹ xảo thành thạo để có thể tạo ra sức hút đối với người học. Kỹ năng biến hóa, kết hợp của người dạy phải làm sao để người học không có thời gian rỗi để chú ý đến các vấn đề khác nữa. Vậy thì người GV phải nắm bắt được tâm lý HS, biết vận dụng một cách linh hoạt và tổng hợp các phương pháp, kỹ xảo dạy học để sắp xếp nội dung bài học. Để được như vậy thì GV phải chuẩn bị thật kỹ bài giảng của mình để đảm bảo HS tiếp thu bài học từ đầu đến cuối của quá trình học tập nội dung mới với trạng thái tinh thần tốt nhất, tiết học mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, việc biên soạn và thiết kế giáo án dạy học trên lớp phải được tính toán cụ thể phù hợp với từng đối tượng HS thì việc dạy đọc - hiểu mới được tiến hành thuận lợi. Bởi lẽ, không phải cứ chuẩn bị tốt thì khi lên lớp nhất định sẽ sử dụng được như bài soạn giảng đã lên kế hoạch, mà phải căn cứ vào tình hình phát sinh trên lớp mà người GV có sự ứng biến mềm dẻo, linh hoạt để tiết dạy

có hiệu quả cao nhất. Điều này đề ra cho GV những yêu cầu ngày càng cao. Nếu GV không cố gắng bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, tự xây dựng kinh nghiệm cho chính bản thân mình thì dù thế nào cũng không thể tổ chức tiết học tốt được. Để thực hiện tốt điều này, trong quá trình soạn giảng, đòi hỏi GV cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, phải xác định đúng mục tiêu, trọng tâm bài học. Trên cơ sở đó, phải làm nổi bật nội dung bài học mới, bỏ đi những nội dung, kiến thức không liên quan gì đến nội dung bài học mới, chọn đúng trọng điểm, điểm khó của nội dung bài học để khắc sâu kiến thức.

Hai là, GV phải chú trọng xây dựng các biện pháp dạy học hiệu quả, chú trọng nghệ thuật dạy học, đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo trong tiết dạy.

Trước hết, GV phải chuẩn bị bài giảng cẩn thận, chu đáo. Đây là mấu chốt của việc soạn bài tốt, bởi đề cương là căn cứ để dạy học. Nó nêu ra những yêu cầu cụ thể trong việc dạy đọc - hiểu văn bản tại lớp. GV có dự kiến sẵn về tình hình học sinh ở những lớp mình dạy thì tiết dạy sẽ trôi chảy, trót lọt, thuận lợi mọi bề.

Khi dạy văn bản Ca Huế trên sông Hương, để tiết học thêm phong phú, sinh động, GV chuẩn bị các clip về Ca Huế, cũng như các nhạc cụ đặc trưng của ca Huế như: đàn tranh, đàn tì bà, nhị, đàn tam, bầu, sáo… Nhưng khi GV hỏi HS có biết ca Huế không? Thì lớp học đã xảy ra một tình huống hết sức bất ngờ, đó là nhiều HS thích và biết một số điệu ca Huế như: các điệu hò, các điệu lí… Thế là, thay vì cho các em nghe minh họa ca Huế từ clip, GV chuyển sang phần thi ca Huế giữa các nhóm để lựa chọn giọng ca hay nhất mà GV gọi đó là cuộc thi “Tìm kiếm Idol của Lý Thường Kiệt”.

Qua đó, chúng tôi nhận thấy, những phát sinh như trên là điều hoàn toàn và có thể xảy ra trong hoạt động đọc - hiểu văn bản. Điều cốt yếu quan trọng là GV phải biết xử lý tình huống, linh hoạt trong việc hướng những điều

phát sinh cùng đi đến mục tiêu là nhằm kiến tạo những tri thức mới trong giờ đọc - hiểu văn bản mà thôi.

Tính linh hoạt, mềm dẻo còn được thể hiện cụ thể thông qua hệ thống câu hỏi của bài đọc - hiểu văn bản. Cũng với hệ thống câu hỏi ấy, nhưng ở lớp học này, HS phát hiện và trả lời một cách trôi chảy, đúng trọng tâm; nhưng ở lớp học khác HS lại lung túng, khó khăn trong việc tìm đáp án. Lúc này đây, vận dụng tính linh hoạt, mềm dẻo của GV là quan trọng hơn bao giờ hết. Do trình độ HS khác nhau, trình độ HS ở mỗi lớp lại càng khác nhau, nên GV phải biết linh hoạt trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi. Có thể “chẻ nhỏ” câu hỏi ra, gọi nhiều HS cùng tham gia trả lời, trên cơ sở các câu trả lời đó, GV chốt lại những ý đúng nhất. Trước mỗi câu trả lời của HS, GV nên thể hiện sự khuyến khích, đồng tình để động viên các em tích cực tham gia phát biểu, xây dựng bài học, dám nêu những thắc mắc của bản thân để có những hiểu biết mới, những kiến thức mới.

Ví dụ: Khi dạy văn bản Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, để hướng dẫn học sinh lớp 6/1 tìm hiểu hình ảnh về Bác, GV chỉ cần đặt câu hỏi như sau:

(?) Em hãy cho biết hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua những chi tiết nào? Chỉ cần câu hỏi ấy thì HS có thể dễ dàng đưa ra những chi tiết miêu tả hình ảnh Bác như:

- Trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm râm, mái lều tranh xơ xác.

- Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. - Đốt lửa, đi dém chăn cho từng người,từng người một, nhón chân nhẹ nhàng.

Nhưng cũng với câu hỏi ấy, GV lại nêu cụ thể hơn ở lớp 6/2, như sau: (?) Em hãy cho biết hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua những chi tiết nào về: - Thời gian, không gian?

- Cử chỉ? - Lời nói? - Tâm tư?

Vì chỉ khi hỏi như thế, các em mới có thể dễ dàng phát hiện chính xác, đầy đủ các chi tiết theo nội dung yêu cầu của câu hỏi.

Tình huống trong quá trình dạy học trên lớp thường là phức tạp và có nhiều biến đổi. Có lúc có thể xảy ra những chuyện hết sức bất ngờ, hoặc là HS có thể nêu những vấn đề mà GV khó trả lời, hoặc có khi gặp phải những trò chơi khăm của HS cá biệt, hoặc xuất hiện những sự cố có thể cản trở hoạt động dạy học bình thường…Gặp phải những tình huống này, nếu không giải quyết tốt, không những GV rơi vào thế bị động mà tiết học cũng không thể đạt được mục tiêu mà bài học đã đặt ra. Lúc này, đòi hỏi GV phải có một khả năng ứng biến linh hoạt, mềm dẻo để giải quyết tốt sự việc, giúp cho tiết học đi theo đúng định hướng ban đầu đã đề ra.

Nói chung, kế hoạch giờ dạy trên giáo án tĩnh thường mang màu sắc chủ quan, trong khi dạy học đọc - hiểu trên lớp lại ở trạng thái động, do vậy có thể xuất hiện một số hiện tượng không ăn khớp. Vì vậy, GV phải có khả năng ứng biến linh hoạt, mềm dẻo để khi gặp phải những vấn đề bất ngờ diễn ra trên lớp cần kịp thời điều chỉnh các bước dạy, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp để nhịp độ dạy học đọc - hiểu trên lớp luôn được đảm bảo cân đối.

2.3.2.3. Đáp ứng nhu cầu hiểu biết và trình độ hiểu biết hiện tại của học sinh

Giáo án thường được GV soạn trước khi lên lớp một vài ngày, hoặc có khi đơn thuần download từ trên mạng xuống và có sửa sang chút ít gọi là. Với những giáo án kiểu thế này, việc quan tâm xử lý mối quan hệ giữa người dạy với người học cụ thể trong những điều kiện rất cụ thể, rất đặc thù hoàn toàn bị bỏ qua. Cho dù có giáo án “tốt”, GV nhiều khi không thể đoan chắc mình sẽ dạy thành công. Thực tế này đòi hỏi GV phải biết cách sử dụng giáo án một

cách linh hoạt, căn cứ vào những dữ kiện có thật trong giờ học. Điều này cũng có nghĩa là GV có thể cấu trúc lại giờ học cho phù hợp với đặc điểm HS cụ thể lúc đó.

Giờ học nên được bắt đầu không phải theo bài bản định trước mà theo những tình huống mới nảy sinh, theo phản ứng cụ thể (vốn khó lường) của HS trước bài học. Có những điều GV tưởng HS biết rồi, nhưng qua kiểm tra thực tế lại thấy không phải vậy, do đó, phương án dạy học phải được điều chỉnh, nếu không, giờ học sẽ gây ức chế nặng nề cho HS và cả cho GV nữa.

Nhiều khi GV cần biết thay những lời vào bài đã soạn sẵn bằng những câu hỏi thăm dò mức độ chú ý, tâm thế sẵn sàng, sự hiểu biết mang tính “tiên quyết” của HS. Sau khi thu thập tương đối đủ những dữ liệu như thế, GV mới quyết định sẽ chọn phương án dạy nào.

Có những câu hỏi, những vấn đề khá hay được chuẩn bị trước ở nhà, nhưng nếu thấy tình hình thực tế của HS không thuận lợi cho việc nêu và giải quyết chúng, GV phải nhanh chóng, mạnh dạn chuyển hướng, có thể hỏi những câu hỏi và nêu những vấn đề khác. Xuất phát điểm của giờ học rõ ràng phải được xác định căn cứ vào tình hình học tập của học sinh chứ không phải từ những tham số tưởng tượng. Đây là một vấn đề quan trọng cần được nhận thức rõ, nếu GV thực sự muốn đóng vai trò người hướng dẫn HS học tập chứ không phải người thuyết giảng. Sự đồng cảm, chia sẻ giữa GV và HS do vậy sẽ được nhóm lên, đảm bảo cho giờ học đạt được hiệu quả nhất định, dù hiệu quả đó so với yêu cầu chung vẫn còn hơi thấp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tự kiến tạo tri thức cho học sinh trung học cơ sở trong dạy đọc hiểu văn bản văn học (Trang 80 - 86)