Đặc điểm của giáo án hướng về tổ chức hoạt động học

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tự kiến tạo tri thức cho học sinh trung học cơ sở trong dạy đọc hiểu văn bản văn học (Trang 57 - 59)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Đặc điểm của giáo án hướng về tổ chức hoạt động học

Do việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh nên cần quan tâm chú ý đến việc thiết kế các hoạt động của học sinh.

Việc ghi nội dung bài học là rất cần thiết nhưng giờ dạy có đạt hiệu quả, có đi đúng hướng với sự đổi mới phương pháp dạy học hay không phụ thuộc vào việc thiết kế các hoạt động cuả học sinh có tốt hay không? Ngược

lại, việc thiết kế các hoạt động, phải hướng vào những ý cơ bản của nội dung bài học. Nếu trong giờ dạy người giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình quá nhiều sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, biến học sinh thành người bị động, tiếp thu kiến thức một cách thụ động dẫn đến kiểu học vẹt vì không được tư duy trong giờ học. Chính vì vậy, trong phần hoạt động của học sinh, giáo viên cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em như đọc, nhận xét, thảo luận, phân tích, làm các bài tập rèn luyện kỹ năng, đưa các em vào tình huống có vấn đề cần giải quyết, cần tháo gỡ để tự tìm ra kết luận, các câu hỏi nêu ra cần phải phát huy cao độ tính tích cực tự giác của học sinh, buộc học sinh phải tư duy để tìm ra câu trả lời, nếu câu hỏi không vừa sức với các em có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở. Cần chú ý rằng câu hỏi trong phần đọc - hiểu văn bản có sự khác trước. Xuất phát từ việc thay đổi cụm từ Hướng dẫn học bằng Đọc - hiểu văn bản nên câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản cũng phải thay đổi theo. Câu hỏi phải quan tâm đến các yếu tố làm cơ sở khoa học cho việc hiểu tác phẩm chứ không phải là sự cảm nhận chung chung, chủ quan, cảm tính. Như vậy, câu hỏi phải tập trung giúp học sinh tìm ra đúng và phân tích được vai trò của các yếu tố hình thức nghệ thuật (thể loại kiểu văn bản, nhân vật, cốt truyện, câu chữ, chi tiết, hình ảnh, âm hưởng, nhịp điệu và các cách diễn đạt mới lạ, độc đáo…). Biên soạn hệ thống câu hỏi theo tinh thần lấy học sinh làm trung tâm thực chất là đã đề xuất một hệ thống câu hỏi tích hợp cho giờ giảng Văn.

Thiết kế hoạt động của học sinh người giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức suy nghĩ tự tìm ra khái niệm, giáo viên chỉ là người cố vấn cho các em.

Chẳng hạn, khi tìm hiểu sự ra đời và hình dạng của Sọ Dừa giáo viên có thể chuẩn bị những câu hỏi cho các nhóm học sinh như:

- Sọ Dừa thuộc nhân vật nào trong truyện cổ tích?

- Ý nghĩa của kiểu nhân vật như Sọ Dừa trong truyện cổ tích ?

- Giới thiêu Sọ Dừa với những chi tiết kỳ lạ có tác dụng gì cho việc kể truyện?

(Các nhóm học sinh sẽ thảo luận, đại diện phát biểu, giáo viên sơ kết)

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tự kiến tạo tri thức cho học sinh trung học cơ sở trong dạy đọc hiểu văn bản văn học (Trang 57 - 59)