Mô hình giờ đọc hiểu văn bản phổ biến hiện nay

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tự kiến tạo tri thức cho học sinh trung học cơ sở trong dạy đọc hiểu văn bản văn học (Trang 77 - 80)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Mô hình giờ đọc hiểu văn bản phổ biến hiện nay

Từ khi hoạt động đọc - hiểu văn bản văn học được vận dụng trong quá trình dạy học văn, chúng ta thấy có rất nhiều tài liệu giới thiệu mô hình đọc - hiểu văn bản của nhiều tác giả khác nhau. Tuy triển khai việc thiết kế bài học đọc - hiểu theo những mô hình khác nhau nhưng nhìn chung các mô hình đều thống nhất với nhau ở vấn đề, nội dung, giai đoạn cơ bản của qui trình đọc - hiểu văn.

Mô hình giờ đọc hiểu văn bản phổ biến hiện nay :

A. Kiểm tra bài cũ: công việc này cần được thực hiện đầu tiên vì qua kiểm tra bài cũ, giáo viên sẽ có được những thông tin ngược về mức độ hiểu và cảm của học sinh đối với một văn bản cụ thể, từ đó mà điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò cho phù hợp. GV nên yêu cầu HS phải chú ý nghe yêu cầu của GV và nghe bạn trả lời câu hỏi để nhận xét

phần trả lời của bạn đã hoàn chỉnh chưa, có điểm nào mà mình cần sữa chữa hoặc bổ sung. Chính thao tác này sẽ giúp cho HS tăng cường tính tập trung và chủ động để kiểm tra kiến thức, tăng cường khả năng nhận biết và nhận xét vấn đề của học sinh. Hoạt động này thường chiếm khoảng thời gian rất ngắn trong tiết học, và chỉ nên gọi từ một đến hai học sinh là đủ. Những câu hỏi dùng để kiểm tra bài cũ phải được ghi cụ thể trên giáo án bài soạn của giáo viên, và đó phải là những câu hỏi chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình môn học.

B. Mục tiêu cần đạt: xác định các yêu cầu cần đạt về kiến thức, nhận thức…những mục tiêu này giáo viên có thể dựa vào mục kết quả cần đạt để triển khai cụ thể hơn và có thể thêm vào một vài mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.

C. Những phương tiện dạy học thầy - trò cần chuẩn bị: Đó có thể là đồ dùng dạy học, tranh, ảnh, hoặc là các phương tiện, thiết bị dạy học như: máy chiếu…

D. Hoạt động dạy học

Hoạt động 1 - Giới thiệu bài mới: Đây là phần có vai trò rất quan trong, bởi lẽ phần giới thiệu bài sẽ tạo tâm thế, gây kích thích hứng thú ở người học. Một cách giới thiệu bài sinh động, hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh, sẽ tạo tâm thế tốt nhất cho cả quá trình đọc - hiểu văn bản.

Hoạt động 2 - Đọc - Hiểu chú thích: Trong SGK Ngữ Văn THCS hiện nay, trong phần chú thích có đề cập tương đối đầy đủ những nét lớn về tác giả, tác phẩm, thể loại, bố cục…Đây là những tri thức rất quan trọng. Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên tham lam quá trong việc trình bày những kiến thức đã có trong phần này mà chỉ cần nêu những thông tin có ý nghĩa định hướng việc đọc - hiểu và trực tiếp tham gia vào quá trình đọc hiểu văn bản văn học mà thôi.

Việc tiếp nhận các văn bản văn học bao giờ cũng bắt đầu từ việc đọc đúng, cảm thụ đúng tất cả tất cả các đơn vị ngôn từ trong văn bản đó. Đọc và hiểu đúng ngôn từ sẽ làm cơ sở cho hoạt động khám phá để hiểu văn bản ở những cấp độ sâu sắc hơn. Do vậy, giáo viên và học sinh không thể bỏ qua bước này trong quá trình đọc - hiểu văn bản văn học.

Hoạt đông 3 - Đọc - hiểu văn bản: có thể khẳng định rằng trong tất cả các bước của hoạt động dạy học đọc - hiểu văn bản văn học thì đây là bước khó khăn, phức tạp nhất. Nó đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và tài năng sư phạm của giáo viên. Để hoạt động đọc - hiểu của học sinh đạt hiệu quả cao cần phải căn cứ vào từng thể loại mà triển khai quy trình đọc hiểu theo các hướng khác nhau.

Để giải mã văn bản văn học thì trước hết cần có ấn tượng chung về nội dung và hình thức của tác phẩm. Muốn vậy, phải đọc thông suốt toàn tác phẩm, hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, điển tích, các phép tu từ…Đối với thơ, nếu học thuộc lòng thì càng tốt, bởi như thế ấn tượng về âm hưởng, hình ảnh thơ sẽ ăn sâu vào tâm trí, tạo điều kiện để hiểu thơ hơn. Đối với truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc.

Ngoài ra, khi đọc văn bản, cần nắm được cách diễn đạt, nắm bắt mạch xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt là phát hiện ra những mạch ngầm trong văn bản. Bởi thế, phải đọc kĩ thì mới phát hiện ra những đặc sắc, khác thường thú vị ấy.

Thực hiện những yêu cầu trên, học sinh cần phải tiến hành thực hiện một số bước sau:

Bước 1: đọc và gạch chân dưới những từ khó, từ chìa khóa trong văn bản, câu văn then chốt thể hiện nội dung vấn đề, rèn thói quen biết so sánh, suy luận và giải thích tại sao nhà văn chọn từ này mà không dùng từ khác đồng nghĩa, chọn kiểu câu này mà không dùng những kiểu câu khác… Từ đó

giúp các em biết khám phá tài năng của nhà văn trong việc lựa chọn, sáng tạo từ ngữ, câu văn. Qua đó, giúp các em ý thức trong việc lụa chọn từ ngữ, biết cách dùng câu khi hành văn và trong giao tiếp.

Bước 2: nắm bắt logic của văn bản, trong đó có logic về thể loại và logic về ý nghĩa. Nghĩa là đọc và tìm hướng trả lời các câu hỏi: Văn bản thuộc thể loại gì? Viết về nội dung gì?...

Bước 3: đi vào khảo sát ngôn ngữ văn bản, bằng cách xác định những từ ngữ, hoặc hệ thống từ chìa khóa trong văn bản, xác định các biện pháp tu từ và ý nghĩa của việc sử dụng các phép tu từ đó. Bên cạnh đó, giáo viên có thể khuyến khích học sinh đọc và ghi lại những chỗ chưa hiểu, ghi lại những dự đoán và phát hiện của mình để trao đổi với bạn bè và thầy cô.

Bước 4: tổng hợp các hoạt động trên lại để tạo ra những ấn tượng chung về nội dung và hình thức của văn bản văn học.

Các bước này có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà (đối với văn xuôi) hoặc thực hiện tại lớp (đối với thơ và các đoạn trích).

Hoạt động 4 - Ghi nhớ: ghi nhớ là bước củng cố của tiến trình dạy học. Ghi nhớ cần tập trung vào hai hoạt động chính: đó là hướng dẫn học bài và hướng dẫn soạn bài. Hướng dẫn học bài là vừa nhắc lại những kiến thức trọng tâm của văn bản vừa học (bởi những điều GV trình bày có phần mênh mông) vừa hướng dẫn cách học bài. Hướng dẫn soạn bài là gới ý những công việc cần chuẩn bị cho bài học sắp tới.

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực tự kiến tạo tri thức cho học sinh trung học cơ sở trong dạy đọc hiểu văn bản văn học (Trang 77 - 80)