c) Lãi suất tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thường cao hơn các
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu của đề tài được thu thập từ số liệu thứ cấp, liên quan đến tình hình cho vay DNNVV, giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Số liệu được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán tại Eximbank Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, tốc độ tăng giảm ra sao để đưa ra hướng khắc phục. Gồm: phương pháp so sánh tuyệt đối, phương pháp so sánh bằng số tương đối.
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Công thức tính: X = X1 – X0 (2.2) Trong đó:
X: là chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu năm sau so với năm trước. X1:là số liệu năm phân tích.
X0: là số liệu năm gốc.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Trong đó:
X: là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu năm phân tích so với năm gốc. X1:là số liệu năm phân tích.
Công thức tính: X =
X1 – X0
x 100 (2.3)
X0: là số liệu năm gốc.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng a)Hệ số thu nợ (lần) a)Hệ số thu nợ (lần)
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng.
b)Dư nợ so với tổng vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
c)Nợ quá hạn so với tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ =
Nợ quá hạn
x 100 (2.6)
Tổng dư nợ
d)Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tần suất dư nợ bình quân được thu hồi bao nhiêu lần trong một thời kỳ (thường là một năm).
Trong đó:
S0: là dư nợ đầu tháng thứ nhất.
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay
Dư nợ/Vốn huy động = Tổng dư nợ x 100 (2.5) Vốn huy động
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ Dư nợ bình quân trong kỳ
Dư nợ bình quân = S0 + Sn + i=1 n-1 Si (2.8) 2 n (2.4) (2.7)
Sn: là dư nợ cuối tháng thứ n.
Si: là dư nợ cuối tháng thứ nhất đến dư nợ cuối tháng thứ n-1.
e)Hệ số rủi ro tín dụng (%)
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà cả lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi trên các khoản cho vay sẽ không nhận được như khách hàng cam kết.
Hệ số rủi ro tín dụng = Nợ xấu x 100 (2.9) Tổng dư nợ
f)Hệ số dự phòng rủi ro (%)
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng có khả năng thu hồi thấp.
Hệ số dự phòng rủi ro =
Tổng dự phòng
rủi ro tín dụng x 100 (2.10) Dư nợ bình quân
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ EXIMBANK CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành Phố Cần Thơ là một trọng điểm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và của cả nước nói chung. Vì vậy, ngày 28/03/1995, Vietnam Eximbank đã quyết định đặt một chi nhánh mới theo “Giấy chấp thuận mở chi nhánh ở trong nước thuộc NHTM Cổ phần” số 0024/GCT của vụ trưởng vụ các định chế tài chính Đặng Thanh Bình, với tên gọi là NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, gọi tắt là Eximbank – Chi nhánh Cần Thơ. Đây là chi nhánh thứ 3 sau chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Đà Nẵng. Trụ sở giao dịch của Eximbank - Chi nhánh Cần Thơ đặt tại số 08 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ.
Năm 2003, chi nhánh cấp 2 trực thuộc Eximbank Cần Thơ được thành lập với tên gọi là NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - chi nhánh Cái Khế, gọi tắt là Eximbank - Chi nhánh Cái Khế. Đến ngày 30/04/2006 Eximbank chi nhánh Cái Khế đã chính thức hoạt động riêng lẻ với Eximbank chi nhánh Cần Thơ. Ngày 04/12/2009, Eximbank chi nhánh Cái Khế đổi tên thành NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô, gọi tắt là Eximbank - Chi nhánh Tây Đô.
3.1.2 Chức năng
Eximbank Cần Thơ là một ngân hàng chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, thực hiện cung cấp dịch vụ của một ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Eximbank Cần Thơ hoạt động và triển khai các chính sách của Ngân hàng Hội Sở và NHNN.
Eximbank Cần Thơ là một trong những ngân hàng đối ngoại có mối quan hệ với ngân hàng quốc tế. Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện tốt các mức lãi suất cho vay, các tỷ lệ hoa hồng, tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và quy định của NHNN Việt Nam.
3.1.3 Nhiệm vụ
Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, ký quỹ bằng Việt Nam đồng (VND) và ngoại tệ của các cá nhân và tổ chức.
Cho vay nội tệ ngắn trung và dài hạn cho các đối tượng cho vay, cá nhân và doanh nghiệp.
Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối, thanh toán quốc tế, mở L/C, kinh doanh ngoại tệ…
Tài trợ các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu: bảo lãnh cho vay thương mại, chiếc khấu giấy tờ có giá.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại Eximbank Cần Thơ
Cơ cấu tổ chức nhân sự Eximbank Cần Thơ khá gọn và đơn giản gồm có: Ban Giám Đốc và các phòng ban chức năng, tất cả đều chịu sự chủ đạo thống nhất của ban Giám Đốc. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban và quyền hạn, trách nhiệm của Ban Giám Đốc được ban hành theo quy định số 45/EIB – Cần Thơ ngày 01/03/1995 của Tổng Giám Đốc Việt Nam Eximbank.
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
* Ban giám đốc
Gồm các Giám đốc và Phó Giám đốc với nhiệm vụ: - Giám đốc:
+ Đại diện pháp nhân của chi nhánh NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tại Cần Thơ.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 05 PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ NGÂN QUỸ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÓ GIÁM ĐỐC
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh về việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám đốc.
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ của chi nhánh.
+ Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng Giám đốc ủy quyền.
+ Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ trong phạm vi hoạt động của chi nhánh.
+ Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
+ Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
- Phó Giám đốc:
+ Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.
+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
+ Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.
+ Điều hành mọi công tác của chi nhánh lúc Giám đốc vắng mặt và có sự ủy quyền của Giám đốc.
* Phòng hành chính ngân quỹ
- Có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến tổ chức, bố trí và sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban cho phù hợp.
+ Quản lý tiền lương và thực hiện nộp các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên.
+ Bố trí, sắp xếp công tác hậu cần thực hiện việc tuần tra canh gác bảo đảm an toàn cho tài sản của ngân hàng và của khách hàng đến giao dịch.
+ Thực hiện các nhiệm vụ: Thu chi VND và ngoại tệ, công tác tiết kiệm, công tác chuyển ngân và lưu kho.
+ Bố trí lịch công tác cho ngân hàng.
* Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Thực hiện các khoản cho vay, thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp. + Thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C và nhờ thu.
+ Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và vàng với khách hàng doanh nghiệp theo quy định quản lý ngoại hối.
+ Phối hợp phòng ban, Hội sở trong việc xây dựng, đề xuất và thực hiện chiến lược mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ.
* Phòng khách hàng cá nhân
- Tổ chức tiếp thị, trực tiếp giao dịch khách hàng phát triển nguồn vốn huy động khách hàng cá nhân.
- Chịu trách nhiệm đến việc phát hành thẻ, thanh toán thẻ và quản lý hệ thống ATM thuộc chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm liên quan đến mảng tín dụng cá nhân. - Các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và kiều hối.
* Phòng dịch vụ khách hàng
Thực hiện các chức năng: phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ nội địa, tư vấn du học trọn gói, công tác kế toán giao dịch, kế toán tài vụ và kế toán tập trung, thống kê kế hoạch.
* Phòng giao dịch trực thuộc
Có nhiệm vụ huy động vốn cho vay và cầm cố thanh toán theo ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI EXIMBANK CẦN THƠGIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại LN tối đa cho ngân hàng. LN không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt LN cao nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Eximbank Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
3.2.1 Phân tích thu nhập
Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011–2013. Nhìn chung, tổng TN có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm, nguồn TN từ lãi vay luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 88% trong tổng TN của ngân hàng. Nguyên nhân TN từ lãi chiếm tỷ trọng cao trong tổng TN là do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là cho vay, nên nguồn TN của Eximbank Cần Thơ chủ yếu từ các khoản TN từ lãi.
Năm 2012, tổng TN giảm nhẹ, giảm 9,65% so với năm 2011 là do TN từ lãi và TN ngoài lãi cũng giảm trong giai đoạn 2011-2013, bên cạnh đó thì TN từ hoạt động dịch vụ cũng giảm, làm cho tổng TN giảm trong giai đoạn này. Cùng với việc ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống còn 9-10%/năm vào cuối năm 2012, đồng thời giảm trung bình mỗi quý 1%/năm.
Năm 2012 là năm nhiều biến động và thách thức đối với nền kinh tế làm ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bao gồm cả hệ thống ngân hàng vốn đã tiềm ẩn rủi ro, thu lãi cho vay giảm 9,46% và giảm 4,75% vào năm sau đó. Do tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thua lỗ ngày càng nhiều làm cho các doanh nghiệp không còn mạnh dạn đầu tư vào sản phẩm, công nghệ hiện đại, chưa có phương án khả thi làm ảnh hưởng đến công tác cho vay của đơn vị. Eximbank Cần Thơ đã giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với khách hàng vay vốn, dẫn đến nguồn TN từ lãi giảm. Đồng thời, ngân hàng cũng thắt chặt nguồn vốn nhằm giảm thiểu rủi ro. Môi trường kinh doanh khó khăn, thị trường vàng, ngoại hối có nhiều biến động làm cho các nguồn thu ngoài lãi cũng như thu phí dịch vụ, ủy thác, đầu tư cũng giảm trong giai đoạn này.
Qua 3 năm, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá tốt, tuy kết quả hoạt động giảm so với năm trước nhưng đó là tình hình chung của toàn hệ thống. Vì vậy, ngân hàng cần có định hướng và chiến lược đúng đắn nhằm duy trì khách hàng thân thiết và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng góp phần nâng cao TN cho ngân hàng, ổn định tình hình kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Nhìn chung, tổng TN giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014, giảm 53,90% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguồn thu thập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 85% tổng TN. Nguyên nhân tổng TN giảm trong 6 tháng đầu năm 2014 là do TN từ lãi giảm mạnh, trong khi đó TN ngoài lãi cũng có sự giảm mạnh trong khoản mục TN từ hoạt động khác.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 6T 2014/6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng TN 611.421 100 552.449 100 514.213 100 191.810 100 88.422 100 (58.972) (9,65) (38.236) (6,92) (103.388) (53,90) - TN từ lãi 544.012 88,98 492.543 89,16 469.168 91,24 188.941 98,50 86.000 97,26 (51.469) (9,46) (23.375) (4,75) (102.941) (54,48) - TN ngoài lãi 67.409 11,02 59.906 10,84 45.045 8,76 2.869 1,50 2.422 2,74 (7.503) (11,13) (14.861) (24,81) (447) (15,58) Tổng chi phí 495.251 100 450.125 100 446.318 100 183.018 100 93.086 100 (45.126) (9,11) (3.807) (0,85) (89.932) (49,14) - Chi phí từ lãi 382.631 77,26 395.210 87,80 356.965 79,98 159.811 87,32 74.154 79,66 12.579 3,29 (38.245) (9,68) (85.657) (53,60) - Chi phí ngoài lãi 112.620 22,74 54.915 12,20 89.353 20,02 23.207 12,68 18.932 20,34 (57.705) (51,24) 34.438 62,71 (4.275) (18,42) Lợi nhuận 116.170 x 102.324 x 67.895 x 8.792 x (4.664) x (13.846) (11,92) (34.429) (33,65) (13.456) (153,05)
Sau đây là biểu đồ về kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank Cần Thơ, giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
3.2.2 Phân tích chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Trong đó, chi trả lãi chiếm tỷ trọng cao, trên 70% so với tổng chi phí bao gồm các phần như: trả lãi tiền vay, trả lãi tiền gửi. Nhìn chung, tổng chi phí của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân của sự giảm chi phí là do TN năm 2012 giảm dẫn đến một số chi phí của khoản mục cũng giảm như chi các khoản trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi lệ phí giảm. Năm 2012, lãi suất tiền gửi không cao như năm 2011 nên