Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 66)

b) Theo đối tượng cho vay

4.1.3.3 Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dư nợ phản ánh quy mô hoạt động cho vay qua từng kỳ, dư nợ càng cao cho thấy quy mô hoạt động của ngân hàng lớn. Tình hình dư nợ theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 được trình bày qua bảng sau:

Khoản mục

6T 2013 6T 2014 Chênh lệch

6T 2014/6T 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1.291.149 86,91 592.398 79,45 (698.751) (54,12) Trung và dài hạn 194.533 13,09 153.247 20,55 (41.286) (21,22)

Tổng 1.485.682 100 745.645 100 (740.037) (49,81)

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ, 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.7: Dư nợ DNNVV theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

2011 2012 2013

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1.707.483 84,08 1.228.937 83,71 999.077 85,18 (478.546) (28,03) (229.860) (18,70)

Trung và dài hạn 323.236 15,92 239.127 16,29 173.769 14,82 (84.109) (26,02) (65.358) (27,33)

a) Theo thời hạn

Qua bảng 4.7, tình hình dư nợ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011- 2013. Dư nợ ngắn hạn giảm mạnh nhất giai đoạn 2011-2012, giảm 28,03% so với năm 2011. Nguyên nhân một phần do DSCV và DSTN ngắn hạn giảm trong giai đoạn này. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn hạn chế vay vốn ngắn hạn bổ sung vốn lưu động do trước tình hình khó khăn của nền kinh tế. Đồng thời, công tác thu hồi nợ của ngân hàng thắt chặt hơn làm cho dư nợ ngắn hạn giảm.

Dư nợ ngắn hạn giảm khá mạnh ở 6 tháng đầu năm 2014, giảm 54,12% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm khá mạnh này là do trong khi tình trạng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thì không ít doanh nghiệp ổn định có nhu cầu mở rộng sản xuất nhưng lại khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Do các DNNVV thiếu tài sản đảm bảo và lãi suất vẫn còn cao. Đồng thời, công tác thu hồi nợ được chú trọng hơn làm tổng dư nợ giảm xuống khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014.

Dư nợ trung và dài hạn giảm trong giai đoạn 2011-2013, năm 2012 giảm 26,02% so với năm 2011, sang năm 2013 giảm 27,33% so với năm trước. Do cho vay trung và dài hạn độ rủi ro cao nên lãi suất phải cao và ngân hàng cũng rất thận trọng trong việc giải ngân. Mặt khác, doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư khi khả năng mở rộng thị trường, đầu ra sản phẩm còn khó. Mặc dù cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn nhưng ngân hàng cũng cần quan tâm công tác cho vay trung và dài hạn để ổn định dư nợ. Đồng thời, cho vay trung và dài hạn LN cao hơn cho vay ngắn hạn và cũng là cơ sở để giữ chân khách hàng nhằm tạo sự tăng trưởng bền vững.

Tình hình dư nợ trung và dài hạn giảm nhẹ 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể, dư nợ trung và dài hạn giảm 21,22% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do bên cạnh khó khăn về vốn, hàng hóa sản xuất của các doanh nghiệp có sức tiêu thụ giảm, cũng như tiến độ thực hiện một số dự án công nghiệp, xây dựng cũng chính là những nguyên nhân tác động làm giảm dư nợ tại địa bàn.

b) Theo đối tượng cho vay

* Doanh nghiệp quốc doanh

Dư nợ có nhiều biến động tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ doanh nghiệp quốc doanh đạt 571.092 triệu đồng, tăng 221,85% so với năm 2011. Dư nợ tăng đột biến là do đơn vị đã tài trợ cho một

Bảng 4.8: Dư nợ cho vay DNNVV theo đối tượng cho vay tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/6T 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Quốc doanh 177.436 8,73 571.092 38,90 276.109 23,54 761.362 51,25 132.754 17,80 393.656 221,85 (294.983) (51,65) (628.608) (82,56) Ngoài quốc doanh 1.853.283 91,27 896.972 61,10 896.737 76,46 724.320 48,75 612.891 82,20 (956.311) (51,60) (235) (0,03) (111.429) (15,38) - CP và TNHH 1.261.102 x 433.282 x 558.693 x 356.486 x 323.641 x (827.820) (65,64) 125.411 28,94 (32.845) (9,21) - DNTN 544.227 x 428.756 x 271.936 x 336.295 x 258.487 x (185.471) (21,22) (156.820) (36,58) (77.808) (23,14) - Khác 47.954 x 34.934 x 66.108 x 31.539 x 30.763 x (13.020) (27,15) 31.174 89,24 (776) (2,46) Tổng 2.030.719 100 1.468.064 100 1.172.846 100 1.485.682 100 745.645 100 (562.655) (27,71) (295.218) (20,11) (740.037) (49,81)

vài DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực nhiệt điện và lương thực với sự bảo lãnh của Bộ tài chính. Đây là khoản cho vay tương đối an toàn trong tình hình kinh doanh khó khăn. Đến năm 2013, dư nợ giảm 51,65% so với năm 2012 là do tình hình cho vay của ngân hàng thấp và ngân hàng bắt đầu thu hồi nợ trong những năm trước.

Tình hình dư nợ các doanh nghiệp quốc doanh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014, giảm 82,56% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nhiều DNNN vẫn đang lâm nợ, nhất là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước như tập đoàn điện lực, tổng công ty Xăng dầu. Dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2014, giảm 15,38% so với 6 tháng đầu năm 2013. Đặc biệt, dư nợ các DNTN giảm mạnh giảm 23,14% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này một số DNNVV vẫn còn trong tình trạng nợ quá hạn, phương án kinh doanh không khả thi hoặc thiếu tài sản đảm bảo nên không được giải ngân trong khi ngân hàng đang tập trung thu hồi nợ để đảm bảo vòng quay vốn.

* Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tình hình dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao, trên 48% tổng dư nợ và có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2012, dư nợ giảm 51,60% so với năm 2011. Dư nợ ngoài quốc doanh tập trung chủ yếu các công ty CP và TNHH. Bên cạnh khó khăn về vốn, hàng hóa sản xuất của các doanh nghiệp có sức tiêu thụ giảm, cũng chính là nguyên nhân tác động đến mức tăng trưởng dư nợ tại địa bàn. Mặc dù lãi suất thấp nhưng tình hình giải ngân vẫn chậm trong giai đoạn 2012-2013. Mặt khác, không ít các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang trong tình trạng nợ quá hạn hoặc không đảm bảo yêu cầu về tài sản đảm bảo khi đi vay của doanh nghiệp trong khi ngân hàng đang tập trung thu nợ để đảm bảo vòng quay vốn. Chính vì vậy, dẫn đến số lượng khách hàng vay vốn giảm, tình hình dư nợ giảm trong giai đoạn này.

4.1.3.4 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn không một ngân hàng nào có thể tránh được mà chỉ có thể tìm cách giảm đến mức thấp nhất. Nếu nợ quá hạn lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí làm giảm LN. Nợ quá hạn còn phản ánh chất lượng của việc thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Đặc biệt, nợ quá hạn đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính ngân hàng. Bảng số liệu 4.9, thể hiện tình hình nợ quá hạn DNNVV tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn DNNVV tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/6T 2013

Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ cho vay 2.030.719 1.468.064 1.172.846 1.485.682 745.645 (562.655) (27,71) (295.218) (20,11) (740.037) (49,81)

Nợ quá hạn 45.250 41.757 31.648 39.631 21.557 (3.493) (7,72) (10.109) (24,21) (18.074) (45,61)

Qua bảng số liệu 4.9, tình hình nợ quá hạn giảm qua 3 năm. Năm 2013, nợ quá hạn giảm khá nhẹ, giảm 24,21% so với năm 2012. Nguyên nhân do doanh nghiệp đang phần nào bán được hàng và trả được nợ cho ngân hàng. Mặt khác, Eximbank Cần Thơ luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro, làm cho tình hình nợ quá hạn và nợ xấu thấp nhất có thể.

Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn giảm mạnh 6 tháng đầu năm 2014, giảm 45,61% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân một phần do tổng DSCV giảm 44,33%, mặt khác 6 tháng đầu năm 2014, Eximbank Cần Thơ đã từng bước giảm lãi suất, hoặc cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi theo quy định của NHNN. Góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh làm cho tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu được cải thiện đáng kể.

4.1.3.5 Nợ xấu

Thời gian qua, hoạt động của hệ thống NHTM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM, bởi vì nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tình hình nợ xấu tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

a) Theo thời hạn

Qua bảng số liệu 4.10, tình hình nợ xấu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2014. Nợ xấu chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, chiếm 100% so với tổng nợ xấu tại Eximbank Cần Thơ. Nguyên nhân do các khoản cho vay trung và dài hạn thời gian cho vay dài, mặt khác các dự án cho vay trung và dài hạn đầu tư có hiệu quả, một phần chưa đến thời hạn thu hồi. Các khoản cho vay ngắn hạn thời gian trả nợ ngắn, các doanh nghiệp chưa luân chuyển vốn kịp trả nợ cho ngân hàng, vì các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động theo mùa vụ. Về nợ xấu năm 2012 giảm 34,98% so với năm 2011, nguyên nhân do tình hình kinh tế dần hồi phục, doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho nhiều. Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình nợ xấu giảm 41,71% so với 6 tháng đầu năm 2013. Để đạt được kết quả như vậy là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện hơn. Về phía ngân hàng có nhiều nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu cũng như hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng việc giảm nợ xấu sẽ giảm chi phí dự phòng và chi phí khác, góp phần nâng cao LN cho Eximbank Cần Thơ.

Khoản mục

6T 2013 6T 2014 Chênh lệch

6T 2014/6T 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 21.264 100 12.394 100 (8.870) (41,71)

Trung và dài hạn 0 0 0 0 0 0

Tổng 21.264 100 12.394 100 (8.870) (41,71)

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ, 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.10: Nợ xấu DNNVV theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

2011 2012 2013

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 33.925 100 22.057 100 20.930 100 (11.868) (34,98) (1.127) (5,11)

Trung và dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Bảng 4.11: Nợ xấu DNNVV theo đối tượng cho vay tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/6T 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Quốc doanh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ngoài quốc doanh 33.925 100 22.057 100 20.930 100 21.264 100 12.394 100 (11.868) (0,35) (1.127) (0,05) (8.870) (0,42) - CP và TNHH 26.462 78,00 17.204 78,00 15.698 75,00 16.586 78,00 9.295 75,00 (9.257) (0,35) (1.507) (0,09) (7.291) (0,44) - DNTN 7.464 22,00 4.853 22,00 5.233 25,00 4.678 22,00 3.099 25,00 (2.611) (0,35) 380 0,08 (1.579) (0,34) - Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 33.925 100 22.057 100 20.930 100 21.264 100 12.394 100 (11,868) (0,35) (1,127) (0,05) (8.870) (0,42)

b) Theo đối tượng cho vay

Nhìn chung, nợ xấu tại Eximbank Cần Thơ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 100% trong tổng nợ xấu của ngân hàng.

Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì nợ xấu của công ty CP và TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 74% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Ta thấy, tình hình nợ xấu có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu của công ty CP và TNHH giảm nhẹ 0,35% so với năm 2011. Về 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu giảm 0,44% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm nợ xấu này là do tháng 5/2012, Chính phủ ban hành nghị quyết 13 với gói giải pháp trị giá 29.000 tỷ đồng, nhằm giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất. Góp phần giải phóng hàng tồn kho, xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về các DNTN nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao, trên 20% so với tổng nợ xấu của ngân hàng. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu của các DNTN giảm 0,35% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là NHNN ban hành gói giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian này cũng như giúp cho doanh nghiệp giãn thời hạn nộp thuế trong 6 tháng. Chính sách này giúp cho doanh nghiệp phần nào giảm đi khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như việc doanh nghiệp được kéo dài thời gian nộp thuế cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)