III Giải pháp thực hiện đổi mới quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty
3. 1 Tổng hợp các thông tin cần thiết chuẩn bị cho quy trình lập kế
3.1.1 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm:
* Lí do của giải pháp: Công ty chỉ đưa ra một vài thông số cho sự tăng trưởng mà chưa có chiến lược về sản phẩm cụ thể. Hoạt động Marketing vẫn còn kém, chưa có những chiến lược cụ thể cho sự đầu tư của công ty sao cho có hiệu quả và rõ ràng. Trong khi đó, chiến lược là định hướng về mục tiêu cần đạt tới trong tương lai của công ty. Chiến lược về phát triển sản phẩm nói chung được coi như một khung cơ bản cho các kế hoạch tác nghiệp và là căn cứ cho kế hoạch sản xuất. Vì vậy trước hết phải hoàn thiện được công tác xây
dựng chiến lược phát triển sản phẩm thì hướng hợp đồng sản xuất sẽ có nét rõ ràng, thể hiện đúng định hướng phát triển của công ty.
* Cách thức thực hiện:
Củng cố hoạt động của phòng Marketing. Hiện tại, phòng Marketing mới được thành lập, số lượng nhân sự so với công ty còn quá nhỏ, vì vậy mà thiếu người, hoạt động của phòng còn khá đơn giản, chưa thực sự chuyên về công tác thị trường như phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing trong đó có chiến lược về sản phẩm. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là tìm kiếm đơn hàng mới tại những thị trường mới, kiểm tra và báo cáo sản lượng xuất nhập khẩu…Hiện tại, công ty đã có đội ngũ thiết kế mẫu mã hợp với xu hướng thời trang và được đánh giá cao, đây có thể được coi là bước khởi đầu trong hoạt động Marketing cũng như tạo ra điểm nhấn về loại sản phẩm mà May 10 sẽ hướng tới, sẽ đáp ứng nhu cầu như thế nào.
* Công việc cụ thể: Phân tích hoạt động sản xuất của công ty thông qua phân tích SWOT, từ đó đưa ra các phương án chiến lược và chọn cho công ty một chiến lược phù hợp với mục tiêu dài hạn và có tính hiệu quả cùng với nó đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện. Đánh giá SWOT là đánh giá 4 mặt cơ bản sau:
- Điểm mạnh của công ty: công ty nắm trong tay những gì, những công việc nào công ty có thể thực hiện tốt nhất, ưu thế mà công ty có hơn so với các đối thủ của mình, nguồn lực nào mà công ty có thể huy động. Các ưu thế này thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
- Điểm yếu của công ty: công việc nào công ty làm kém nhất, tại sao đối thủ làm được mà công ty lại không làm được hay làm tốt hơn mình, cần phải tránh làm gì, có thể cải thiện được điều gì?
- Cơ hội của công ty: cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường trong nước hay quốc tế, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động sản xuất của công ty, có thể rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế đó có mở ra cơ hội nào không, ngược lại, có thể loại bỏ được điểm yếu của mình hay không?
- Nguy cơ đối với công ty: trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã gặp những trở ngại nào, các đối thủ cạnh tranh đang làm gì để cản trở hoạt động của mình, những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có gây khó khăn cho công ty, có yếu điểm nào đang đe doạ công ty?
Cụ thể hơn cần phân tích các yếu tố:
- Yếu tố bên trong như: hình ảnh công ty, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu…
- Yếu tố bên ngoài như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.
Việc phân tích mô hình SWOT giữ vai trò quyết định trong việc chọn lựa một chiến lược phù hợp với công ty, vì vậy cần đảm bảo chất lượng phân tích và những thông tin có thể thu thập được.
* Điều kiện để thực hiện:
- Cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty và sự nhận thức đúng đắn vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động của công ty.
- Xây dựng được hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.
- Nguồn tài chính đảm bảo
- Sự đồng bộ và phối hợp giữa các phòng ban trong việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin.
Chiến lược phát triển sản phẩm là một căn cứ để khách hàng nhận biết, đưa ra những nhu cầu phù hợp, giúp cho công ty có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.