I – Tình hình hoạt động sản xuất của công ty:
1.1.3 Về công nghệ, thiết bị:
May 10 được coi là một trong những doanh nghiệp may luôn đi đầu về trang thiết bị máy móc cho hoạt động sản xuất. Dựa trên chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường, công tác đầu tư tại công ty đã được triển khai tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả. May 10 rất chú trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng đảm bảo vệ sinh công nghiệp, đạt yêu cầu mỹ quan và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Mặt khác, công ty thường xuyên cải tiến các khâu quản lý, sắp xếp lại các công đoạn sản xuất để phù hợp với những máy móc và thiết bị mới.
Để đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng của khách hàng và tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững, các thiết bị máy móc của công ty chủ yếu được nhập từ các nước có công nghệ phát triển cao như Nhật Bản, Đức, Mỹ… Cùng với đó, trong những năm gần đây, May 10 đã đầu tư một khối lượng vốn khá lớn để xây dựng cơ sở vật chất và trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Công ty đã đầu tư mở rộng và đầu tư mới xuống các địa phương trong cả nước, nhằm tận dụng nguồn lao động dồi dào sẵn có và thực hiện chuyển giao công nghệ.
Bảng số 6: Một số thiết bị chính của công ty
Đơn vị: chiếc
1 Máy may 1 kim JUKI Nhật Bản 2030
2 Máy may 2 kim JUKI Nhật Bản 141
3 Máy vắt sổ Nhật Bản 25
4 Máy vắt gấu Nhật Bản 190
5 Máy đính cúc Nhật Bản 125
6 Máy ép thân trước Nga 23
7 Máy hút chỉ Hàn Quốc 10
8 Máy dập cúc Đức 3
9 Máy ép cổ Thái Lan 23
10 Máy dập MEX Nhật Bản 2
11 Máy ép mex Ý 22
12 Máy khoan dấu Nhật Bản 14
13 Máy cất tay Thái Lan 55
14 Bàn gấp áo Trung Quốc 88
15 Máy là ép Trung Quốc 16
16 Thiết bị khác 813
Tổng cộng 3580
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 1.1.4 - Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu tiên để chuẩn bị cho một quy trình sản xuất, chính vì vậy không những đòi hỏi cung ứng vật liệu đủ và đúng nhu cầu mà cần phải đảm bảo đúng thời gian, đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ. Nguyên liệu chính của ngành may nói chung và của công ty May 10 nói riêng chủ yếu là vải (chiếm tới 95% trong kết cấu của một sản phẩm). Ngoài ra còn các phụ liệu khác như mex, chỉ, nhãn dệt, nhãn cơ số, nhãn sử dụng, cúc, xương cá, nhãn treo, túi PE, ghim… và các bao bì để phục vụ bảo quản hàng hoá như hòm hộp, băng dính.
Mặc dù ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mới trong những năm qua nhưng nguồn nguyên liệu trong nước vẫn không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thực hiện gia công hàng xuất khẩu (nhận nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp) hoặc kinh doanh hàng xuất khẩu FOB (phải nhập khẩu nguyên phụ liệu ở nước
ngoài). Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, May 10 phải tuỳ theo từng đơn hàng để lựa chọn nhà cung cấp trong nước hay nước ngoài. Tuy nhiên, tỉ trọng nguyên phụ liệu nội địa trong tổng trị giá nguyên phụ liệu mà công ty sử dụng còn rất nhỏ.
Bảng số 7: Trị giá nguyên phụ liệu trong sản phẩm xuất khẩu
Chỉ tiêu ĐV tính TH
2005
Ước 2006 KH 2007
Tổng trị giá NPL Tr. đồng 760.000 894.906 940.000
Trị giá NPL nội địa Tr. đồng 34.000 43.292 45.000
Tỷ lệ giá trị NPL nội địa trên tổng giá
trị % 4,47 4,84 4,79
(nguồn: Phòng kế hoạch)
Theo bảng số liệu, ta có thể thấy May 10 phải nhập một khối lượng lớn nguyên phụ liệu. Các nhà cung cấp chính cho May 10 là: Wendler Interlining H.K.ltd (Hồng Kông); Erauan textile co.,ltd; Thai textile industry public co.ltd (Thái Lan); P.T gistex nisshinbo Indonesia;…Mặc dù việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài có chất lượng đảm bảo, tạo niềm tin nơi khách hàng, tuy nhiên, chi phí vận chuyển cũng như giá thành cũng là một trở ngại không nhỏ. Chính vì vậy, hiện nay May 10 đang tự tìm kiếm, khai thác các nhà cung ứng nội địa tiềm năng, xây dựng cho mình một dây chuyền sản xuất nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, cùng với đó là May 10 phải chấp nhận rủi ro lớn khi đầu tư một khoản tiền lớn cho việc tự cung ứng này, trong khi đó chất lượng vải của Việt Nam chưa đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.
1.1.5 - Về thị trường tiêu thụ:
Phân chia thị trường với 2 tiêu chí:
+ Theo đối tượng sử dụng sản phẩm: Công ty phân chia thị trường theo tiêu chí “mức thu nhập” với các tuyến sản phẩm khác nhau. Từ những sản phẩm
cao cấp và sản phẩm phổ thông. Thị trường cao cấp tuy chỉ chiếm từ 30-40% sản phẩm của công ty nhưng đem lại doanh thu lớn nhờ giá bán của 1 sản phẩm khá cao từ 150.000VNĐ – 450.000VNĐ. Đối với các sản phẩm cao cấp chất lượng nguyên phụ liệu, kiểu dáng, mẫu mốt thời trang luôn được đặt lên hàng đầu.
Công ty đã chiếm lĩnh được đoạn thị trường nam giới và khẳng định tên tuổi của mình với sản phẩm áo sơ mi và quần âu tuy vậy phân đoạn thị trường dành cho nữ giới và trẻ em thì rất hạn chế. Để khắc phục, công ty đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm và xác lập chiến lược sản phẩm, cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm thoả mãn nhu cầu cao nhất của người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh.
+ Theo tiêu chí địa lý:
- Thị trường nước ngoài: đây là thị trường chính đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận hàng năm cho công ty, thông qua chiến lược gia công xuất khẩu và kinh doanh hàng FOB. Công tác tìm kiếm thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy cùng với việc giữ vững và phát triển có hiệu quả các thị trường truyền thống như Hungary, Hàn Quốc, công ty đã tập trung khai thác mở rộng thị trường Mỹ. Với thị trường EU mặc dù gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong khu vực và Trung Quốc nhưng nhờ chính sách cấp giấy phép xuất khẩu tự động và sự chủ động của doanh nghiệp nên công ty không chỉ giữ vững mà còn mở rộng được thị phần ở thị trường EU.
Thị trường xuất khẩu là một yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định và phát triển của công ty vì tổng sản lượng hàng xuất khẩu chiếm tới trên 90% năng lực sản xuất của công ty. Do vậy, công ty luôn tìm mọi cách để việc giữ vững và phát triển có hiệu quả các thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, công ty đã tập trung tìm kiếm các đơn hàng FOB thay thế dần các đơn hàng gia công, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tỷ trọng doanh thu hàng FOB/tổng doanh thu xuất khẩu năm 2000 của công ty là 36,42% đã tăng lên 73,77% trong năm 2006.
- Thị trường trong nước: công ty đặc biệt coi trọng thị trường trong nước, củng cố và phát triển mạnh mẽ hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở các
thành phố lớn: Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh…, loại bỏ các đại lý hoạt động kém hiệu quả, tăng cường kiểm tra kiểm soát, tích cực tham gia bán và giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ trên phạm vi toàn quốc. Đổi mới phương thức kinh doanh nội địa, đẩy mạnh và khuyến khích các đại lý bao tiêu, hạn chế và giảm dần các đại lý hoa hồng…Công ty thực hiện phương châm chiếm lĩnh thị trường nội địa với chất lượng sản phẩm và uy tín, đặc biệt là hàng sơ mi nam cao cấp và quần âu.
1.2 - Kết quả sản xuất kinh doanh:
Sau khi cổ phần hoá (cuối năm 2004), công ty May 10 tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Thu nhập bình quân tiếp tục tăng, cải thiện từng bước đời sống của người lao động. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác, đơn đặt hàng của công ty vẫn không ngừng tăng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất ổn định. Những thành công này là kết quả của việc đa dạng hoá sản phẩm để hạn chế rủi ro nhưng vẫn xác định đúng đắn sản phẩm mũi nhọn của công ty dựa trên những lợi thế đã có. May 10 tập trung đầu tư cho dây chuyền sản xuất, đào tạo tay nghề lao động để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Góp phần lớn trong tổng doanh thu là từ thị trường xuất khẩu (doanh thu FOB và doanh thu gia công). May 10 đã chủ động xác định cho mình hướng đi đúng, có trọng điểm theo những chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường. Trong thời gian qua, May 10 đã đầu tư lớn vào xây dựng cơ bản nhằm tăng năng lực sản xuất, đáp ứng được nhiều đơn đặt hàng hơn. Mặt khác, công ty cũng rất quan tâm đến tay nghề của lao động, đã tổ chức đào tạo để có được đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy lương trung bình của công nhân bắt đầu tăng ổn định từ năm 2003. Việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập cho công nhân là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững nguồn lực của doanh nghiệp. Công ty đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học tập và đào tạo nghiệp vụ. Đảm bảo chất lượng lao động và điều kiện lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty.
Bảng số 8: Một số các chỉ tiêu tài chính
ĐV: Tỷ đồng
Chỉ tiêu TH 2005 KH 2006 Ước 2006 Mức tăng
Tổng doanh thu tiêu thụ 552.95 650.00 638.20 115.42%
Tổng chi phí SP tiêu thụ
- Chi phí KHTSCĐ - Lãi vay ngắn hạn - Lãi vay dài hạn - Chi phí quản lý 538.95 27.30 0.18 1.42 34.00 635.00 31.50 0.15 1.65 41.00 623.20 31.50 0.15 1.65 41.00 115.63% 115.38% 83.33% 116.20% 130.59% Lãi phát sinh 14.00 15.00 15.00 107.14% (Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Chi phí tiêu thụ sản phẩm tăng (15,63%) do việc mở rộng quy mô và đầu tư nhiều hơn cho sản xuất, từ khâu quản lý cho đến khâu thực hiện. Tăng chi phí quản lý (20,59%) là một trong những nhân tố chủ yếu làm tăng chi phí sản phẩm. Tuy nhiên sự tăng cường điều hành sản xuất, đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý năng động của các phòng nghiệp vụ và các xí nghiệp thành viên là một yếu tố có tác động không nhỏ tới kết quả sản xuất của công ty. Trong những năm qua, May 10 đã khắc phục tình trạng phân tán kém hiệu quả, từng bước áp dụng mô hình tổ chức bộ máy hợp lý, xác định rõ ràng nhiệm vụ, đồng thời tạo ra sự gắn bó thống nhất, giữa các phòng ban.
Đối với May 10, kế hoạch sản xuất được coi như là sự khởi đầu của mọi hoạt động. Vì vậy phòng kế hoạch đã được thành lập từ những ngày đầu của công ty và luôn cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
2.1 – Công tác lập kế hoạch sản xuất tại phòng kế hoạch
2.1.1 - Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty
- Đặc điểm về sản phẩm: Công ty May 10 chuyên kinh doanh và sản xuất các sản phẩm hàng may mặc. Hiện nay công ty chủ yếu nhận nguyên liệu gia công sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các mặt hàng cơ bản: Sơ mi nam nữ các loại; Jacket các loại, quần âu nam nữ, quần soóc, đùi (cho nguời lớn và trẻ em), quần áo ngủ, thể thao và quần áo bảo hộ lao động. Trong đó, áo sơ mi nam được coi là sản phẩm mũi nhọn của công ty, hàng năm đem lại nguồn doanh thu chính cho công ty. Bên cạnh đó, công ty còn có các xưởng Veston, chuyên may những hàng mới của công ty.
Biểu đồ 7: Tỷ trọng về số lượng các sản phẩm của công ty năm 2006
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của ngành may bao gồm nhiều công đoạn, tuỳ theo yêu cầu thiết kế, kiểu dáng, giá trị sử dụng mà mỗi sản phẩm có kết cấu khác nhau, do đó mỗi sản phẩm cụ thể sẽ được sử dụng
những loại máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ khác nhau. Điều này đòi hỏi các công đoạn sản xuất phải được sắp xếp và tính toán khoa học sao cho đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Quy trình công nghệ là khâu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến việc bố trí lao động, định mức, năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm.
Quy trình công nghệ ở May 10 là quy trình công nghệ khá phức tạp, liên tục, có nhiều khâu, mỗi khâu lại gồm nhiều bước công việc làm bằng tay hoặc bằng máy. Đến cuối quá trình sản xuất, sản phẩm phải qua kiểm tra, nếu đạt đầy đủ tiêu chuẩn thì mới được coi là thành phẩm và được nhập kho.
Bước đầu tiên trong bất kì quy trình sản xuất nào là chuẩn bị nguyên vật liệu, cần có nguyên liệu chính (vải, mex) và các phụ liệu (chỉ, các loại nhãn…). Trước đó, nguyên vật liệu đã được nhập và tiến hành phân loại, cất giữ trong kho. Phòng may kĩ thuật và thời trang (phòng QA) sẽ tiến hành thiết kế mẫu theo yêu cầu của khách. Một số đơn hàng có thể kèm theo cả bảng mẫu. Tiến hành may sẵn mẫu đưa cho khách. Nếu như khách đã đồng ý thì bộ phận kĩ thuật sẽ tiến hành lên định mức thời gian cho một mã sản phẩm, đồng thời kèm theo các yêu cầu về kĩ thuật và những tài liệu cần thiết về mã hàng đó cho các xí nghiệp để tiến hành sản xuất.
Sau khi phòng kĩ thuật đưa các tài liệu tới các xí nghiệp thì nguyên vật liệu được đưa đến bộ phận cắt rồi đến tổ may. Công đoạn may được chuyên môn hoá theo từng bộ phận của sản phẩm, sau đó ghép lại thành sản phẩm thô. Sau giai đoạn là, gấp là đến công đoạn kiểm tra chất lượng do phòng QA phụ trách, xác nhận đạt yêu cầu rồi mới được nhập kho.
Kho nguyên liệu Cắt May Thùa đính Là và gấp Bao gói Nhập kho Thêu Giặt Mài In Kiểm tra chất lượng Công đoạn chính Công đoạn phụ
Sơ đồ 9: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phẩn May 10
Ưu điểm của quy trình này là tính chuyên môn hoá cao, cụ thể từng khâu, theo logic, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra có trật tự, sự quản lý cũng trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Sản xuất theo dây chuyền tức là các công đoạn sản xuất sẽ phải đi theo một dòng liên tục, vì vậy mà có nhược điểm là nếu như có sự chậm trễ ở một khâu, sẽ kéo theo các khâu sau chậm lại, làm chậm cả dây chuyền sản xuất.
Cần có sự chuẩn bị cho từng khâu phải cẩn trọng và chu đáo để hạn chế sự ứ đọng các bán sản phẩm, đảm bảo đến thời điểm nhất định, các bộ phận cần thiết cho từng khâu trên phải có đầy đủ.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: Hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra tại 5 xí nghiệp chính và một số phân xưởng phụ trợ:
+ Các xí nghiệp thành viên: có nhiệm vụ chính là cắt, may và hoàn thành sản phẩm nhập kho. Bao gồm: xí nghiệp 1,2,5 (và xí nghiệp may Thái Hà) chuyên sản xuất áo sơ mi; xí nghiệp 3 (cùng với xí nghiệp may liên doanh