Công tác phân loại khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG xây DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 77 - 79)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.3.Công tác phân loại khách hàng

Cách phân loại khách hàng thường xuyên dựa trên: nhân khẩu học (tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân...) phong cách sống không còn phù hợp và không có tính khả thi khi triển khai CRM đối với ngành ngân hàng. Nhìn chung trong chiến lược CRM, phân đoạn khách hàng theo các tiêu thức này không có vị trí chủ lực. Chiến lược phân loại hiệu quả nhất cần được dựa trên giá trị kinh doanh dài và việc phân loại khách hàng dựa trên yếu tố rủi ro trong giao dịch cho vay. Gía trị kinh doanh sẽ cho ta câu trả lời khách hàng nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, lợi nhuận trung bình, và lợi nhuận ít nhât ở hiện tại và tương lai cũng như sự an toàn và rủi ro mà khách hàng có thể mang lại. Từ đây, các nhà tiếp thị có thể vạch ra một chiến lược để duy trì và phát triển các khách hàng có thể mang lại lợi nhuận. Xác định, phân biệt, lập mục tiêu tương tác với khách hàng đúng thời điểm với thông điệp thích hợp là vô cùng quan trọng để nâng cao kết quả kinh doanh.

Đối với dịch vụ ngân hàng thì đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá lợi ích mà khách hàng mang lại cho ngân hàng đối với loại giao dịch này, và mỗi ngân hàng thường có 1 bộ phận riêng đẻ đánh giá mức độ an toàn và rủi ro trong các giao dịch, với tên gọi là Phòng Quản lý tín dụng. Các phòng này cần được sở hữu 1 phân hệ trong hệ thống công nghệ CRM để thường xuyên

cập nhật mức độ an toàn trong giao dịch của các đối tượng khách hàng vào hệ thống.

Có thể xây dựng tiêu chí phân loại khách hàng;

Hệ thống chấm điểm dựa trên các các tiêu chí: Huy động vốn bình quân (HĐV), tổng thu từ dịch vụ ròng (TDVR), định hạn tín dụng (ĐHTD), tổng hòa lợi ích sau trích dự phòng rủi ro (THLI).

Với mỗi tiêu chí khách hàng sẽ được chấm điểm theo thang điểm 10 - Điểm huy động vốn bình quân: dựa trên yếu tố quy mô huy động vốn bình quân cuả khách hàng.

- Điểm thu dịch vụ ròng: dựa trên tổng thu dịch vụ ròng từ khach hàng. - Điểm định hạng tín dụng: dựa trên kết quả định hạng tín dụng thời điểm gần nhất.Chính sách này sẽ được áp dụng chủ yếu đối với khách hàng là doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng sau khi xác định ngành nghề, quy mô, ngân hàng sẽ chấm điểm các chỉ tiêu tài chính , phi tài chính để xếp hạng. Thang điểm Định hạn tín dụng kỳ gần nhất Ghi chú 10 AAA 8 AA 6 A 0 BBB 0 BB 0 B 0 CCC 0 CC 0 C 0 D

0 ChuaXH Chưa đủ điều kiện xếp hạng

- Điểm tổng hòa lợi ích: dựa trên kết quả tính tổng thu nhập ròng từ khách hàng.

TỔNG ĐIỂM = 3 * Điểm HĐV + 3 * Điểm TDVR + 2* Điểm ĐHTD + 2 * Điểm THLI

- Thang tổng điểm là 100, thanh điểm cho từng cấu phần là 10.

- Điều cấp thiết ở đây là ngân hàng cần xây dựng chương trình phần mềm để tính toán tổng hòa lợi ích trên cơ sở dữ liệu có sẵn.

Trên cơ sở chấm điểm như trên ngân hàng tiến hành phân loại:

- Khách hàng đặc thù, tiềm năng (có tổng điểm > 50 điểm): đây là khách hàng tiềm năng và đem lại lợi ích cho ngân hàng, cần có chính sách tổng thể từ tín dụng ưu đãi, dịch vụ đặc thù, thủ tục thuận tiện tới chăm sóc tận tình các cá nhân có ảnh hưởng dể duy trì quan hệ truyền thống lâu dài .Ngân hàng cần chủ động đánh giá phân tích để thực hiện chăm sóc tương xứng với mức đóng góp của khách hàng trong từng giai đoạn.

- Khách hàng phổ thông: là nhóm khách hàng còn lại, có tổng điểm < 50 điểm, được áp dụng chính sách chăm sóc, cung ứng sản phẩm tín dụng, dịch vụ, huy động vốn theo chuẩn mực và quy định chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG xây DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 77 - 79)