8. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Đối với kiểm toán viên
Như đã kiến nghị ở trên, các kiểm toán viên nên xem xét đến các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về việc xây dựng mô hình giúp nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính, từ đó có được công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc lập kế hoạch kiểm toán.
Mô hình tác giả xây dựng được có thể giúp ích các kiểm toán viên trong quá trình đánh giá rủi ro lập kế hoạch kiểm toán dựa trên hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, từ đó giúp kiểm toán viên xây dựng được kế hoạch kiểm toán phù hợp với từng khách hàng kiểm toán.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính phụ thuộc vào bốn tỷ số tài chính, bao gồm Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (TSNH/TTS), Doanh thu thuần/Tổng tài sản (DTT/TTS), Tổng nợ/Tổng tài sản (TN/TTS) và Lợi nhuận/Doanh thu thuần (LN/DTT). Kết quả này cũng cho thấy các khoản mục thường chứa đựng các sai phạm trọng yếu, từ đó kiểm toán viên cần thận trọng hơn trong quá trình thực hiện kiểm toán của mình, cụ thể:
- Đối với Tài sản ngắn hạn, mà chủ yếu là các khoản mục Hàng tồn kho, Phải thu: cần lưu ý đến việc trích lập dự phòng của các khoản mục này. Theo đó, đối với hàng tồn kho, các kiểm toán viên cần phải lưu ý trong quá trình tham gia kiểm kê hàng tồn kho của doanh nghiệp và thời điểm cuối kỳ, cần quan tâm đến chất lượng của hàng tồn kho, kết hợp với dữ liệu sổ sách để thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng qui định. Đối với khoản phải thu, tương tự như khoản mục hàng tồn kho, đây cũng là một khoản mục dễ tác động để điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính thông qua việc không trích lập, trích lập thiếu hoặc thừa khoản dự phòng phải thu khó đòi. Để xác định giá trị các khoản phải thu thực sự và thời hạn của các khoản phải
thu, các kiểm toán viên có thể thực hiện thông qua thủ tục gởi thư xác nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều các doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện đúng với thủ tục gởi thư xác nhận, từ đó làm giảm hiệu quả của thủ tục này. Cụ thể, theo đúng hướng dẫn, thư xác nhận được thực hiện bởi kiểm toán viên dựa trên số liệu sổ sách của doanh nghiệp, trực tiếp gởi thư cho đối tác nhờ xác nhận, và sau đó gởi về trực tiếp lại cho kiểm toán viên. Tuy nhiên, vì vấn đề chi phí cũng như hạn chế trong thời gian kiểm toán, nhiều doanh nghiệp kiểm toán đã nhờ khách hàng của mình thực hiện giúp thao tác này, thư xác nhận được gởi đi bởi khách hàng kiểm toán và sau khi xác nhận sẽ được gởi về địa chỉ khách hàng kiểm toán. Điều này đã làm giảm đi rõ rệt hiệu quả của thủ tục, và bằng chứng là thư xác nhận thu được trong trường hợp này trở nên không còn đáng tin cậy.
- Đối với doanh thu: tương tự như các thủ thuật đã được liệt kê ra ở chương 1 và chương 2, việc tác động vào khoản mục doanh thu để điều chỉnh kết quả kinh doanh theo ý muốn là thủ thuật thường xuyên sử dụng của các nhà quản lý. Khi thực hiện kiểm toán,kiểm toán viên cần đặc biệt lưu ý đến khả năng khai khống đối với các khoản doanh thu.
- Đối với các khoản nợ: Đây không phải một khoản mục dễ tác động để điều chỉnh số liệu vì có liên quan đến các bên thứ ba, không quá khó khăn để xác nhận thông tin về con số nợ. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần quan tâm đến khoản mục này trong quá trình kiểm toán vì có liên quan đến đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Mặc dù để đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp còn phải xem xét đến nhiều các yếu tố khác, nhưng đây là một trong các yếu tố quan trọng giúp kiểm toán viên đưa ra được ý kiến kiểm toán xác đáng về tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.
Tuy nhiên, riêng đối với kiểm toán viên, để có thể đánh giá được một cách tổng quan và hoàn thiện nhất, ngoài việc sử dụng các tỷ số tài chính như
được mô tả trong nghiên cứu này, còn cần thiết phải quan tâm đến nhiều các