TỔNG KẾT MỘT SỐ CÁC SAI PHẠM CHỦ YẾU CÁC DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 50)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. TỔNG KẾT MỘT SỐ CÁC SAI PHẠM CHỦ YẾU CÁC DOANH

NGHIỆP THƯỜNG VI PHẠM GIAI ĐOẠN 2010 – 2013

Không ghi nhận hoặc ghi nhận doanh thu không có thật

Xuất phát từ sự vô tình hoặc cố ý, kế toán đã ghi nhận doanh thu không đúng niên độ, đẩy lùi việc ghi nhận doanh thu sang năm tài chính sau, hoặc bán hàng không xuất hóa đơn cũng là một thủ thuật khiến doanh thu trong kỳ sụt giảm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng cách che giấu doanh thu, thu nhập bằng cách che giấu các khoản thu từ bán phế phẩm, hoa hồng và chiết khấu nhận từ nhà cung cấp. Điển hình, báo cáo tài chính quý II/2010 của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho thấy, doanh thu sau soát xét tăng đến 177 tỷ đồng so với trước. Theo giải trình của QCG, đó là do ghi nhận thêm 204 tỷ đồng doanh thu từ việc bán dự án và điều chỉnh giảm doanh thu nội bộ Tập đoàn 27 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc ghi tăng một khoản doanh thu không có thật sẽ khiến lợi nhuận trước thuế tăng lên một khoản với giá trị tương đương. Thủ thuật này được khá nhiều công ty niêm yết sử dụng bằng cách hạch toán doanh thu trong kỳ khi chưa đủ điều kiện ghi nhận theo qui định. Điển hình như trường hợp của Công ty cổ phần COMA 18 (CIG) năm 2012, Công ty cổ phần Beton 6 (BT6) năm 2013, Công ty cổ phần văn hóa Phương Nam (PNC) năm 2013…

Ghi nhận chi phí không đúng kỳ

Việc thay đổi kỳ ghi nhận chi phí sẽ khiến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thay đổi một giá trị tương đương, từ đó các doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận theo ý muốn. Cụ thể, các doanh nghiệp thường không thực hiện trích trước chi phí lãi vay cho các tháng cuối năm mà chuyển ghi

nhận chi phí vào năm sau. Điển hình như trường hợp của DHC năm 2011, không thực hiện tạm tính chi phí phải trả lãi vay ngắn hạn và trung hạn của tháng cuối năm vào chi phí trong kỳ, khiến chi phí của đơn vị giảm đi đáng kể trong kỳ báo cáo; hay trường hợp của VTC năm 2013 ghi nhận trước phần chi phí lãi vay của năm 2014 khiến chi phí đội lên một khoản không nhỏ, từ đó làm thay đổi kết quả kinh doanh của đơn vị này…

Chênh lệch ở các khoản trích lập dự phòng, khấu hao

Đây là một trong những sai phạm phổ biến nhất khiến số liệu báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán chênh lệch.

Các khoản chi phí ước tính như chi phí dự phòng là khoản mục các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm. Cụ thể, các doanh nghiệp thường không trích lập, trích lập thiếu hoặc thừa đối với các khoản dự phòng như:

- Dự phòng đầu tư tài chính: điển hình là trường hợp của công ty cổ phần Thép Việt Ý (VIS), lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán của VIS năm 2011 giảm mạnh từ 109,99 tỷ đồng xuống còn 27.21 tỷ đồng, tương đương mức giảm 76.26% do chưa trích lập dự phòng khoản đầu tư dài hạn ở Công ty cổ phần Luyện Thép Sông Đà (VIS đang nắm 43.17% vốn) vào báo cáo tài chính. Hay các trường hợp tương tự như trường hợp của SCR, XMC năm 2011, MPC năm 2012, hay TDH, QCG, BT6, SD7 năm 2013…

- Dự phòng phải thu khó đòi: nhiều doanh nghiệp vô tình hay cố ý không trích lập, trích lập thừa hoặc thiếu đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi để điều chỉnh kết quả tài chính theo ý muốn. Điển hình cho trường hợp này như VHC, DDM năm 2012, BT6 năm 2013…

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: tương tự như khoản dự phòng phải thu khó đòi, các doanh nghiệp thường vô tình hay cố ý trích lập không đúng theo qui định hiện hành như trường hợp của công ty TTF, TLT, MPC năm 2012…

- Chi phí khấu hao trong kỳ: đây cũng là một khoản mục được kiểm toán khá quan tâm vì khả năng sai phạm trên khoản mục này thường lớn. Một

sai sót trong tính toán hoặc sự cố ý điều chỉnh dữ liệu sẽ khiến số liệu báo cáo tài chính không còn trung thực và hợp lý. Minh họa cho sai phạm loại này là trường hợp của KMR, TS4 năm 2013…

Đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Đây cũng là một trong các sai phạm phổ biến đối với các doanh nghiệp có hạch toán ngoại tệ. Việc không thực hiện đánh giá ngoại tệ, hoặc đánh giá ngoại tệ với tỉ giá và thời gian đánh giá sai qui định sẽ khiến số liệu báo cáo tài chính thay đổi. Do vô tình hay hữu ý, DHC, HT1 năm 2012, TS4, KMR, GMC năm 2013… là những trường hợp đáng chú ý của loại sai phạm này.

Kết lại, các sai phạm được liệt kê trên đây là một trong số những sai phạm thường gặp nhất ở các doanh nghiệp niêm yết, dẫn đến số liệu trên báo cáo tài chính chênh lệch trước và sau kiểm toán. Ngoài các sai phạm này còn rất nhiều các trường hợp sai phạm khác dẫn đến kết quả trước và sau kiểm toán của doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn. Các sai phạm này có thể xuất phát từ lý do khách quan, cũng có thể xuất phát từ việc doanh nghiệp cố tình điều chỉnh số liệu. Tuy nhiên, ranh giới để xác định được đó là hành vi cố tình hay vô ý rất khó xác định được. Do đó, việc thống kê kết quả trên đây chỉ nhằm mục đích cho thấy rõ hơn thực trạng các sai phạm vẫn liên tục diễn ra bằng nhiều cách khác nhau, và cảnh báo các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, nhất là báo cáo tài chính chưa kiểm toán về mức độ trung thực của số liệu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Vấn đề chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán là một thực trạng xảy ra thường xuyên và ngày càng gia tăng ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khi đó, việc giải trình chênh lệch số liệu cũng mới chỉ được các doanh nghiệp thực hiện một cách đối phó, giải trình chung chung, không rõ ràng, khiến người sử dụng thông tin ngày càng mất lòng tin ở số liệu của doanh nghiệp.

Nghị định 105/2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán có hiệu lực từ 1/12/2013, tại Điều 10 có quy định, phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính; thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính; thông tin, số liệu công khai BCTC sai sự thật… Chế tài xử phạt đã có, nhưng cho tới nay vẫn chưa có trường hợp doanh nghiệp nào bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Điều này cho thấy được sự lỏng lẻo trong cách quản lý, dẫn đến tình trạng nhiễu loạn số liệu công bố, và thiệt hại nhiều nhất vẫn là cổ đông và các nhà đầu tư.

Trong tình trạng báo cáo tài chính trước kiểm toán vẫn được phép công bố, nhưng những hình thức chế tài cho việc thông tin công bố không trung thực và hợp lý vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, cảnh báo một tương lai ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi vì sự nhiễu loạn trong thông tin công bố sẽ khiến các nhà đầu tư mất dần niềm tin ở số liệu bố của doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp thực hiện việc công bố thông tin một cách nghiêm túc. Từ đó, việc có được một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư đánh giá được độ tin cậy của số liệu báo cáo phục vụ cho việc phân tích ra quyết đinh tài chính là một vấn đề rất đáng được quan tâm.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TỒN TẠI SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)