Các giả thiết và mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 63)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Các giả thiết và mô hình đề xuất

Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ khi nhận định về báo cáo tài chính gian lận (1987, p.159) có nêu rằng: “Báo cáo tài chính gian lận thường liên quan đến các công ty gặp khó khăn về tài chính”[11]. Kinney và McDaniel (1989, p.74) cũng cho rằng: “Các nhà quản lý của các công ty trong tình trạng tài chính yếu kém có nhiều khả năng sẽ nỗ lực “làm đẹp” báo cáo tài chính để che giấu những khó khăn tạm thời”[11]. Hai nghiên cứu này cho thấy, tình hình tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính. Tình hình tài chính của một công ty được phản ánh hầu như rõ nét trong các số liệu báo cáo, thông qua các tỷ số tài chính.

Các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Persons và nhóm tác giả Malaysia sử dụng nhiều tỷ số tài chính khác nhau để nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính.

Bảng 3.1. Các biến độc lập trong nghiên cứu của Persons [11]

Kí hiệu Tạm dịch tên biến

TLTA Tổng nợ / Tổng tài sản NITA Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản RETA Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản CATA Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản RVTA Phải thu/ Tổng tài sản

IVTA Hàng tồn kho/ Tổng tài sản WCTA Vốn lưu động /Tổng tài sản

SATA Doanh thu /Tổng tài sản

LOGTA Giá trị logarit của giá trị ghi sổ tổng tài sản vào thời điểm cuối năm tài chính

Z-score Chỉ số đo lường khả năng phá sản của doanh nghiệp

Các biến độc lập trong nghiên cứu của nhóm tác giả Malaysia Bảng 3.2. Đo lường các biến độc lập và biến kiểm soát trong nghiên cứu

nhóm tác giả Malaysia [9] (tạm dịch)

Công thức Ký hiệu

Biến độc lập

Đòn bẩy tài chính Tổng nợ/Tổng Vốn chủ sở hữu TD/TE

Tổng nợ/Tổng tài sản TD/TA

Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận ròng /Doanh thu NP/REV

Cấu trúc tài sản

Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản CA/TA

Phải thu/Doanh thu REC/REV

Hàng tồn kho / Tổng tài sản INV/TA

Tính thanh khoản Vốn lưu động/Tổng tài sản WC/TA

Vòng quay vốn Doanh thu/Tổng tài sản REV/TA

Biến kiểm soát

Qui mô Giá trị logarit của giá trị ghi sổ tổng tài sản

Giữa 2 mô hình trên có điểm chung là sử dụng các tỷ số tài chính và biến qui mô doanh nghiệp để nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính. Trong phần nghiên cứu của mình, khi xây dựng các biến độc lập, tác giả có kế thừa những biến độc lập đã được đề xuất ở mô hình trên.

Bên cạnh đó, với một nền kinh tế đang phát triển, thị trường chứng khoán còn non trẻ, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán chưa nhiều và qui mô còn nhỏ, với một hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thì Việt Nam còn nhiều điểm chưa thể so sánh với các nước phát triển trên thế giới. Theo đó, nếu kế thừa toàn bộ bằng việc sử dụng các chỉ số tài chính của hai mô hình nghiên cứu trên để xây dựng mô hình cho Việt Nam có thể sẽ có nhiều điểm không phù hợp. Do đó, để chọn được những biến độc lập phù hợp, tác giả thực hiện cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính về các chỉ số giúp nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính (Phụ lục 01). Với kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực trên, tác giả cho rằng có cơ sở để tin tưởng vào kết quả khảo sát ý kiến của chuyên gia. Các chỉ số tài chính trong hai mô hình nghiên cứu của nước ngoài cũng được lồng ghép trong bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi thực hiện khảo sát, tác giả sẽ chọn lọc các tỷ số tài chính có trên 50% chọn lựa từ các chuyên gia để đưa vào mô hình nghiên cứu.

Kết quả khảo sát ý kiến 30 chuyên gia trên toàn phạm vi toàn Việt Nam

(Phụ lục 02) cho thấy, qui mô doanh nghiệp và 10 tỷ số tài chính thuộc năm nhóm tỷ số chủ yếu được các chuyên gia quan tâm khi xem xét khả năng có tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp tóm tắt kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia về các biến độc lập được chọn trong mô hình nghiên cứu

STT Loại tỷ số tài chính Tỷ số tài chính Kí hiệu Tỷ lệ chọn 1 Tỷ số thanh toán Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn TSNH/NNH 28/30 (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn (TSNH-HTK) /NNH 29/30 2 Tỷ số cấu trúc tài sản Tài sản ngắn hạn /Tổng tài sản TSNH/TTS 28/30 Hàng tồn kho/Tổng tài sản HTK/TTS 30/30

Phải thu /Tổng tài sản PT/TTS 30/30

3

Tỷ số hoạt động

Vòng quay khoản phải thu DTT/PT 29/30

Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK 30/30

Doanh thu thuần /Tổng tài sản DTT/TTS 28/30

4 Tỷ số đòn bẩy tài chính Tổng nợ/ Tổng tài sản TN/TTS 24/30 5 Tỷ số sinh lợi

Lợi nhuận ròng/Doanh thu

thuần LN/DTT 30/30 6 Qui mô doanh nghiệp Giá trị sổ sách tổng tài sản doanh nghiệp thời điểm cuối kỳ

Tổng hợp từ 2 nguồn dữ liệu, tác giả tổng hợp đo lường các biến độc lập trong luận văn nghiên cứu này như sau:

Bảng 3.4. Đo lường biến độc lập của mô hình đề xuất

Loại tỷ số tài chính Tỷ số tài chính Kí hiệu Dấu kỳ

vọng Tỷ số thanh toán Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn TSNH/NNH - (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) /Nợ ngắn hạn (TSNH-HTK) /NNH - Tỷ số cấu trúc tài sản Tài sản ngắn hạn /Tổng tài sản TSNH/TTS + Hàng tồn kho/Tổng tài sản HTK/TTS +

Phải thu /Tổng tài sản PT/TTS +

Tỷ số hoạt động

Vòng quay khoản phải thu DTT/PT -

Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK -

Doanh thu thuần /Tổng tài

sản DTT/TTS -

Tỷ số đòn bẩy tài

chính Tổng nợ/ Tổng tài sản TN/TTS +

Tỷ số sinh lợi Lợi nhuận ròng/Doanh thu

thuần LN/DTT -

Qui mô doanh nghiệp

Giá trị logarit của giá trị ghi sổ tổng tài sản thời điểm cuối năm tài chính

QUI MÔ -

Từ kết quả này, tác giả xây dựng các giả thuyết cho mô hình như sau:  Tỷ số thanh toán

nghiệp, ta có các công thức tính sau:

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Trong đó, giá trị tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và nợ ngắn hạn là số dư cuối kỳ của các khoản mục này trên bảng cân đối kế toán.

Khả năng thanh toán hiện hành: Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty, cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình.

Tỷ số thanh toán hiện hành càng lớn cho thấy khả năng thanh khoản của công ty càng cao. Tuy nhiên, tỷ số này quá cao không mang ý nghĩa tích cực vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác, việc quản lý tài sản ngắn hạn là không hiệu quả, làm giảm hiệu quả hoạt động. Một tỷ lệ thanh khoản thấp cho thấy khả năng thanh toán giảm, là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra, điều này sẽ khiến các nhà quản lý có động lực điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính cao hơn trường hợp ngược lại. Ở đây, việc nhận định tỷ số này là cao hay thấp là một nhận định tương đối. Có ý kiến cho rằng, tỷ số thanh khoản nằm trong khoản từ 2-3 được xem là tốt. Tuy nhiên, nhận định này cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì còn tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề, giai đoạn kinh doanh và nhiều yếu tố khác.

Nghiên cứu của Kreutzfeldt và Wallace (1986) đã chứng minh rằng các doanh nghiệp có vấn đề về thanh khoản thường có xu hướng sai phạm cao hơn. Kết quả kiểm định two-samles t-test của Persons cũng cho thấy tỷ lệ thanh khoản của các doanh nghiệp có sai phạm thấp hơn so với các doanh nghiệp không sai phạm [11].

Từ những lập luận trên, tác giả nhận thấy có cơ sở đưa ra giả thuyết tương tự trong điều kiện Việt Nam:

- Giả thuyết H1: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn (TSNH/NNH).

Khả năng thanh toán nhanh: tỷ số này đo lường mức thanh khoản cao hơn, thể hiện ở những tài sản có tính thanh khoản cao hơn mới được sử dụng để tính toán. Trong công thức này, hàng tồn kho bị loại ra vì cho rằng, tính thanh khoản của hàng tồn kho thấp, hay nói cách khác, khi có nhu cầu thanh toán nghĩa vụ nợ gấp thì hàng tồn kho không đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng để trả nợ.

Tương tự khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh càng thấp thể hiện doanh nghiệp đang có vấn đề về thanh khoản, và xu hướng điều chỉnh số liệu của các doanh nghiệp này sẽ cao hơn. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

- Giả thuyết H2: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Tài sản ngắn hạn không bao gồm Hàng tồn kho/Nợ ngắn hạn ((TSNH- HTK) /NNH).

Tỷ số cấu trúc tài sản

Cấu trúc tài sản được đo lường bằng ba chỉ số tài chính:

TSNH/TTS = Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản PT/TTS = Phải thu/Tổng tài sản

HTK/TTS = Hàng tồn kho/Tổng tài sản

Trong đó, giá trị tài sản ngắn hạn, phải thu, hàng tồn kho, tổng tài sản là giá trị số dư cuối kỳ của các khoản mục này, thể hiện trên Bảng cân đối kế toán lập tại thời điểm cuối kỳ của doanh nghiệp.

Thông thường, tài sản ngắn hạn của các công ty thường bao gồm chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho (không bao gồm các công ty trong ngành dịch vụ tài chính, bảo hiểm vì các công ty này thường không có hàng tồn kho hoặc giá trị hàng tồn kho thấp). Trong đó, hàng tồn kho với

các khoản phải thu được đánh giá là hai khoản mục dễ tác động điều chỉnh theo ý muốn của người quản lý nhất, vì giá trị ước tính của của các khoản dự phòng. Lập luận này phù hợp với nghiên cứu của Freroz, Park và Pastena (1991) khi kết quả nghiên cứu của các tác giả này cho thấy, ba phần tư các trường hợp sai phạm trên báo cáo tài chính là khai khống khoản phải thu và hàng tồn kho. Nghiên cứu của St. Pierre và Anderson (1984), Simunic (1980) và thống kê mô tả của Persons [11] cũng cho kết luận tương tự, là các doanh nghiệp gian lận thường có các tỷ số trên cao hơn so với các doanh nghiệp không gian lận.

Tác giả cho rằng lập luận này cũng phù hợp với điều kiện Việt Nam, theo đó, giả thuyết được đưa ra là:

- Giả thuyết H3: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với tỷ số Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (TSNH/TTS).

- Giả thuyết H4: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với tỷ số Phải thu/Tổng tài sản (PT/TTS).

- Giả thuyết H5: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với tỷ số Hàng tồn kho/Tổng tài sản (HTK/TTS).

Tỷ số hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm các tỷ số sau:

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/Phải thu Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho

Trong đó, giá trị doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Giá trị doanh thu thuần và giá vốn hàng bán được thu thập từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị Phải thu và Hàng tồn kho là giá trị trung bình trong kỳ của các khoản mục này (=(Số đầu kỳ + Số

cuối kỳ)/2), thu thập từ Bảng cân đối kế toán lập tại thời điểm cuối kỳ của doanh nghiệp.

Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, để tính toán số liệu một cách hợp lý hơn, doanh thu phải là doanh thu bán chịu trong kỳ, và khoản phải thu phải là giá trị bình quân khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng ta có thể sử dụng giá trị doanh thu thuần trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tính toán. Số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều, nhưng hệ số này quá cao sẽ giảm sức cạnh tranh, có thể dẫn đến giảm doanh thu.

Đối với vòng quay hàng tồn kho, hệ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của nhà quản lý. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng thấp cho thấy doanh nghiệp bán hàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều, thể hiện khả năng quản trị kém đối với hàng tồn kho của nhà quản lý.

Tương tự như lập luận ở phần tỷ số cấu trúc tài sản, các doanh nghiệp sai phạm dữ liệu báo cáo tài chính thường khai khống khoản mục hàng tồn kho và khoản phải thu. Trong khi đó, theo Persons (1995) và C.Spathis (2002) [11], các khoản mục khác như doanh thu, giá vốn và lợi nhuận giữ lại thì việc thao tác điều chỉnh số liệu đối với các khoản mục này thường khó hơn. Theo đó, tỷ số vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho tại các doanh nghiệp có sai phạm thường thấp hơn so với các doanh nghiệp không sai phạm.

Như vậy, có cơ sở để đưa ra giả thuyết tương tự trong điều kiện Việt Nam là:

- Giả thuyết H6: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Doanh thu thuần/Phải thu (DTT/PT)

Giả thuyết H7: Khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có quan hệ ngược chiều với tỷ số Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho (GVHB/HTK).

Một tỷ số đáng quan tâm nữa trong nhóm tỷ số hoạt động là tỷ số Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản.

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Trong đó, giá trị doanh thu thuần được thu thập từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Giá trị tổng tài sản là giá trị trung bình trong năm của doanh nghiệp (=(Số đầu kỳ + Số cuối kỳ)/2), thu thập từ Bảng cân đối kế toán.

Tỷ số này đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này còn đo lường khả năng của nhà quản lý trong việc đối phó với thị trường cạnh tranh để tạo ra doanh thu.

Theo lập luận của Persons, nhà quản lý của doanh nghiệp có báo cáo tài chính gian lận thường có khả năng đối phó với cạnh tranh kém hơn so với nhà quản lý của doanh nghiệp có báo cáo tài chính không gian lận. Hay nói cách khác, vì khả năng đối phó với cạnh tranh kém, khiến hiệu suất sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)