PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 83)

8. Kết cấu của luận văn

3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0: βTSNH/NNH = 0; βTSNH/TTS = 0; βHTK/TTS =0 ; βPT/TTS =0; βDTT/PT = 0; βGVHB/HTK = 0; βDTT/TTS = 0; βTN/TTS = 0; βLN/DTT = 0; βQUIMO =0.

Ở Bảng 3.11, ta thấy giá trị của -2LL = 34.487, giá trị này không cao lắm, thể hiện một độ phù hợp khá ổn của mô hình tổng thể.

Mức độ chính xác của dự báo được thể hiện ở Bảng 3.12. Cụ thể, mô hình có khả năng dự đoán đúng được 52/65 trường hợp báo cáo tài chính có khả năng không sai phạm trọng yếu (chiếm 80.0%), và dự đoán đúng được 51/65 trường hợp báo cáo tài chính khả năng có sai phạm trọng yếu (chiếm 78.5%). Từ đó, tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 79.2%. Đây là một tỷ lệ khá tốt, và các đối tượng sử dụng mô hình này có thể khá yên tâm về kết quả dự báo của mô hình.

Bảng 3.13, kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của 10 biến độc lập, ta thấy:

- Các biến TSNH/NNH, HTK/TTS, PT/TTS, DTT/PT, GVHB/HTK và biến Qui mô Log (TTS) có giá trị Sig. > 0.05, nên ta không bác bỏ các giả thuyết H0, tức là ta chấp nhận giả thuyết H0:

βTSNH/NNH = 0; βHTK/TTS = 0; βPT/TTS = 0;

βDTT/PT = 0; βGVHB/HTK = 0; βQUIMO = 0;

Giá trị cụ thể của các biến này thể hiện ở bảng 3.14 sau:

Bảng 3.14. Bảng tóm tắt các biến không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a TSNH/NNH -.022 .246 .008 1 .928 0.978 HTK/TTS 1.140 1.708 .446 1 .504 3.127 PT/TTS .177 1.930 .008 1 .927 1.193 DTT/PT -.007 .029 .062 1 .803 .993 GVHB/HTK -.058 .024 5.728 1 .117 0.944 QUIMO -.381 .466 .669 1 .414 .683 Constant 1.726 5.542 .097 1 .755 5.618

a. Variable(s) entered on step 1: TSNH/NNH, TSNH/TTS, HTK/TTS, PT/TTS, DTT/PT, GVHB/HTK, DTT/TTS, TN/TTS, LN/DTT, QUIMO.

Như vậy, từ kết quả chạy mô hình, có thể kết luận các biến TSNH/NNH, HTK/TTS, PT/TTS, DTT/PT, GVHB/HTK và biến Qui mô LogTTS không ảnh hưởng đến khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính. Hay nói một cách khác, các tỷ số này không giúp nhận diện được khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính, vì không có sự khác nhau trong các tỷ số này giữa doanh nghiệp có khả năng tồn tại sai phạm và doanh nghiệp có khả năng không tồn tại sai phạm.

- Các biến còn lại bao gồm biến TSNH/TTS, DTT/TTS, TN/TTS, LN/DTT có giá trị Sig. < 0.05, nên ta an toàn bác bỏ các giả thuyết H0, chấp nhận các giả thuyết H1, tức là:

βDTT/TTS ≠ 0; βTN/TTS ≠ 0; ΒLN/DTT ≠ 0.

Giá trị cụ thể của các biến này thể hiện ở bảng 3.15 sau:

Bảng 3.15. Bảng tóm tắt các biến có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a TSNH/TTS 3.555 1.453 5.982 1 .014 34.988

DTT/TTS -1.343 .363 13.728 1 .000 .261

TN/TTS 3.186 1.344 5.619 1 .018 24.189

LN/DTT -2.446 1.119 4.782 1 .029 .087

Constant 1.726 5.542 .097 1 .755 5.618

a. Variable(s) entered on step 1: TSNH/NNH, TSNH/TTS, HTK/TTS, PT/TTS, DTT/PT, GVHB/HTK, DTT/TTS, TN/TTS, LN/DTT, QUIMO.

Từ bảng 3.15 cho thấy các hệ số hồi quy của các biến TSNH/TTS, DTT/TTS, TN/TTS, LN/DTT tìm được là có ý nghĩa. Hay nói một cách khác, các tỷ số tài chính này có thể giúp nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xét về dấu kỳ vọng, tất cả các biến độc lập có ý nghĩa tìm được đều có dấu kỳ vọng phù hợp với giả thuyết ban đầu đề ra. Cụ thể:

(a) Biến TSNH/TTS: Hệ số B mang dấu dương (+) cho thấy, các doanh nghiệp có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính có tỷ trọng tài sản ngắn hạn/tổng tài sản lớn hơn so với các doanh nghiệp trong mẫu đối ứng. Điều này được giải thích như sau: các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu chiếm đa số là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản... Theo đó, đặc điểm của các doanh nghiệp này là tỷ trọng khoản mục phải thu, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm khá lớn,

mà đây lại là các khoản mục chứa đựng các ước tính kế toán vì liên quan đến các khoản dự phòng. Tỷ số TSNH/TTS lớn tức tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, như vậy, các khoản dự phòng được lập là thấp. Kết quả này cho thấy, đối với các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu, hành vi không trích lập hoặc trích lập không đủ các khoản dự phòng đáng quan tâm hơn so với hành vi ngược lại. Hay cụ thể hơn, nếu báo cáo tài chính năm nay cho thấy tỷ lệ lớn trong tỷ số TSNH/TTS, thì các đối tượng sử dụng cần chú ý đến khả năng khai tăng các khoản dự phòng trong báo cáo tài chính chưa được kiểm toán năm kế tiếp.

(b) Biến DTT/TTS: hệ số B mang dấu âm (-) cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu ở các doanh nghiệp có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính thấp hơn, điều này được giải thích như sau: Hiệu suất tài sản thấp thể hiện một sự yếu kém trong khả năng quản lý và khả năng đối phó với cạnh tranh của nhà quản lý doanh nghiệp (theo nhận định của Persons). Điều chắc chắn, các nhà quản lý không muốn cho cổ đông hay bất cứ một đối tượng nào khác đánh giá thấp về khả năng quản lý của họ, và tình hình sẽ bất lợi cho họ nếu tình trạng này xảy ra liên tục và thường xuyên. Nhất là trong thời kỳ kinh tế có nhiều vấn đề khó khăn như giai đoạn năm 2010-2013, họ cần phải chứng tỏ thực lực của mình nhiều hơn. Do đó, nếu tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản năm nay của doanh nghiệp thấp, các đối tượng quan tâm nên thận trọng với số liệu báo cáo tài chính chưa kiểm toán năm tiếp theo của doanh nghiệp.

(c) Biến TN/TTS: hệ số B mang dấu dương (+), điều này cho thấy Đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính cao hơn, tức có nhiều khả năng vi phạm các thỏa thuận vay hơn. Việc đơn vị sử dụng vốn vay quá nhiều trong năm nay sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp, và nếu tình hình tiến triển không thuận lợi, có cơ sở để tin rằng các nhà quản lý sẽ có động cơ điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính,

làm thông tin tài chính cung cấp bị sai lệch trong năm kế tiếp.

(d) Biến LN/DTT: Hệ số B mang dấu âm (-) cho thấy tỷ số sinh lợi ở các doanh nghiệp có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính thấp hơn. Hay nói cách khác, hệ số này càng nhỏ, khả năng báo cáo tài chính chưa kiểm toán năm tiếp theo của đơn vị sẽ tồn tại các sai phạm trọng yếu là cao hơn. Giải thích cho vấn đề này, ta có thể nhìn nhận vấn đề như sau: khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm nay thấp, sẽ khó làm hài lòng các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính như các cổ đông, nhà đầu tư… Theo đó, các doanh nghiệp đa số luôn mong muốn có được khả năng sinh lời tốt để chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Tỷ số này càng thấp trong năm nay chứng tỏ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kém, trình độ quản lý không tốt… Như vậy, có cơ sở để tin rằng, khả năng nhà quản lý sẽ thay đổi số liệu báo cáo tài chính năm đến là cao hơn bình thường.

Ngoài ra, giá trị Exp(B) trong bảng 3.15 là giá trị tỷ số Odds (Odds ratio) có ý nghĩa như sau:

- Tỷ số Odds của TSNH/TTS là 34.988, tức nếu tỷ số TSNH/TTS tăng lên 1 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên gần 35 lần;

- Tỷ số Odds của DTT/TTS là 0.261, tức nếu tỷ số DTT/TTS tăng lên 10 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên gần 3 lần;

- Tỷ số Odds của TN/TTS là 24.189, tức nếu tỷ số TN/TTS tăng lên 1 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên 24 lần;

- Tỷ số Odds của LN/DTT là 0.087, tức nếu tỷ số LN/DTT tăng lên 100 lần, khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên gần 9 lần.

hưởng rõ nét đến khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hai tỷ số còn lại là DTT/TTS và LN/DTT có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính, tuy nhiên mức ảnh hưởng là khá thấp.

Phương trình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính thông qua các biến tỷ số tài chính có dạng như sau:

Trong đó:

P (Y=1): Xác suất khả năng có tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính;

P (Y=0): Xác suất khả năng không tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính;

TSNH/TTS: Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản DTT/TTS: Doanh thu thuần/Tổng tài sản TN/TTS: Tổng nợ/Tổng tài sản

LN/DTT: Lợi nhuận/Doanh thu thuần

Diễn đạt theo một cách khác, công thức (1) ở trên được viết thành:

Kết quả của mô hình này cũng phù hợp với nghiên cứu của Persons khi giống kết quả mô hình nghiên cứu của Persons đến 3/4 tỷ số tài chính là Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (TSNH/TTS), Doanh thu thuần/Tổng tài sản (DTT/TTS) và Tổng nợ/Tổng tài sản (TN/TTS).

Dùng cho mục đích dự báo, để xác định khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp hay không, ta có thể dựa vào công thức sau:

P (Y=1) =

Nếu P (Y=1) càng gần với giá trị 1, tức xác suất báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó có khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu càng cao, người sử dụng báo cáo tài chính cần cẩn trọng hơn khi sử dụng thông tin tài chính trên báo cáo tài chính để ra quyết định.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã thực hiện xây dựng mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính từ các biến độc lập là các tỷ số tài chính. Việc lựa chọn các biến độc lập được dựa trên hai nguồn: kế thừa các nghiên cứu trước và tham khảo ý kiến của chuyên gia trên lãnh thổ Việt Nam nhằm tìm ra các biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu báo cáo tài chính phù hợp với Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu trong chương 3 đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu của luận văn, rằng khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính có thể được nhận diện bởi 4/11 các tỷ số tài chính đưa ra, thuộc nhóm tỷ số cấu trúc tài sản (Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản), tỷ số hoạt động (Doanh thu thuần/Tổng tài sản), đòn bẩy tài chính (Tổng nợ/Tổng tài sản) và khả năng sinh lời (Lợi nhuận/Doanh thu thuần). Với khả năng dự đoán đúng đến 79.2% đối với các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, mô hình là công cụ hữu ích hỗ trợ các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính để dự báo khả năng các báo cáo tài chính có sai phạm trọng yếu là cao hay thấp, từ đó có cơ sở hơn trong việc sử dụng thông tin tài chính ra quyết định kinh tế.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)