Mô hình nhận diện gian lận của Trần Thị Giang Tân và cộng sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Mô hình nhận diện gian lận của Trần Thị Giang Tân và cộng sự

sự [6]

Tác giả Trần Thị Giang Tân cùng cộng sự thực hiện nghiên cứu mô hình nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính, dựa trên các yếu tố của tam giác gian lận là Động cơ/Áp lực, cơ hội và thái độ. Sử dụng 78 doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, bao gồm 39 doanh nghiệp được cho là có gian lận và 39 doanh nghiệp được cho là không gian lận, nhóm tác giả này đã thực hiện phân tích hồi qui Logit để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố của tam giác gian lận và khả năng xảy ra gian lận trên báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng

xảy ra gian lận có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với 3 yếu tố về Động cơ/Áp lực, với 1 yếu tố về cơ hội và với 2 yếu tố về thái độ. Cụ thể:

- 3 yếu tố về Động cơ/Áp lực bao gồm: SALAR (Tỷ lệ doanh thu trên nợ phải thu), INVTA (tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản), LEV (Đòn cân nợ);

- 1 yếu tố về Cơ hội là BIG4 (Kiểm toán viên thuộc nhóm Big 4);

- 2 yếu tố về Thái độ là AUDREPORT (Ý kiến của kiểm toán viên độc lập về báo cáo tài chính) và RST (Tiền sử gian lận).

Phương trình hồi quy xây dựng được có dạng:

FRAUD = -2.387 – 0.065 SALAR – 3.446 INVTA + 3.517 LEV + 1.183 BIG4 + 2.259 AUDREPORT + 1.052 RST + ε

Mô hình sử dụng các biến trên có khả năng dự báo đúng bình quân là 83,33% các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, và dự báo đúng 80% cho 20 doanh nghiệp ngoài mẫu nghiên cứu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hiện tại, các thuật ngữ được sử dụng để mô tả về các sai phạm trên báo cáo tài chính đang không thống nhất giữa các văn bản, các nghiên cứu. Do đó, ở chương này, tác giả thống nhất lại cách sử dụng thuật ngữ trong phạm vi nghiên cứu này. Cụ thể, trong nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ sai phạm

trên báo cáo tài chính bao gồm gian lận và sai sót; và thuật ngữ thứ hai là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính được đo lường bằng sự chênh lệch giá trị lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán của các doanh nghiệp.

Các mô hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được đề cập trong bài như mô hình của tác giả Persons và nhóm tác giả Malaysia, xây dựng dựa trên cơ sở các doanh nghiệp có sai phạm thực sự, được cung cấp bởi những nguồn đáng tin cậy như Ủy ban chứng khoán… Trong nghiên cứu này, dữ liệu tác giả thu thập được không có đủ cơ sở để khẳng định đó là sai phạm thật sự hay không. Ở đây tác giả chỉ nghiên cứu về khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính, và các doanh nghiệp được cho là khả năng có tồn tại sai phạm trọng yếu được đánh giá bằng sự chênh lệch giá trị chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết, thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Mặc dù các dữ liệu về mẫu được sử dụng không được khẳng định một cách chắc chắn rằng có chứa sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính, tuy nhiên, tác giả cho rằng, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sai phạm và khả năng tồn tại sai phạm là như nhau. Do đó, tác giả nhận thấy việc kế thừa các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài này trong mô hình nghiên cứu của mình là hoàn toàn có cơ sở.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SAI PHẠM TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010-2013

Vấn đề về chênh lệch trên báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán vẫn luôn tồn tại từ trước đến nay và không có dấu hiệu thuyên giảm. Thường xuyên xảy ra các trường hợp các doanh nghiệp sau kiểm toán có kết quả thay đổi hoàn toàn từ lãi sang lỗ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp ngược lại là chỉ tiêu lợi nhuận chuyển hẳn từ lỗ sang lãi. Vậy, nguyên nhân là do đâu? Vấn đề này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Các nguyên nhân khách quan mà các doanh nghiệp thường đưa ra như do hệ thống chuẩn mực, qui định kế toán còn chưa hoàn thiện, hay việc qui định không rõ ràng khiến người làm kế toán hiểu không đúng yêu cầu của qui định… Ngoài ra, không thể không xét đến các khả năng như doanh nghiệp muốn điều chỉnh kết quả báo cáo theo mong muốn chủ quan của mình. Cụ thể, một số doanh nghiệp muốn giấu lỗ để làm đẹp số liệu báo cáo tài chính, thu hút các nhà đầu tư; nhưng cũng không ít trường hợp muốn giấu lãi, “để dành” lợi nhuận cho những năm khó khăn, hoặc cho các thời điểm quan trọng như các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng…

Dù nguyên nhân có như thế nào đi chăng nữa, thì việc tiếp diễn tình trạng chênh lệch này, người bị thiệt hại nhiều nhất vẫn là các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính khác. Cụ thể, các nhà đầu tư có thể trót bán cổ phiếu ra với giá thấp khi báo cáo tài chính trước kiểm toán của doanh nghiệp công bố lỗ nặng, sau đó lại nuối tiếc khi cổ phiếu tăng giá do doanh nghiệp báo lãi sau kiểm toán; hay việc nhà đầu tư trót mua số lượng lớn cổ phiếu rồi lại bị thiệt hại nặng nề khi lợi nhuận sau kiểm toán sụt giảm nghiêm trọng so với kết quả báo cáo tài chính công bố ban đầu, thậm chí

chuyển hẳn từ lãi sang lỗ nặng.

Việc thống kê thực trạng chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán này sẽ cho chúng ta thấy mức độ nghiêm trọng của khả năng tồn tại các sai phạm báo cáo tài chính trên thực tế, từ đó cho thấy tính cấp thiết của việc xây dựng được một mô hình nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu phù hợp với Việt Nam, hỗ trợ các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính trong việc đánh giá thông tin để ra quyết định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)