TÌNH HÌNH CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 46)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. TÌNH HÌNH CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN

TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2013

Tổng hợp nguồn dữ liệu từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Nguyên Trân [7] cùng với thống kê của trang vietstock.vn cho thấy, % các doanh nghiệp phải điều chỉnh số liệu sau kiểm toán chiếm một tỷ lệ áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính, ở rất nhiều các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Thống kê riêng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế phải điều chỉnh sau kiểm toán giai đoạn 2010 – 2013 thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013

Từ biểu đồ 2.1 cho thấy, các doanh nghiệp phải điều chỉnh số liệu sau kiểm toán chiếm phần lớn trong các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính. Đây là một tỉ lệ đáng báo động về khả năng tồn tại các sai phạm trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thống kê này chưa loại trừ các trường hợp chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán do các yếu tố khách quan, nhưng nhìn chung vẫn thấy được mức độ nghiêm trọng về khả năng sai phạm số liệu. Cụ thể tình hình điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính sau kiểm toán qua các năm như sau:

Năm 2010, theo thống kê chưa đầy đủ từ trang stox.vn tính đến ngày 13/04/2011, có 441 trên tổng số 662 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX đã công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2010. Chiếm 77% trong số các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính là các doanh nghiệp có chênh lệch số liệu ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính, trong đó 45% doanh nghiệp phải điều chỉnh lợi nhuận tăng, 32% doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận giảm (Nguồn: stox.vn). Điển hình một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2010 thống kê trong bảng sau:

Bảng 2.1. Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2010

(Đơn vị tính: Đồng)

Mã CK Trước kiểm toán Sau kiểm toán Chênh lệch %

TLH 10,980,147,692 57,318,296,686 (46,338,148,994) -81% PVT 20,071,911,584 38,848,694,802 (18,776,783,218) -48% TCM 166,857,397,127 198,462,191,374 (31,604,794,247) -16% NVT 32,084,572,346 15,444,932,293 16,639,640,053 108% SRB 3,025,168,958 1,415,493,034 1,609,675,924 114% VFR 25,820,214,691 385,385,361 25,434,829,330 6600% (Nguồn: tự thống kê)

Năm 2011, tình trạng chênh lệch vấn tiếp tục diễn ra và có phần gia tăng hơn cả về mặt tỷ lệ và về mặt số lượng. Cụ thể, theo thống kê, trong 85% doanh nghiệp phải điều chỉnh số liệu, chiếm 50% là các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm và 35% là các doanh nghiệp điều chỉnh tăng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán [7]. Minh họa một số doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2011 như sau:

Bảng 2.2. Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2011

(Đơn vị tính: Đồng)

CK Trước kiểm toán Sau kiểm toán Chênh lệch %

VCG 584,931,301,395 102,598,069,915 482,333,231,480 470% VIS 109,994,823,230 27,213,452,633 82,781,370,597 304% CIG 872,872,294 1,626,847,560 (753,975,266) -46% TBC 27,763,152,501 75,788,110,037 (48,024,957,536) -63% TMP (18,501,737,548) 74,611,692,694 (93,113,430,242) -125% DRH 1,828,959,762 (3,920,034,841) 5,748,994,603 -147% (Nguồn: tự thống kê) Năm 2012, tiếp diễn tình trạng trên, trong 84% doanh nghiệp phải điều chỉnh số liệu chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, chiếm 48% là các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm và 34% doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán [7]. Theo thống kê, một số các doanh nghiệp có chênh lệch trước và sau kiểm toán lớn được minh họa ở bảng sau:

Bảng 2.3. Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2012

(Đơn vị tính: Đồng)

CK Trước kiểm toán Sau kiểm toán Chênh lệch %

TDN 19,046,903,842 32,763,994,638 (13,717,090,796) -42% NBC 40,864,053,507 51,641,076,036 (10,777,022,529) -21% PPC 628,190,546,537 513,217,609,707 114,972,936,830 22% QCG 9,814,245,487 6,979,110,282 2,835,135,205 41% QCG 9,814,245,487 6,979,110,282 2,835,135,205 41% HDG 94,207,792,678 39,138,964,103 55,068,828,575 141% MPC 90,178,934,509 15,878,066,864 74,300,867,645 468% (Nguồn: tự thống kê) Năm 2013, theo thống kê chưa đầy đủ từ trang Vietstock, tính đến ngày 08/04/2014, chiếm đến 50% trong khoảng 500 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính có chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Không những chênh lệch mà thậm chí có các trường hợp làm thay đổi hoàn toàn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như từ lãi sang lỗ hay ngược lại.

Bảng 2.4. Một số các doanh nghiệp phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2013

(Đơn vị tính: Đồng)

Mã CK Trước kiểm toán Sau kiểm toán Chênh lệch %

PXI 14,985,457,264 1,727,648,633 13,257,808,631 767% CTI 11,875,014,163 2,422,835,386 9,452,178,777 390% S12 576,980,346 143,723,720 433,256,626 301% SVT 2,635,565,126 747,402,479 1,888,162,647 253% PAN 72,071,571,135 21,360,574,676 50,710,996,459 237% PVX (187,789,672,676) (2,228,350,770,322) 2,040,561,097,646 -92% PXI 51,595,745 1,727,648,633 (1,676,052,888) -97% PXT 1,121,846,151 (35,584,340,837) 36,706,186,988 -103% (Nguồn: tự thống kê)

Việc thống kê còn hạn chế về số liệu thống kê chưa đầy đủ, và các chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán có thể xuất phát từ lý do khách quan và lý do chủ quan, tuy nhiên phần nào cũng cho thấy được thực trạng đáng chú ý của tình trạng sai phạm trên báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhận diện khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)