Th詠c tr衣ng r栄i ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của Vietcombank

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 56)

2.3.1 Rủi ro lãi suất cơ bản.

Loại Lãi suất Giá trị Văn bản quyết định do

Thống Đốc NHNN ký Ngày áp dụng

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/năm)

QĐ số 1234/QĐ-NHNN

ngày 30/6/2006 01/07/2006

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/năm)

QĐ số 1044/QĐ-NHNN

ngày 31/05/2006 01/06/2006

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/năm)

QĐ số 854/QĐ-NHNN

ngày 28/4/2006 01/05/2006

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/năm)

QĐ số 581/QĐ-NHNN

ngày 30/3/2006 01/04/2006

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/n<m)

QĐ số 311/QA-NHNN

ngày 28/02/2006. 01/03/2006

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/n<m)

QĐ s嘘 140/QA-NHNN

ngày 26/01/2006. 01/02/2006

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/n<m)

QĐ s嘘 1894/QA-NHNN

ngày 30/12/2005. 01/01/2006

Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng

(8,25%/n<m)

QĐ s嘘 1746/QA-NHNN

ngày 01/12/2005. 01/12/2005

(7,80%/n<m) ngày 28/10/2005.

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,8%/n<m)

QĐ s嘘 1426/QA-NHNN

ngày 30/09/2005. 01/10/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,8%/n<m)

QĐ s嘘 1246/QA-NHNN

ngày 26/08/2005. 01/09/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,8%/n<m)

QĐ s嘘 1103/QA-NHNN

ngày 28/07/2005. 01/08/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,80%/n<m)

QĐ s嘘 936/QA-NHNN

ngày 30/06/2005. 01/07/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,80%/n<m)

QĐ s嘘 781/QA-NHNN

ngày 31/05/2005. 01/06/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,8%/n<m)

QĐ s嘘 567/QA-NHNN

ngày 29/04/2005. 01/05/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,80%/n<m)

QĐ s嘘 567/QA-NHNN

ngày 29/04/2005. 01/05/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,80%/n<m)

QĐ s嘘 312/QA-NHNN

ngày 25/03/2005. 01/04/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,8%/n<m)

QĐ s嘘 211/QA-NHNN

ngày 28/02/2005. 01/03/2005

Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng

(7,80%/n<m)

QĐ s嘘 93/QA-NHNN ngày

27/01/2005. 01/02/2005

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

(7,50%/n<m)

QĐ s嘘 1716/QA-NHNN

ngày 31/12/2004. 01/01/2005

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

ngày 30/11/2004.

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

(7,50%/n<m)

QĐ s嘘 1398/QA-NHNN

ngày 29/10/2004. 01/11/2004

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

(7,5%/n<m)

QA s嘘 1254/QA-NHNN

ngày 30/09/2004. 01/10/2004

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

(7,5%/n<m)

QA s嘘 1079/QA-NHNN

ngày 31/08/2004. 01/09/2004

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

(7,50%/n<m)

QA s嘘 968/QA-NHNN ngày

29/07/2004. 01/08/2004

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

(7,5%/n<m)

QA s嘘 797/QA-NHNN ngày

29/06/2004. 01/07/2004

Lãi suất cơ bản

0,625%/tháng (7,5%/n<m)

QA s嘘 658/QA-NHNN ngày

28/05/2004. 01/06/2004

Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng

(7,5%/n<m)

QA s嘘 2210/QA-NHNN

ngày 27/02/2004. 01/03/2004

Bảng 2: Lãi suất cơ bản do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố

Việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, đây thực sự là bài toán khó không chỉ cho riêng bản thân Vietcombank mà còn cho cả hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước và cổ phần nói chung. Bởi vì, nếu Vietcombank và hệ thống các ngân hàng khác thực hiện cho vay với lãi suất cao hơn thì Vietcombank và các ngân hàng sẽ vi phạm luật.Bộ luật Dân sự 2005 quy định lãi suất cho vay trên thị trường không được quá 150% lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước công bố. Thực tế, trong Bộ luật Dân sự năm 2005, có hiệu lực từ

1/7/2006, khoản 1, Điều 476, quy định, lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các hợp đồng tín dụng, do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố với loại cho vay tương ứng.Với thực trạng này, đối với Vietcombank, đây là một kiểu ràng buộc lãi suất mang tính hành chính, gây khó cho hoạt động tín dụng và hạn chế sự phát triển dịch vụ của ngành ngân hàng. Bởi lẻ, đơn cử, lãi suất huy động vốn, kỳ hạn 12 tháng của một số ngân hàng khác như : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: 8,4%/năm; Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế: 9,24%/năm; Eximbank: 9,36%/năm... thì với mức lãi suất huy động vốn như vậy, Vietcombank hay các ngân hàng khác phải cho vay với mức lãi suất cao hơn đối với khách hàng là điều bắt buộc.

Trên thực tế, lãi suất cho vay của ngân hàng Vietcombank và các ngân hàng thương mại khác, được hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, cộng với chi phí và tỷ lệ rủi ro. Ngân hàng Vietcombank, với tư cách là trung gian tài chính nhận tiền gửi từ công chúng và sử dụng tiền gửi này để cấp tín dụng, mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được xác định trên cơ sở lãi suất tiền gửi, chi phí huy động vốn, chi phí cho vay, thời hạn vay, uy tín của khách hàng, mức độ rủi ro của từng khoản vay… và chịu sự tác động của hoạt động cạnh tranh trên thị trường tín dụng ngân hàng. Thực tiễn hoạt động cho vay của các TCTD cho thấy TCTD thường xác định mức lãi suất cho vay khác nhau đối với từng loại khách hàng khác nhau.

Như vậy, sự quy định tỷ lệ nhất định như Bộ luật Dân sự vô hình chung tạo ra một kiểu lãi suất trần, khống chế đầu ra của các ngân hàng, ngược với chủ trương tự do hoá lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện, kể từ tháng 6/2002, Việt Nam bắt đầu triển khai cơ chế lãi suất thoả thuận, cho phép tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất trên cơ sở cung cầu của thị trường. Nếu theo quy định mới trong

Bộ luật Dân sự, những trường hợp cho vay với lãi suất trên 12,375%/năm sẽ gặp rắc rối trước pháp luật. Khi tranh chấp xảy ra, các tổ chức tín dụng có thể không thu được tiền lãi từ hợp đồng tín dụng có mức lãi suất cho vay vượt quy định và thoả thuận cho vay có thể bị vô hiệu hoá. Đây cũng là điều mà Vietcombank và các ngân hàng cảm thấy rủi ro nhất. Bởi lẻ, ngay khi có quy định trên, Vietcombank đã phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ tín dụng để lường trước những nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần, đang ở mức xấp xỉ 12-13%/năm, cá biệt có trường hợp lên tới 14%/năm. Mặt khác, trong các hợp đồng tín dụng, ngân hàng và khách hàng thường thoả thuận một mức phạt nhất định nếu chậm trả lãi và gốc, tối đa có thể lên tới 150% lãi suất cho vay. Song quy định về lãi suất cho vay trong Bộ luật Dân sự không nêu rõ đã bao gồm lãi suất phạt hay chưa. Và do vậy, nếu như hiện nay, lãi suất cho vay cao nhất ở VCB chỉ vào khoảng 10%/năm, nhưng nếu tính cả các trường hợp phạt, đều vượt quá quy định của Bộ luật. Hiện tại, Vietcombank cũng như các ngân hàng khác đều có hàng chục sản phẩm tín dụng khác nhau, với các kỳ hạn ngắn, trung và dài. Bộ luật Dân sự thì quy định lãi suất cho vay không được cao hơn 150% so với lãi suất cơ bản của loại vay tương ứng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ có duy nhất một loại lãi suất cơ bản và chỉ là mức lãi suất gợi ý cho vay tốt nhất, chứ không áp dụng cụ thể cho loại hình vay nào. Trên thực tế, từ tháng 5 đến tháng 10-2005, lãi suất cơ bản do NHNN quy định là 0,65%/tháng hay 7,8%/năm. Nếu theo quy định này, thì các ngân hàng chỉ được phép cho vay với mức lãi suất tối đa là 0,975%/tháng hay 11,7%/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ngân hàng lại cho vay đối với một số loại khách hàng

cao hơn mức lãi suất này, thậm chí cá biệt lên tới 1,3 - 1,5%/tháng hay 15-18%/năm, tương đương với 200-230% lãi suất cơ bản.

Hiện nay lãi suất cơ bản đã được tăng lên 8,25%/năm, tức 0,6875%/tháng thì lãi suất cho vay không được vượt quá 1,1%/tháng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Nếu đối chiếu với lãi suất cho vay để sản xuất kinh doanh hay các hợp đồng dân sự hiện nay, con số này quá xa rời thực tế. Ở hầu hết các nước, lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở thị trường và được coi như mức lãi suất tối thiểu để bù đắp chi phí và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng có quy định: “Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Trung ương công bố sẽ làm cơ sở cho tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng”. Nhưng hiện lãi suất cơ bản mới chỉ dừng ở vai trò định hướng của Ngân hàng nhà nước với thị trường chứ chưa đủ sức để giúp Ngân hàng nhà nước điều tiết cung cầu trên thị trường. Lãi suất cơ bản của Việt Nam tiêu biểu cho đặc điểm của một thị trường tiền tệ chưa hoàn hảo. Lãi suất cơ bản vẫn chênh lệch lớn với lãi suất thương mại - nơi gặp gỡ giữa cung và cầu thực của thị trường. Lãi suất cơ bản cũng chưa tương thích với các công cụ tài chính khác trên thị trường như lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất trái phiếu kho bạc... Điều đó cũng cho thấy sự gắn kết giữa các loại thị trường tiền tệ với nhau cũng kém chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn.

Sự không rõ ràng về mặt pháp lý đã gây khó khăn cho Vietcombank. Và như vậy, hoạt động cho vay của Vietcombank và các ngân hàng thương mại khác có nguy cơ rối loạn, nhiều hợp đồng tín dụng sẽ có nguy cơ vô hiệu hoá. Hơn nữa, nó không khuyến khích ngân hàng phát triển dịch vụ mới, đặc biệt ở những mảng có tỷ lệ rủi ro cao.

Như vậy, về mặt thực hiện dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản mà Ngân Hàng Nhà Nước công bố thì đây là rủi ro mà Vietcombank phải đối mặt, nếu như Vietcombank không điều chỉnh được mặt bằng lãi suất cho đầu ra của mình. Bởi lẻ, Vietcombank sẽ phải đối mặt với việc không thể bù đắp cho chi phí phải trả (lãi suất huy động vốn) cho đầu vào của nguồn vốn huy động, và nếu như lãi suất cho vay vượt quá mức thì sẽ đưa đến những kết quả rất xấu, đó là:

Thứ nhất, việc tăng lãi suất cho vay, nếu vượt mức cho phép đối với lãi suất cơ

bản, thì Vietcombank phải đối mặt với việc vi phạm luật định.

Thứ hai, với mức lãi suất quá cao như vậy, thì đây là một trở ngại đối với các

doanh nghiệp đang thực sự cần vốn cho đầu tư phát triển doanh nghiệp, đây là một trở ngại lớn khi Vietcombank muốn tiếp cận và mở rộng đối tượng khách hàng là mục đích chính của ngân hàng.

Như vậy, rủi ro về lãi suất cơ bản là một vấn đề lớn trong hoạt động quản lý và điều hành khung lãi suất hợp lý giúp cho sự tồn tại trong hoạt động của ngân hàng Vietcombank.

2.3.2 Rủi ro đối với lãi suất huy động vốn của Vietcombank. - Thực trạng về chính sách lãi suất trong huy động vốn. - Thực trạng về chính sách lãi suất trong huy động vốn.

USD EUR GBP CHF %/n<m %/n<m %/n<m %/n<m . Không kỳ hạn 1,25 1,00 1,50 0,00 . Có kỳ hạn - 1 tháng 4,00 1,50 2,00 0,20 - 2 tháng 4,10

- 3 tháng 4,20 1,80 2,40 0,25 - 6 tháng 4,40 2,00 2,50 0,30 - 9 tháng 4,55 2,20 2,60 0,40 - 12 tháng 4,85 2,40 2.70 0,50 - 18 tháng 4,90 - 24 tháng 4.90 - 36 tháng 5,00 - 60 tháng 5,1

Bảng 3: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ

(Hiệu lực từ ngày 19/06/2006) Không kỳ hạn 1 T 2 T 3 T 6 T 9 T 12 T 18 T 24 T 36 T 60 tháng 0.25 0.55 0.60 0.65 0.65 0.70 0.70 0.73 0.75 0.77 0.78

Bảng 4: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đồng Việt Nam

(Hiệu lực từ ngày 23/10/2006)

Trong giai đoạn năm 2003 - 2005, và những 6 tháng đầu năm 2006, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng. Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Vietcombank đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường,

tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh; cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, ...). Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp cả VNĐ và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

- Đánh giá cơ cấu huy động vốn của Vietcombank.

+ Theo nguồn vốn huy động

Vốn huy động của Vietcombank năm 2005 đạt trên 125.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2004. Trong khi đó, tiền vay từ thị trường liên ngân hàng năm 2005 đã giảm đáng kể (53,8%) so với năm trước đó. Năm 2005 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), tăng hơn 107% so với năm 2004, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính.

+ Theo kỳ hạn

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế, TCTD và dân cư (bao gồm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá) năm 2004 đạt trên 105.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 54,48%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 42,02%. Đến năm 2005, vốn huy động từ khu vực này tăng lên khoảng 122.452 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 57,31%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 41,95%. Tuy nhiên, đến quý I/2006, tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn đã giảm xuống chỉ còn 48,30% trong khi tiền gửi có kỳ hạn lại tăng lên 44,83% góp phần cân đối kỳ hạn huy động vốn của Ngân hàng.

C Cu Huy A瓜ng Vn N<m 2004

3.50%

42.02% 54.48% Khơng K H衣n

Cĩ K H衣n Ti隠n g穎i khác

Biểu đồ 1: Cơ cấu huy động vốn (tiền gửi và giấy tờ có giá) của cá nhân và tổ chức theo kỳ hạn của Vietcombank năm 2004.

C Cu Huy A瓜ng Vn N<m 2005

0.74%

41.95% 57.31% Khơng K H衣n

Cĩ K H衣n Ti隠n g穎i khác

Biểu đồ 2: Cơ cấu huy động vốn (tiền gửi và giấy tờ có giá) của cá nhân và tổ chức theo kỳ hạn của Vietcombank năm 2005.

- Nguyên nhân Vietcombank tăng lãi suất huy động vốn.

Như phần trên đã đề cập, Vietcombank đã và đang còn tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau tác động, bắt buộc Vietcombank phải thực hiện tăng lãi suất đối với việc huy động vốn, và nếu như Vietcombank không đảm bảo được tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn này, Vietcombank sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Việc tăng lãi suất của Vietcombank trong thời gian vừa qua là do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là tác động của lãi suất quốc tế được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh tăng từ 5.05%/năm đến

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)