thu nhập và chi phí.
Phương pháp này có thể giúp các ngân hàng lượng hóa được rủi ro lãi suất có điều kiện vận dụng, dựa trên sự phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập và chi phí.
Phân tích sự ảnh hưởng của sự thay đổi của lãi suất đến thu nhập và chi phí:
Phân tích các thông số tài chính:
+ Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn xác định tính lỏng của các tài sản có: cho vay và đầu tư kinh doanh khác. Vòng quay vốn càng lớn thì các tài sản có này càng lỏng. Khi có biến động về lãi suất trên thị trường thì mức rủi ro xảy ra sẽ ít hơn vì ngân hàng dễ chuyển đổi các tài sản lỏng đó ra dạng khác, tuy nhiên, những tài sản nào có tính lỏng cao thường kém khả năng sinh lời. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn (hoặc trung hạn - dài hạn) trên tổng dư nợ có liên quan trực tiếp với vòng quay của vốn tín dụng. Nếu một ngân hàng có tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ lớn thì vòng quay vốn tín dụng sẽ lớn. Do vậy, trong một số trường hợp cụ thể, ta có thể xem xét tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ thay cho việc tính vòng quay vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng được xác định như sau:
+ Vòng quay vốn huy động
Doanh số cho vay và đầu tư khác Vòng quay vốn tín dụng = ---
Vòng quay vốn huy động xác định tính ổn định của nguồn vốn. Nguồn vốn càng ổn định thì khả năng chủ động trong điều hành cơ cấu tài sản có càng cao. Hiện nay, ở các nước đang phát triển nói chung và VN nói riêng, do thu nhập thấp nên tích lũy chưa cao cộng với thị trường tài chính - tiền tệ thiếu ổn định; việc huy động vốn trung - dài hạn bị hạn chế ảnh hưởng đến cho vay trung, dài hạn - là cho vay đầu tư chiều sâu nhằm thực hiện chính sách tạo cầu tín dụng. Vì khi doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư chiều sâu, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh kém, hiệu quả kinh doanh thấp làm cho nhu cầu có khả năng thanh toán về vốn của các doanh nghiệp không cao. Trong điều kiện đó, đòi hỏi ngân hàng cần có biện pháp kích cầu bằng việc mở rộng cho vay trung, dài hạn. Nhưng để mở rộng cho vay trung, dài hạn yêu cầu phải có tính ổn định tương đối của nguồn vốn.Vòng quay vốn huy động được tính theo công thức:
Từ 2 chỉ tiêu tài chính trên, ta tính được các chỉ tiêu sau:
Tổng doanh số huy đđộng Vòng quay vốn huy động = --- Số huy động bình quân Vòng quay vốn tín dụng năm Khoảng thời gian tồn tại =--- trung bình của các món vay 12 tháng
Vòng quay vốn huy động năm Khoảng thời gian tồn tại =--- trung bình của vốn huy động 12 tháng
Những chỉ tiêu tài chính trên là các yếu tố để xác định mức rủi ro khi có thay đổi về lãi suất trên thị trường tài chính - tiền tệ.
Khi lãi suất trên thị trường thay đổi, chỉ những tài sản có và tài sản nợ có nhạy cảm với lãi suất (các tài sản có và tài sản nợ có lãi suất không cố định) mới chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi lãi suất. Bởi vậy, để đơn giản sau đây ta chỉ xem xét các tài sản có và tài sản nợ có lãi suất không cố định.
Gọi C : số dư của tài sản có
r1 : lãi suất trung bình của các tài sản có
t1 : thời gian tồn tại trung bình của các tài sản có.
D : Số dư của tài sản nợ
r2 : Lãi suất trung bình của các tài sản nợ
t2 : Thời gian tồn tại trung bình của các tài sản nợ
r
∆ : phần tăng lãi suất
P: thu nhập ròng
Thu nhập từ tài sản có của ngân hàng là: (C.r1.t1), với thu nhập ở đây được hiểu bao gồm: thu từ nghiệp vụ cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác như nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng Trung Ương, các ngân hàng thương mại khác, đầu tư trái phiếu mà các nghiệp vụ kinh doanh này có lãi suất không cố định (bao gồm cả lãi treo phát sinh). Nếu lãi suất tăng thêm ∆r thì thu nhập từ tài sản có là:
C.(r1 + ∆r). t1
Như vậy, thu nhập tăng thêm là:
Tương tự, chi phí tăng thêm từ tài sản nợ (chi cho nghiệp vụ huy động vốn) là:
D. t2. ∆r
Nếu lãi suất tăng thêm ∆r thì thu nhập ròng tăng thêm là: P = dr (C.t1 - D.t2)
Nếu dr và (C.t1 - D.t2) cùng > 0 hoặc cùng < 0 thì P > 0, khi đó ngân hàng sẽ được lợi nhờ việc thay đổi lãi suất thị trường. Ngược lại, Nếu P < 0 thì ngân hàng đã gặp rủi ro, thu nhập giảm sút do lãi suất thị trường thay đổi. Việc tính toán mức rủi ro lãi suất trên đây là rủi ro lãi suất thực tế đối với các khoản cho vay và đầu tư có lãi suất thay đổi. Thực ra, khi lãi suất thị trường thay đổi thì rủi ro cũng có thể xảy ra với các tài sản có và tài sản nợ có lãi suất cố định. Vì khi đó, ngân hàng có thể đã mất một chi phí cơ hội. Ví dụ ngân hàng có một khoản cho vay 10 tỷ VND trong thời gian 1 năm lãi suất cố định 9%/năm. Nếu ngay sau khi cho vay, lãi suất thị trường tăng lên 10%/năm thì ngân hàng đã mất một chi phí cơ hội đáng lẽ ra được hưởng thêm là: 10 tỷ VND x (10% - 9%) = 0,1 tỷ VND. Trong trường hợp món cho vay đó được tính theo lãi suất biến đổi.
Trên đây là các phương pháp lượng hóa rủi ro có thể giúp cho các nhà quản lý các ngân hàng thương mại tham khảo để từ đó, tùy theo quy mô, các điều kiện thích hợp mà ngân hàng ứng dụng chúng vào việc quản lý và phòng ngừa rủi ro lãi suất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chương 2 Thực Trạng Phòng Ngừa và Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
2.1 Giới thiệu sơ lược về Vietcombank.