Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 81 - 89)

Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Swap lãi suất) là thỏa thuận giữa các bên trong đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất cố định hay thả nổi trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian.

Trong giao dịch Swap lãi suất, các ngân hàng có thể đóng vai trò như là bên tham gia trực tiếp vào các giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro cho chính mình hoặc

với vai trò là nhà môi giới nhằm mục đích thu phí. Với chức năng kinh doanh trực tiếp, ngân hàng được xem như là một nhà trung gian thông qua hoạt động mua vào, bán ra đồng thời các hợp đồng Swap.

Khái niệm về Swap lãi suất bao gồm một chuỗi các giao dịch kỳ hạn về lãi suất được thỏa thuận và giao dịch bởi hai đối tác. Thông qua giao dịch Swap, cho phép một ngân hàng có thể tiến hành phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách dài hạn.

Một hợp đồng Swap lãi suất bao gồm: người mua (Swap Buyer) và người bán (Swap Seller). Theo đó, tại những ngày giá trị giao dịch,

- Người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán. - Người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua.

Người mua thanh toán lãi suất cố định (theo thông lệ là người mua), nhìn chung là ngân hàng có lợi thế so sánh trong việc thanh toán lãi suất cố định đối với vốn huy động, trong khi đó, người thanh toán lãi suất thả nổi (theo thông lệ là người bán), nhìn chung là ngân hàng có lợi thế so sánh trong việc thanh toán lãi suất thả nổi.

Thông qua giao dịch Swap lãi suất, ngân hàng mua (tức ngân hàng thanh toán lãi suất cố định), thực hiện giao dịch Swap, nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi suất cho nguồn vốn huy động (tài sản nợ) từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ tài sản có thông qua các khoản cho vay tín dụng. Trong khi đó, ngân hàng bán (tức là ngân hàng thanh toán lãi suất thả nổi) thực hiện giao dịch Swap nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức thả nổi để phù hợp thực hiện giao dịch thả nổi của nguồn thu từ tài sản có.

Lấy một ví dụ điển hình, giả sử Vietcombank sử dụng công cụ phái sinh này, thì Vietcombank sẽ giải quyết được một trong các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, khi Vietcombank phát hành các loại trái phiếu hay kỳ phiếu với một lãi suất cố định theo kỳ hạn. Đặc trưng của loại tài sản nợ này là vốn có kỳ hạn dài với lãi suất cố định. Trong khi đó, Vietcombank đang có những khoản tín dụng thương mại có mức lãi suất thay đổi (thả nổi theo thị trường) 6 tháng một lần. Như vậy, do tính chất lãi suất của tài sản nợ là cố định, trong khi lãi suất tài sản có là thả nổi, do vậy Vietcombank phải đối mặt với sự không cân xứng về thời lượng. Do đó, một phương pháp để Vietcombank phòng ngừa được rủi ro về lãi suất là làm cho thời lượng của tài sản nợ giảm xuống, bằng cách chuyển số tài sản nợ này thành dạng tài sản nợ có kỳ hạn ngắn hơn với lãi suất thả nổi, nhằm mục đích để có thời lượng của tài sản nợ cân xứng với thời lượng của tài sản có. Để làm được điều này, Vietcombank có thể tiến hành giao dịch Swap lãi suất với vai trò là người bán hợp đồng (tức là thực hiện thanh toán lãi suất thả nổi).

Thứ hai, khi Vietcombank thực hiện cho vay bất động sản đối với dân cư có thế chấp với lãi suất cố định, do đó thời lượng của tài sản có thường tương đối dài. Trong khi đó, đặc trưng của tài sản nợ là các khoản huy động tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn ngắn (giả sử thời lượng trung bình là 1 năm). Khi đến hạn, các chứng chỉ tiền gửi và các khoản tiết kiệm được thanh toán và tiếp tục được huy động tuần hoàn với mức lãi suất thị trường hiện hành (lãi suất thả nổi theo thị trường). Như vậy, trong trường hợp này, Vietcombank cũng phải đối mặt với sự không cân xứng về thời lượng. Vì vậy, Vietcombank có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách chuyển hóa tính chất lãi ngắn hạn và thả nổi của tài sản nợ thành lãi suất có kỳ hạn và cố định, nhằm cân xứng về mặt kỳ hạn và thời lượng của tài sản có. Và như vậy, một giải pháp để làm được điều này là Vietcombank phải thực hiện

mua hợp đồng Swap lãi suất, nghĩa là Vietcombank trở thành người thanh toán các khoản lãi cố định trong giao dịch Swap.

Hai trường hợp vừa phân tích trên là hoàn toàn đối lập nhau. Vietcombank cũng có thể đối mặt với trường hợp này và cũng có thể đối mặt với trường hợp kia, hoặc có thể đối mặt với cả hai trường hợp. Tuy nhiên, Vietcombank muốn thực hiện được các giao dịch Swap lãi suất thì phải thực hiện hợp đồng Swap lãi suất với một ngân hàng khác trong điều kiện Vietcombank và ngân hàng đó phải ở trong tình trạng đối lập nhau này, từ đó mới tạo ra những giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm tạo thuận lợi và phòng ngừa rủi ro cho cả hai ngân hàng.

Tuy nhiên, một khả năng có thể đáp ứng là một ngân hàng khác, ngân hàng thứ ba này có thể hành động như một nhà môi giới hay là đại lý để đưa hai ngân hàng có nhu cầu trao đổi lãi suất với nhau và thông qua hoạt động môi giới này ngân hàng môi giới sẽ được thanh toán phí môi giới. Và đặc biệt là ngân hàng thứ ba này cũng có thể trở thành người cung cấp đồng thời cho cả 2 ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất và hoàn toàn chịu mọi rủi ro trong cả hai giao dịch này.

Trước đây, việc thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất chỉ được thực hiện theo các điều kiện được Ngân Hàng Nhà Nước quy định trong quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 09 năm 2003 về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước, theo đó, các ngân hàng thương mại, nếu đủ điều kiện, sẽ có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ này cho đối tượng khách hàng là các công ty nhằm giúp công ty hạn chế rủi ro, về phần ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ. Và khi các ngân hàng với tình trạng hiện hữu là đang có các tài sản nợ là các khoản huy động vốn với lãi suất cố định, nhưng lại có tài sản có là các khoản cho vay với lãi suất thả nổi, nếu lãi suất giảm, thì ngân hàng sẽ gặp

rủi ro. Trong khi đó, các công ty đang thực hiện các khoản vay với lãi suất thả nổi, nếu lãi suất thị trường tăng lên, công ty sẽ đối mặt với rủi ro. Từ đó, để hạn chế rủi ro, ngân hàng và khách hàng là các công ty có nhu cầu, cùng nhau ký hợp đồng hoán đổi lãi suất. Trong đó, ngân hàng sẽ thanh toán lãi suất thả nổi cho công ty trên số tiền vay, còn doanh nghiệp thanh toán lãi suất cố định cho ngân hàng cũng trên số tiền đó đối với các khoản huy động vốn đang tồn tại tại ngân hàng.

Lấy một ví dụ, giả sử Vietcombank, với tư cách là một ngân hàng thương mại hội đủ các tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu về điều kiện được triển khai dịch vụ hoán đổi lãi suất theo quy chề về hợp đồng hoán đổi lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước. Vietcombank sẽ thực hiện ký hợp đồng với một công ty A, với tình hình thực tế như sau:

- Vietcombank muốn đổi lãi suất cố định 5%/năm của một nguồn vốn huy động 1 triệu Đô la Mỹ.

- Một công ty A muốn đổi lãi suất thả nổi Libor + 1% của khoản vay 1 triệu USD trong 3 năm thành lãi suất cố định.

Hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi lãi suất, trong đó thỏa thuận mức lãi suất cố định và thả nổi áp dụng trong thanh toán là 4.5% / năm và Libor. Giả định rằng các khoản thanh toán được thự hiện 6 tháng một lần. Các luồng tiền thực tế trong iao dịch hoán đổi lãi suất được thể hiện như sau:

Đơn vị tính: USD

(VCB nhn) (Công ty A nhn)

Toán (%/n<m)

theo LSCA

(4.5%/n<m) theo lãi suất Libor

(t hợp đồng lãi suất) 1 4.2 22500 21000 -1500 2 4.3 22500 21500 -1000 3 4.46 22500 22300 -200 4 4.8 22500 24000 1500 5 4.9 22500 24500 2000 6 5.2 22500 26000 3500 Tng 135000 139300 4300

Theo bảng trên, trong 3 kỳ thanh toán đầu tiên, lãi suất Libor giảm so với (4.5%/năm), ngân hàng Vietcombank thu được 2,700 USD lợi nhuận do Công ty phải thanh toán lãi suất cố định 4.5%/năm thay cho Vietcombank, trong khi Vietcombank thanh toán lãi suất thả nổi Libor thay cho Công ty từ hợp đồng hoán đổi lãi suất. Đây chính là nguồn bù đắp cho sự giảm thu nhập từ khoản cho vay khi lãi suất thị trường giảm. Ngược lại trong 3 kỳ thanh toán cuối cùng, Công ty cũng nhận được một khoản lợi nhuận là 7,000 USD từ hợp đồng này, để bù đắp cho sự tăng lên của chi phí vay vốn do lãi suất thị trường tăng. Sau khi thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất, mỗi bên tham gia hợp đồng đều phát sinh 3 dòng tiền như sau:

- Đối với Vietcombank:

+ Trả 5% (lãi suất cố định) cho khách hàng gửi tiền. + Nhận 4,5% từ hợp đồng hoán đổi lãi suất cho công ty A. + Trả Libor cho công ty A theo hợp đồng lãi suất.

Như vậy, mức lãi suất ròng mà Vietcombank phải trả cho khách hàng gửi tiền là Libor + 0.5%. Do đó, Vietcombank vẫn có lãi khi sử dụng chính nguồn vốn đó, để cho vay theo lãi suất thị trường là Libor + 1%.

- Đối với công ty A: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trả Libor + 1 % cho khoản vay 1 triệu USD. + Nhận Libor từ phí Vietcombank theo hợp đồng. + Trả 4.5% cho Vietcombank theo hợp đồng.

Kết quả là mức lãi suất ròng mà công ty A phải trả là 5.5%. Với mức này, công ty A sẽ không bị rủi ro khi lãi suất thị trường tăng lên.

Như vậy, thông qua hợp đồng hoán đổi lãi suất, Vietcombank đã chuyển đổi được các khoản vốn huy động vốn với lãi suất cố định sang tài sản nợ có lãi suất thả nổi. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng chuyển được khoản đi vay với lãi suất thả nổi sang tài sản nợ có lãi suất cố định.

Ví dụ tiếp theo trong việc áp dụng công cụ phái sinh Swap lãi suất giữa hai ngân hàng với nhau được mô tả như sau.

Đặt giả thiết rằng:

- Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận cấp giấy phép cho các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện giao dịch Swap lãi suất.

- Hai ngân hàng là Vietcombank (Ngân Hàng Ngoại Thương) và Incombank (Ngân Hàng Công Thương) là hai trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước đủ điều kiện được hiện các giao dịch Swap lãi suất. Trong đó, ngân hàng Incombank là ngân hàng mua (sẽ thanh toán lãi suất cố định), với thực trạng là tài sản nợ là các khoản huy động vốn bằng trái phiếu và kỳ phiếu có kỳ hạn dài và lãi suất cố định, trong khi về mặt tài sản có là những khoản thu từ tín dụng thương mại có lãi suất thả

nổi thay đổi 6 tháng 1 lần. Và Ngân hàng Vietcombank là người bán (sẽ thanh toán lãi suất thả nổi), với thực trạng là tài sản nợ là các khoản tiền gửi tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi trong ngắn hạn được thực hiện tuần hoàn khi đến hạn với lãi suất thả nổi của thị trường.

- Hai ngân hàng này gặp sự bất lợi đối với sự mất cân đối về thời lượng giữa tài sản nợ và tài sản có theo hướng đối nghịch nhau. Do vậy, hai ngân hàng này sẽ cùng nhau thực hiện giao dịch lãi suất để giải quyết bài toán về sự mất cân đối của chính mình, thông qua giao dịch trực tiếp bằng hợp đồng Swap lãi suất hoặc nhờ bên thứ ba (nếu có) dàn xếp để thực hiện hợp đồng này, nhằm phòng ngừa rủi ro về lãi suất.

Nếu đưa một ví dụ tương tự ở phần ví dụ Vietcombank ký hợp đồng hoán đổi lãi suất với công ty A, thì kết quả thực hiện hợp đồng cũng được mang lại lợi ích cho cả Vietcombank và Incombank (ở đây Incombank đóng vai trò là Công ty A). Và như vậy, cả hai ngân hàng đều tránh được rủi ro về lãi suất.

Kể từ tháng 4/2007 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với các doanh nghiệp không phải là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam; giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Đây là cơ hội tốt để cho các ngân hàng thương mại phát triển việc sử dụng những công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro về lãi suất đang đối mặt với các ngân hàng thương mại hiện nay.

Và do vậy, với một Vietcombank đầy kinh nghiệm trong việc quản lý các nguồn vốn, Vietcombank có đầy đủ mọi điều kiện để có thể triển khai đầy đủ các

phương thức để thực hiện các hợp đồng hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa những rủi ro về lãi suất không những cho bản thân Vietcombank mà còn cung cấp cho thị trường tài chính công cụ giảm giúp khách hàng giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sự thay đổi của lãi suất thị trường.

Ngoài những công cụ phái sinh được giới thiệu ở phần trên, Vietcombank cần xây dựng bổ sung các chiến lược khác nhau nhằm mang lại hiệu quả hơn nữa trong việc phòng ngừa và quản lý các rủi ro về lãi suất, và điều này tiếp tục được đề cập dưới đây.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 81 - 89)