Cơ cấu tổ chức của hệ thống Vietcombank

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 45)

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức hệ thốngVietcombank

(Tính đến thời điểm 01/01/2006) - (Nguồn: bản báo bạch Vietcombank).

- Mạng lưới trong nước.

+ 05 công ty con, gồm có: công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB Leasing), công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (VCB - AMC), ông ty liên doanh Vietcombank Tower, ông ty liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành.

- Mạng lưới tại nước ngoài: 02 văn phòng đại diện tại nước ngoài: Paris (Pháp) và Singapore: văn phòng đại diện Vietcombank tại Paris (Pháp), và văn phòng đại diện Vietcombank tại Singapore, và 01 công ty con là Công ty Tài chính Việt Nam tại Hồng Kông (Vinafico).

- Ngoài ra, Vietcombank còn tham gia góp vốn với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty cổ phần: 8 ngân hàng và tổ chức tín dụng, và 5 công ty cổ phần, và 3 liên doanh với nước ngoài: công ty liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán (VCBF) (với đối tác Viet Captital Holdings - Singapore), công ty TNHH Vitcombank-Bonday (với đối tác Bonday Investement-Hongkong), Ngân Hàng liên doanh Chohung VinaBank (Nay là Shinhan Bank) (với đối tác Shinhan Bank -Hàn Quốc).

2.1.3 B瓜 máy quản lý Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Ngân hàng là các văn bản pháp luật của Nhà nước và Điều lệ được hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân Hàng Ngoại Thương (NHNT) ban hành kèm

theo Quyết định số 62/QĐ/HĐQT ngày 08 tháng 11 năm 2001, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2001 và được thực hiện kể từ khi được NHNN chuẩn y ngày 26 tháng 11 năm 2001 tại Quyết định số 1476/2001/QĐ-NHNN.

Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý Vietcombank tính đến thời điểm 01/01/2006.

2.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Vietcombank.2.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính của Vietcombank. 2.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính của Vietcombank.

Với phương châm “Luôn mang đến cho bạn sự thành đạt”, Vietcombank không ngừng nghiên cứu, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Khách hàng có cơ hội tiếp cận nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng, không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tiền gửi, cho vay mà còn bao gồm các dịch vụ hiện đại khác như bảo lãnh, hợp đồng phái sinh ngoại hối, ngân hàng đại lý...

- Dịch vụ ngân hàng truyền thống: dịch vụ cung cấp tài khoản, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ chiết khấu chứng từ, dịch vụ cho vay.

- Dịch vụ ngân hàng hiện đại: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thuê mua tài chính, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ nhờ thu trơn, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng đại lý, dịch vụ ngân hàng đầu tư, và kinh doanh chứng khoán và các công cụ phái sinh.

2.2.2 Tình hình huy động vốn.

Trong giai đoạn 2003 - 2005, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng. Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Vietcombank đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh; cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy

động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an...). Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp cả VNĐ và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Theo nguồn vốn.

Vốn huy động của Ngân hàng năm 2005 đạt trên 125.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2004. Trong khi đó, tiền vay từ thị trường liên ngân hàng năm 2005 đã giảm đáng kể (53,8%) so với năm trước đó. Năm 2005 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), tăng hơn 107% so với năm 2004, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính.

- Theo kỳ hạn.

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và dân cư (bao gồm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá) năm 2004 đạt trên 105.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 54,48%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 42,02%. Đến năm 2005, vốn huy động từ khu vực này tăng lên khoảng 122.452 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 57,31%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 41,95%. Tuy nhiên, đến quý I/2006, tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn đã giảm xuống chỉ còn 48,30% trong khi tiền gửi có kỳ hạn lại tăng lên 44,83% góp phần cân đối kỳ hạn huy động vốn của Ngân hàng.

2.2.3 Hoạt động tín dụng. - Chính sách tín dụng.

Năm 2005 là năm thứ ba liên tiếp Vietcombank thực hiện chủ trương “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế” trên cơ sở các chính sách tín dụng như sau: mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả.

Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. Thực tế triển khai định hướng và các chính sách tín dụng như trên đã cho thấy sự đúng đắn, phù hợp với tình hình môi trường kinh tế - kinh doanh, với khả năng và nguồn lực của NHNT. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNT trong 03 năm vừa qua có xu hướng giảm dần. Đặc biệt năm 2005, tổng dư nợ của NHNT đạt khoảng 61.044 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2004 là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 04 năm trở lại đây (năm 2002 tăng trưởng 65%, năm 2003: 35%, năm 2004: 33%). Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của NHNT, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại của ngành và 04 ngân hàng thương mại nhà nước. Hiện thị phần tín dụng của NHNT chiếm khoảng 10,5% thị phần toàn ngành.

- Diễn biến tăng trưởng tín dụng.

+ Tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực, các chi nhánh tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đông Nam Bộ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn.

+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhà nước trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần.

+ Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với VND và ngoại tệ.

+ Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.

- Quản lý rủi ro và bảo toàn vốn.

Một đặc điểm cố hữu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là luôn tiềm ẩn rủi ro. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, NHNT luôn chú trọng đến công tác quản lý rủi ro và bảo toàn vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của mình. NHNT xác định có 04 nhóm rủi ro chính:

+ Nhóm rủi ro tài chính: Bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,

rủi ro thanh khoản, rủi ro giá cả chứng khoán/hàng hóa, rủi ro về vốn.

+ Nhóm rủi ro hoạt động: Bao gồm rủi ro liên quan đến chiến lược kinh doanh,

mô hình tổ chức, công nghệ, sai sót trong quản lý...

+ Nhóm rủi ro về môi trường kinh doanh: Bao gồm rủi ro môi trường pháp lý,

rủi ro quốc gia, rủi ro môi trường kinh tế vĩ mô, rủi ro về hệ thống tài chính tiền tệ và hệ thống thanh toán.

+ Nhóm rủi ro liên quan đến các sự cố bất thường: Bao gồm rủi ro về chính trị,

khủng hoảng của hệ thống tài chính ngân hàng, các thảm họa tự nhiên, cháy nổ... Để đảm bảo công tác quản lý rủi ro và bảo toàn vốn được thực hiện đúng hướng và hiệu quả, NHNT đã thành lập các uỷ ban phụ trách trong công tác quản lý rủi ro theo

thông lệ ngân hàng quốc tế. Về cơ bản, mô hình tổ chức quản lý rủi ro của NHNT được phân chia như sau:

Ủy ban quản lý rủi ro (Risk Management Council): trực thuộc Hội đồng quản

trị, được thành lập theo Quyết định số 455/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001, chịu trách nhiệm chung về việc xây dựng các chính sách quản lý cả 4 nhóm rủi ro trên.

Uỷ ban quản lý tài sản có/tài sản nợ (ALCO): trực thuộc Tổng Giám đốc, được

thành lập theo Quyết định số 456/QĐ-TCCB-ĐT ngày 21/09/2001. ALCO có trách nhiệm giám sát các rủi ro trong nhóm rủi ro tài chính, cụ thể: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cả chứng khoán/hàng hóa, rủi ro thanh khoản, mức độ an toàn vốn.

Hội đồng Tín dụng Trung Ương (TW): trực thuộc Tổng Giám đốc, được thành

lập theo Quyết định số 409/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 nhằm mục đích nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chính sách tín dụng, xét duyệt giới hạn tín dụng và triển khai chính sách quản lý rủi ro đối với khách hàng là các doanh nghiệp.

Đối với các nhóm rủi ro hoạt động, rủi ro về môi trường kinh doanh và rủi ro liên quan đến các sự cố bất thường, tùy theo mức độ cần thiết và từng hoàn cảnh cụ thể mà ủy ban quản lý rủi ro sẽ thành lập các tiểu ban chuyên trách.

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong khoảng 10-15 năm tiếp theo từ năm 2005, Vietcombank sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược là: “Trở thành một tập đoàn tài chính đa năng có quy mô

đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại các thị trường tài chính thế giới”. Nhằm đạt được mục tiêu trên Vietcombank dự kiến lộ trình triển khai gồm các

+ Tiếp tục tăng năng lực tài chính, trong đó bao gồm nâng quy mô vốn tự có và hệ số an toàn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu.

+ Nâng cao năng lực điều hành và quản trị ngân hàng.

+ Phát triển mở rộng hoạt động để trở thành tập đoàn tài chính đa năng.

(ĐV tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Ghi chú 2005 2004

I.Thu nhập lãi và các khoản tương đương 6.345.238 3.852.104

II.Chi phí lãi và các khoản tương đương 3.034.139 2.440.551

III.Thu nhập lãi thuần & các khoản tương đương (III)=(I((II) 3.311.099 1.411.553

IV.Thu nhập ngoài lãi thuần 975.252 1.432.425

V.Tổng thu nhập HĐKD (V)=(III)+(IV) 4.286.351 2.843.978

VI. Tổng chi phí HĐKD 967.922 882.827

VII.Thu nhập HĐKD thuần (VII)=(V)-(VI) 3.318.429 1.961.151

VIII.Chi phí dự phòng rủi ro 1.558.546 462.566

IX.Lợi nhuận trước thuế (IX)=(VII)-(VIII) 1.759.883 1.498.585

X.Thuế thu nhập doanh nghiệp 467.330 394.772

XI.Lợi nhuận sau thuế (XI)=(IX)-(X) 1.292.553 1.103.813

XII.Lợi ích của cổ đông tối thiểu 2.344 1.040

XIII.Lợi nhuận thuần trong năm (XIII)=(XI)-(XII) 1.290.209 1.102.773

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2004-2005

(Nguồn: Vietcombank)

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của NHNT đạt khoảng 4.286,4 tỷ đồng, tăng 50,7% so với năm 2004. Thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương đương đạt 3.311 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,2% tổng thu nhập. Thu nhập thuần từ phí dịch vụ đạt 447,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,4% tổng thu nhập. Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 192,8 tỷ đồng (chiếm 4,5% tổng thu nhập) trong khi thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư vào chứng khoán chiếm 0,5%. Trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, lương và các chi phí nhân viên khác chiếm 40,8%, chi phí khấu hao chiếm 23,9% và còn lại 35,3% là các chi phí hoạt động kinh doanh khác.Lợi nhuận trước thuế của NHNT năm 2005 đạt 1.759,9 tỷ đồng, tăng 17,4% so

với năm 2004. Lợi nhuận sau thuế của NHNT năm 2005 đạt gần 1.292,6 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2004.

2.2.5 Định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2015.

Trước những yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vietcombank đã xác định một mục tiêu cụ thể, trở thành:

“Tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn

nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại các thị truờng tài chính thế giới”.

Mục tiêu trên là hoàn toàn có cơ sở dựa trên các thành quả đạt được sau gần 05năm thực hiện đề án tái cơ cấu cũng như các số liệu về tốc độ tăng trưởng và vị thế hiện tại của Vietcombank.

Năm 2004, Vietcombank xếp thứ 748 trong số gần 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới, tăng 10 bậc so với năm 2003 trên bình diện khu vực Châu Á (không bao gồm Nhật Bản), Vietcombank hiện xếp thứ 127 về vốn chủ sở hữu và thứ 119 tính theo tổng tài sản.

Với tốc độ tăng trưởng dự kiến 15%/năm, Vietcombank sẽ có quy mô trên 30tỷ USD và vốn chủ sở hữu cần có khoảng 2.0-2.5 tỷ đolla Mỹ vào năm 2015. Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng dự kiến 5%/năm, ngân hàng lớn thứ 70 tại Châu Á hiện nay sẽ có tổng tích sản là khoảng 17 tỷ đolla Mỹ và vốn chủ sở hữu 1.4 tỷ đolla vào năm 2015.

- Một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng c映 th吋 nh逢 sau:

+ Tăng trưởng huy động vốn bình quân : 18 - 20%/năm. + Tăng trưởng tín dụng bình quân : 18 - 20%/năm.

+ Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động: 33 - 35%/năm.

+ Tăng trưởng doanh số thanh toán qua ngân hàng bình quân: 25 - 30%/năm. + Tỷ trọng nợ xấu so tổng dư nợ tín dụng đến năm 2010: 5 - 7%/năm.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến năm 2010: 8%.

- Lộ trình cổ phần hoá và trở thành tập đoàn tài chính đa năng:

Nhằm đạt tới mục tiêu phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng vào năm 2015, Vietcombank dự kiến lộ trình triển khai gồm các bước như sau:

+ Tiếp tục tăng năng lực tài chính.

+ Tiếp tục các giải pháp nâng cao năng lực tài chính trước cổ phần hoá. + Tăng vốn cấp II thêm khoảng 1.200 tỷ đồng.

+ Phát hành cổ phiếu ra công chúng vào tháng 07 năm 2007.

Đến năm 2015, lượng vốn chủ tự có cần có để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế 10% sẽ là khoảng 32.000tỷ đồng ( 2.0tỷ USD) đồng nghĩa với việc tổng lượng vốn phải tăng thêm trong giai đoạn 2005-2015 là khoảng 24.000tỷ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)