hình rủi ro của ngân hàng.
1.3.1 Tổng quan về quản trị rủi ro ngân hàng. 1.3.1.1 Khái niệm.
Có người cho rằng quản trị rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm. Nhưng có người cho rằng, cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro một cách toàn diện, và như vậy, với quan điểm này, gần như được sự tán thành của mọi người. Vì vậy, với quan điểm là quản trị rủi ro toàn diện, người ta có thể khái quát về khái niệm về quản trị rủi ro như sau:
“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống, nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, và những ảnh hưởng bất lợi khác của rủi ro”
1.3.1.2 Quản trị rủi ro.
Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động,…, để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi. Người ta nói kiểm soát rủi ro là một nghệ thuật, bởi lẻ nó luôn đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo. Mỗi tổ chức có thể gặp những loại rủi ro khác nhau và tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mình, họ cũng có những cách khác nhau để phòng tránh rủi ro. Các biện pháp kiểm soát được chia thành các nhóm sau đây:
Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Có thể né tránh bằng cách chủ động né tránh từ trước, hoặc né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.
- Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất.
Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để làm giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại, thông qua: các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất, hoặc sử dụng các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro, hoặc sử dụng các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ru(
- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất.
Đây là các biện pháp nhằm để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra, bao gồm: việc cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, hoặc thực hiện việc chuyển nợ, hoặc thực hiện việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, hoặc là thực hiện dự phòng hay phân tán rủi ro.
- Các biện pháp chuyển giao rủi ro.
Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng cách: chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác hay tổ chức khác. Hoặc là thực hiện chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người hay tổ chức khác, trong đó, quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro. (ví dụ: mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu).
Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hóa rủi ro thường được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, như đa dạng hoá thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm, đa dạng hóa khách hàng,…, để phòng chống rủi ro.
Như đã trình bày ở phần đầu của chương này, rủi ro có rất nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, và rủi ro có thể đến với bất cứ ai hay tổ chức nào. Do đó, dù có thực hiện việc phòng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát chặt chẽ đến như thế nào, thì cũng không thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả mọi tổn thất. Người ta chỉ có thể giảm thiểu hay ngăn chặn bớt rủi ro, chứ không thể né tránh, tiêu diệt được hết những hậu quả xấu. Vì vậy, một khi tổn thất xảy ra, thì trước hết, nhà quản trị cần phải theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Tiếp theo đó, nhà quản trị cần phải xây dựng những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp thông qua hai nhóm biện pháp như sau:
- Tự khắc phục rủi ro (còn gọi là lưu giữ rủi ro), là phương pháp mà người hay tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với các nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả. Để có thể tự khắc phục rủi ro một cách có hiệu quả, thì nhà quản trị của tổ chức đó nên lập quỹ tự bảo hiểm và lập kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học.
- Chuyển giao rủi ro, đối với những tài sản hay đối tượng đã mua bảo hiểm, thì khi tổn thất xảy ra, việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi bồi thường.
Trên đây là ba nội dung chính của quản trị rủi ro mà các nhà quản trị cần quan tâm để có thể thực hiện phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.
1.4 Giới thiệu tổng quát về các công cụ phòng chống cơ bản đối với rủi ro ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tính đa dạng và ảnh hưởng sâu rộng của các rủi ro là một khó khăn để các nhà quản trị ngân hàng đối mặt, chấp nhận chung sống với nó, với mục đích cuối cùng là giảm thiểu những tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải sử dụng một cách hiệu quả nhất thông qua những công cụ phòng ngừa đó là các nghiệp vụ phái sinh được nhiều ngân hàng ứng dụng, và xem chúng như những vũ khí tốt nhất để phòng ngừa và quản lý hiệu quả nhất các rủi ro có thể hoặc đang xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau đây là phần giới thiệu tổng quan các nghiệp vụ phái sinh cơ bản được vận dụng trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay.
1.4.1 Hợp đồng giao ngay (Spot Contract).
Hợp đồng giao ngay là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán trong vòng hai ngày làm việc, kể từ khi hợp đồng được ký kết. Đặc điểm của hợp đồng giao ngay là sự trao đổi đồng thời và ngay lập tức giữa hàng hoá và tiền tệ, do đó các giao dịch giao ngay còn được gọi là giao hàng để đổi lấy thanh toán (Delivery versus Payment-D/P). Tuy nhiên, trong thực tế, theo tập quán thì các hợp đồng giao ngay thường được tất toán sau hai ngày ký kết hợp đồng.
1.4.2 Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract).
Hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng mua bán trước là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, rằng: người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Hay nói cách khác, hợp đồng kỳ hạn: là một công cụ tài chính phái sinh đơn giản. Đó là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản ( hàng hoá
hoặc các tài sản tài chính) tại một thời điểm trong tương lai với một giá đã xác định trước. Đặc điểm của hợp đồng này là:
- Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (TCTC) với nhau, hoặc giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương).
- Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ thế đoản vị (short position).
- Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn: Đến thời điểm đáo hạn người giữ vị thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị thế trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá trị dương), còn người giữ vị thế đoản vị bị giá trị âm; và ngược lại.
1.4.3 Hợp đồng tương lai (Future Contract).
Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, rằng : việc thanh toán và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Để hạn chế rủi ro biến động lãi suất trong tương lai, nhìn chung đòi hỏi các ngân hàng phải giữ vị thế trên thị trường trong tương lai đối nghịch với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay. Như vậy, hợp đồng tương lai là rất giống với hợp đồng kỳ hạn. Sự khác nhau giữa chúng là:
- Hợp đồng tương lai được giao dịch một cách có tổ chức trên sở giao dịch, trong khi đó, hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận song phương, được giao dịch trên thị trường phi tổ chức (Over The Counter-OTC).
- Giá của hợp đồng kỳ hạn được ấn định cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng.
Trong khi đó, đối với hợp đồng tương lai, giá của hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường (Market - To - Market). Điều này có nghĩa là giá của hợp đồng tương lai được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh những thay đổi của các lực lượng cung cầu trên thị trường. Do đó, hàng ngày, người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi giá trị của hợp đồng để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
- Các hợp đồng kỳ hạn là các hợp đồng tùy ý, phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán (Tailor-Made Contracts); trong khi đó, các hợp đồng tương lai lại là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa (Standardised Contracts).
- Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương, là đối tượng chịu rủi ro tín dụng của đối tác tham gia hợp đồng ; trong khi đó, rủi ro tín dụng đối với các hợp đồng tương lai được giảm một cách đáng kể, bởi sự bảo đảm của sở giao dịch tương lai.
1.4.4 Hợp đồng quyền chọn (Option Contract).
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option)và hợp đồng quyền chọn bán (Put Option). Hợp đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền bán là thỏa thuận
cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn: khác với hợp đồng mua bán trước và hợp đồng mua bán tương lai, hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Hợp đồng chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể: thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền . Để có quyền này, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trả quyền phí; giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện; ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện. Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo kiểu Châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ.
Một điểm đáng chú ý là: trong khi người mua hợp đồng lựa chọn (Call Option) mong muốn giá của sản phẩm hợp sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng lựa chọn (Put Option) lại hy vọng giá xuống. Nếu cao hơn giá định trước, họ sẽ từ chối quyền bán và chịu mất quyền phí. Và do đó, việc từ chối hay không từ chối quyền khi giá ngày đáo hạn cao (hay thấp) hơn cũ sẽ được các nhà đầu tư tính toán trên cơ sở mức độ chênh lệch giữa giá định trước với giá ngày đáo hạn và quyền phí. Các hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường phi chính thức.
1.4.5 Hợp đồng hoán đổi (Swap).
Hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên thoả thuận trao đổi nghĩa vụ thanh toán. Thông thường giao dịch này bao gồm việc thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là việc thanh toán nợ gốc. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi ngoại tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung (OTC) được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Theo đó không có một mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung.
Đối với các hợp đồng hoán đổi lãi suất, trước khi các giao dịch hoán đổi xuất hiện, bên vay và bên cho vay thường bị giới hạn ở lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi, cấp vốn hoặc cho vay trên cơ sở tiền mặt. Nhà đầu tư hoặc ngân hàng sẽ gặp phải sự không tương xứng về lãi suất giữa tài sản có và tài sản nợ. Ví dụ công ty vay lãi suất cố định , nhưng lại đầu tư vào thị trường lãi suất thả nổi, chắc chắn sẽ bị lỗ khi lãi suất giảm do không có khoản tăng thu nhập từ tài sản có lãi suất thả nổi. Giao dịch hoán đổi được tạo ra để xử lý những sự không tương xứng này, tạo cho ngân hàng, doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình.
Khi mới xuất hiện công cụ này vào đầu thập kỷ 1980, các ngân hàng dàn xếp các giao dịch hoán đổi cho các bên cụ thể có nhu cầu cần bổ sung cho nhau. Các ngân hàng thu được phí do làm đại diện trong các giao dịch này. Thị trường càng phát triển, ngân hàng tham gia với vai trò chủ chốt, thực hiện những bù trừ tất cả các trạng thái với các bên ngang nhau và đối nghịch.
Trên đây là những công cụ phái sinh được sử dụng cho việc phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với các ngân hàng thương mại. Trong số đó, rủi ro về lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là một vấn đề được đề cập rất
nhiều trong giai đoạn hiện nay, khi mà cơ chế về lãi suất được vận dụng thả nổi theo thị trường, từ đó tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều hoạt động của ngân hàng. Và do vậy, đối với các ngân hàng thương mại, việc vận dụng các công cụ phái sinh, được giới thiệu khái quát ở phần tiếp theo dưới đây, sẽ là những kiến thức rất hữu ích để giúp cho các ngân hàng thương mại thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất, và trên cơ sở đó, nó sẽ giúp ngân hàng chủ quản lý được mọi tình huống thay đổi có thể xảy ra nhằm giúp cho hoạt động của ngân hàng luôn ổn định và phát triển bền vững.
1.5 Quản trị và lượng hóa rủi ro về lãi suất đối với các ngân hàng thương mại.
Trong số những rủi ro mà các ngân hàng thương mại sẽ có nguy cơ đối mặt, thì rủi ro về lãi suất là một vấn đề đang được các ngân hàng thương mại quan tâm nhiều nhất, bởi sự ảnh hưởng của nó có thể gây nên những hậu quả khó lường cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do vậy, các ngân hàng không ngừng xây dựng cho mình các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro về lãi suất nhằm tránh những tổn thất do sự thay đổi của lãi suất trên thị trường. Vì vậy, để có thể