Chính sách thắt chặt cung ứng tiền

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 44 - 45)

1 Milton Friedman Dollars and Deficits Prentice Hall Inc New Jersey 968 Part , P

12.3.3.2. Chính sách thắt chặt cung ứng tiền

Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, không ở trong tình trạng lạm phát quá cao, nhưng chính sách thắt chặt cung ứng tiền quá mạnh và quá dài vì muốn bảo vệ giá tiền nội địa, vì quá lo lắng đến lạm phát, vì những dự đoán quá thận trọng về tình hình giá cả trong nước trong một vài quý (hay vài năm tới…) đều có thể gây ra suy thoái.

Lãi suất tăng vì tiền trở nên khan hiếm hơn sẽ làm đầu tư suy giảm, người ta lao vào các dịch vụđầu tư ngắn hạn mang nhiều tính ăn xổi của thị trường chứng khoán. Đầu tư dài hạn thiếu vốn bởi không ai dám trả lãi suất cao. Nhập khẩu hàng tiêu dùng gia tăng sẽ gây sức ép cho sản xuất nội địa. Hàng xuất khẩu kém hẳn sức cạnh tranh vì tiền nội địa lên giá. Ngoại

thương thâm hụt sẽ tiếp tục đẩy tỷ giá lên cao và khiến cho sản xuất nội địa đình đốn. Dự trữ quốc gia suy giảm.

Thất nghiệp tăng và tình trạng lãng phí vì không tận dụng được tài nguyên đã đầu tư và tài nguyên chưa đầu tư gây ra áp lực rối loạn về cơ cấu. Suy thoái là cha đẻ của rối loạn. Dĩ nhiên, ngoài chính sách thắt chặt tiền tệ, các nhân tố như cấm vận, khủng hoảng chính trị, chiến tranh, bạo loạn… cũng có thể gây ra suy thoái. Nhưng chúng ta chỉ quan tâm đến suy thoái gây ra từ chính sách tiền tệ nhưđã giới hạn từđầu.

Người ta có thể ngăn chặn lạm phát và suy thoái như thế nào. Mọi giải pháp đều phải xuất phát từ nguyên nhân. Phải chính người thắt nút mới gỡđược nút. Chính sách tiền tệ đã gây ra những biến động như thế, thì mọi cố gắng chống lại suy thoái hay lạm phát đều phải được bắt đầu bằng chính sách tiền tệ. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu về những nỗ lực, mà NHTW và chính sách của nó có thể làm, để tác động đến nền kinh tế, sửa chữa sai lầm hoặc cải thiện tình hình kinh tế.

TÓM TẮT

1) John Maynard Keynes trong các phân tích kinh tế vĩ mô của ông, cùng với John Hicks và các nhà kinh tế học cổđiển khác cho rằng: chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất, cung ứng tiền, nhu cầu về tiền từđó, mà tác động toàn diện tới sản lượng, thu nhập, đầu tư và tiêu dùng.

2) Mô hình ISLM là minh họa nổi tiếng của Keynes và các nhà khoa học khác về luận điểm trên.

3) Lạm phát gây ra do sự gia tăng cung ứng tiền.

4) Cung ứng tiền gia tăng trực tiếp tạo ra cầu kéo lạm phát, gián tiếp gây ra chi phí đẩy lạm phát và tỷ giá hối đoái tăng, kéo lạm phát tăng theo. Đó là 3 nguyên nhân chính.

5) Lạm phát có nhiều loại và nhiều cách gọi. Về định lượng có các loại lạm phát: 1 chữ số, 2 chữ số và 3 chữ số cho đến siêu lạm phát.

Về mặt định tính có: lạm phát thuần túy, lạm phát cân bằng, không cân bằng. Lạm phát dựđoán trước, lạm phát bất thường, lạm phát cao và lạm phát thấp.

6) Lạm phát gây ra ít nhất 5 loại hậu quả: Nó là lãi suất danh nghĩa tăng do vậy sản xuất trì trệ, làm thu nhập thực tế của nhân dân giảm. Chi phí để giảm nó là thất nghiệp cao, gây ra tình trạng phân phối thu nhập bất bình đẳng, tăng thêm nợ cho nền kinh tế quốc gia.

7) A.W.Phillips vẽ ra đường cong mang tên ông năm 1958, thể hiện tỷ lệ bù trừ giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian ngắn. Sau này Milton Friedman bổ sung thêm lý thuyết ổn định thất nghiệp trong tình hình có đủ thông tin để vẽ nên đường cong Phillips dài hạn.

8) Lạm phát cũng gây ra suy thoái bởi chi phí đẩy và cầu kéo,

9) Các nhà Friedman học thì bổ sung thêm tình trạng suy thoái dài hạn do lạm phát cung ứng tiền quá giới hạn. Ngoài ra, thắt chặt quá lâu và chặt tay trong cung ứng tiền cũng tạo ra suy thoái.

10) Tóm lại, suy thoái xảy ra do nguyên nhân là lạm phát có căn nguyên từ chính sách tiền tệ, và cũng có thể trực tiếp do tác động của chính sách tiền tệ, khi nó đi vào hướng cực đoan, quá mở rộng hoặc quá thắt trong thời gian dài ■

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)