1 Milton Friedman Dollars and Deficits Prentice Hall Inc New Jersey 968 Part , P
12.2.3.3. Lạm phát và thất nghiệp
Mọi người đều không ưa gì lạm phát. Nhưng để đẩy lùi nó bao giờ cũng phải có những giá nhất định. Chi phí để chống lạm phát cũng là một trong những hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế.
Từ thập niên 40, Keynes và những nhà kinh tế theo trường phái của ông đã cho rằng thất nghiệp là một đầu của cán cân mà đầu bên kia là lạm phát. Người ta chỉ có thể dìm đầu này xuống khi và chỉ khi chịu chấp nhận cho đầu kia vọt lên.
Năm 1958, A.W. Phillips diễn tả điều trên bằng đường cong mà sau này được mệnh danh là đường cong Phillips. Các nhà kinh tế học trường phái Keynes cho rằng đường cong này cung cấp cho các nhà làm chính sách kinh tế một thực đơn để chọn lựa. Một nhà hoạch định chính sách kinh tế ở Mỹ cho rằng, nếu muốn giảm thất nghiệp xuống mức thấp hơn các mức của năm 1990 - 1995, sẽ phải chọn điểm A trên biểu đồ 12.9. Biểu này cho biết một sự kết hợp mà ởđó mức thất nghiệp sẽở tỷ lệ 3% nhỏ hơn bất kỳ mức nào từ năm 1990 đến năm 1995. Nhưng đánh đổi lại, lạm phát sẽ cao hơn 5% một năm.
Sự chọn lựa theo hướng kiểm soát để hạn chế lạm phát thấp hơn sẽ phải trả giá một cách tương đương bằng thất nghiệp cao hơn. Trong trường hợp Đức và Pháp, điểm B và C cho biết các nước này sẽ có được tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với năm 1994 (ởĐức) và các năm từ 1993 đến nửa đầu 1996 (ở Pháp). Tuy nhiên, điều đánh đổi cho những thành quảấy là tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ cao hơn rất nhiều.
Chương 12 - Tác động của chính sách tiền tệ
Càng đi về phía dưới của đường cong, lạm phát càng thấp dần và có thể bằng không (hoặc âm) nhưđiểm E trong đường Phillips của Nhật Bản. Thế nhưng điều đi liền với nó là tỷ lể thất nghiệp chắc chắn phải cao hơn. Ngược lại, bằng việc chấp nhận đi về phía trên của đường cong, cam chịu lạm phát, quốc gia đó có thể mở rộng được số việc làm và sản lượng.
Đó là nội dung của đường cong Phillips. Nó giải đáp những câu hỏi về hậu quả và cái giá phải trả cho lạm phát từ thập niên 60, thời kỳ huy hoàng của học thuyết Keynes. Bằng cách lựa chọn chính sách thuế và tiền tệ, chính phủ có thể gián tiếp kiểm soát tiêu dùng, tiến đến hạn chế tổng cầu và ngăn chặn những bước tiến cao hơn của lạm phát. Nhưng điều đó sẽ làm gia tăng thất nghiệp tự nguyện và kết quả là tỷ lệ thất nghiệp nói chung sẽ cao.
Nguồn: BIS - 65 and 66th annual report - Published
by the Bank for International settlements - Switzerland April 1995 - 1996 - P.12 - 19
Sau thập niên 70, nhiều vấn đề đặt ra đã làm cho lập luận này không còn hoàn toàn chính xác. Ngay trên biểu đồ 12.9, chúng ta cũng có thểđặt ra vài câu hỏi, chẳng hạn như: (1) Tại sao đường Phillips lại quá dốc cho cả 4 nước. (2) Tại sao đường Phillips của Đức và Pháp lại dịch chuyển cả về bên phải với mức độ rất lớn, cho biết trong khi tỷ lệ lạm phát dao động không nhiều, thất nghiệp đã vọt lên rất cao. Những câu hỏi này đã được các nhà kinh tế học tiền tệ lý giải. Từ sự lý giải này xuất hiện cách gọi đường Phillips ngắn hạn (SRPC) và dài hạn (LRPC).
a) Đường Phillips ngắn hạn
Biểu đồ 12.10a cho thấy tình hình của đường Phillips ngắn hạn (Short-Run Phillips Curves). Điểm cân bằng E trên trục hoành cho biết để có lạm phát bằng không, Phillips cho rằng mức thất nghiệp (thí dụ) 6% là giá phải trả cho kết quả này. Tại điểm E, ngoại trừ lượng cung và cầu lao động đã cân bằng, trong nền kinh tế có một lực lượng lao động chưa có việc làm. Chính sách nới rộng tiền tệ sẽ có thể làm gia tăng tổng cầu, kích thích việc mở rộng sản xuất. Nền kinh tế trượt tới điểm A với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 4%. Nghĩa là hơn 2% lực lượng lao động đã có được việc làm. Nhưng điểm A cũng cho biết rằng tổng cầu tăng và lương tăng (do lực lượng lao động mới có việc làm) sẽ làm cho giá cả không còn ở mức lạm phát 0% nữa mà đã vọt lên 6%.
Nhưng nền kinh tế không ổn định lâu ở A với chính sách tiền tệ cũ. Giá cả tăng làm cho cung tiền tệ thực tế giảm. Và tựđộng, lạm phát 6% được cộng vào lãi suất. Sự tăng của lãi suất, làm giảm hẳn nhu cầu về tiền. Tổng cầu lại giảm trở lại, sản xuất kém mở rộng hơn và thất nghiệp lại tăng. Điểm A lại trượt xuống phía dưới. Khi giá cả và tiền lương đã tăng đủ để làm giảm mức cung tiền, và lãi suất đã tăng tới mức kéo sản lượng tụt lùi và nhu cầu về tiền giảm xuống, điểm cân bằng sẽ từ A trở lại dao động xung quanh E.
Ngược lại với sự thắt chặt, tiền lương ngắn hạn sẽ có thể làm cho tổng cầu xuống thấp tới mức đưa lạm phát xuống dưới không, trở thành giảm phát. Điều đương nhiên là mức tổng cầu thấp như thế sẽ kéo lượng cung giảm theo. Các xí nghiệp giảm sản lượng, sa thải nhân công. Nền kinh tế có thể xoay quanh điểm cân bằng B với lạm phát chỉ còn -3% nhưng thất nghiệp gần đến 8%.
b) Đường Phillips dài hạn
Quá trình trên không kéo dài lâu, bản thân cơ chế thị trường lại tiếp tục điều chỉnh. Lạm phát âm với giá cả quá thấp đã làm tăng trở lại cung ứng tiền thực tế (Ls = M/P). Giá càng hạ, cung tiền tệ thực tế càng tăng. Do cung tiền tệ tăng, lãi suất giảm và tổng cầu phục hồi dần dần, kéo theo sự tăng sản lượng trở lại. Nền kinh tế sẽ dần dần chuyển dịch lên E từ vị trí của B.
Chương 12 - Tác động của chính sách tiền tệ
Như vậy, có một cơ chế tự động điều chỉnh dài hạn để kéo điểm kết hợp giữa thất nghiệp và lạm phát - điểm E - về vị trí cân bằng giữa thị trường tiền tệ và hàng hóa. Điểm E cho phép xác định đường Phillips dài hạn. Milton Friedman cho rằng nó có hình thẳng đứng. Và các đường Phillips tạm thời hay ngắn hạn, thì dao động lên xuống dọc theo trục thẳng đứng này (Biểu đồ 12.10b).
Quan điểm thứ nhất của hỗn hợp đường Phillips - Friedman là do những cơn sốc của tổng cầu về sự thay đổi hàng năm trong cung ứng tiền, giá cả và thất nghiệp sẽđánh đổi cho nhau theo đường Phillips ngắn hạn trong những khoảng thời gian từ 1 năm trở lại. Trong thời gian dài thì mọi nền kinh tế chỉ quan tâm đến các diễn biến dài hạn hơn là ngắn hạn - Do xu thếđánh đổi giữa sự tăng giảm của giá cả với sự tăng giảm của cung ứng tiền tệ thực tế, tổng cầu và lãi suất luôn có khuynh hưóng kéo dãn lượng Y trở về cân bằng cũ. Kết nối các điểm cân bằng dài hạn này, đường Phillips dài hạn (Long-Run Phillips Curves) sẽ là đường thẳng dừng lại điểm cân bằng, mà ởđó tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao đã trả giá cho mức lạm phát bằng không (Biểu đồ 12.10c).
Quan điểm thứ 2 của Phillips được Friedman minh họa qua biểu đồ 12.10c. Ở những nước mà sức ép đòi tăng lương khá cao và vượt quá khả năng cho phép của các xí nghiệp, của chính sách tiền tệ, luôn luôn có sự gia tăng nhanh của lực lượng thất nghiệp tự nguyện. Bên cạnh sự tăng về mặt cơ học so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, rất nhiều nhóm lao động chấp nhận lĩnh trợ cấp thất nghiệp để: vừa hy vọng rằng sẽ có một ngày nào đó trong tháng tới, tìm được việc làm tốt với mức lương cao hơn trước, mặt khác, vẫn tham gia biểu tình đòi tăng lương mỗi ngày để giết thì giờ nhàn rỗi chứ không chịu đi làm việc với mức lương cũ.
Trong thời gian dài, chính phủ và công đoàn không thể giải quyết hết mọi yêu cầu. Và thực sự chưa bao giờ có chính phủ nào làm nổi việc ấy. Bởi thế, ngay cảđường Phillips dài hạn (LRPC) cũng sẽ có khuynh hướng dịch chuyển dần dần qua phải theo trình độ công nghiệp hóa của các nước.
Quan điểm này giải đáp câu hỏi vì sao đường Phillips của Pháp và Đức trong biểu đồ 12.9 lại di động qua phải nhanh hơn, trong khi lạm phát giảm rất ít và có những năm hoàn toàn không giảm. Milton Friedman chỉ bỏ qua, không nhắc đến một ngoại lệ về sự biến động trong LRPC của ông là tình hình có thể khác đi một ít vì yếu tố văn hóa và triết học. Với những quốc gia Đông Phương có những nguồn nhân lực ham làm việc, cần cù và chịu khó như Nhật Bản, người ta đi làm việc không đơn thuần vì vấn đề tiền lương để sống. Họ vẫn có thểở không để lĩnh trợ cấp thất nghiệp nhưở Châu Âu. Nhưng còn vì người ta muốn đi làm để: (1) Thấy mình
đang sống có ích, (2) Để hàng xóm và bạn bè không coi khinh vì không có việc làm, (3) Vì ham làm việc, sáng tạo, (4) Không thể chịu nổi cảnh ngồi không. Từ những nguyên nhân đó, không những LRPC có thể dịch qua trái, thay vì qua phải, mà SRPC chỉ dao động xung quanh góc của trục tọa độ như đường Phillips của Nhật. Nước Nhật có cả lạm phát và thất nghiệp thuần túy. Mức độảnh hưởng lẫn nhau nhỏ hơn nhiều so với châu Âu và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, khi Phillips và Friedman xác định phổ biến đường Phillips, mô hình nước Nhật và các nền kinh tế Đông Phương khác chưa phổ biến. Tuy là thiểu số nhưng tư tưởng của hai ông vẫn đúng đối với phần lớn thế giới.
Có thể tóm tắt rằng độ dao động tăng hoặc giảm của tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện khác mức cân bằng, là cái giá phải trả cho những tỷ lệ lạm phát khác không. Và điều này đúng cả trong thời gian dài và tạm thời.