1 Milton Friedman Dollars and Deficits Prentice Hall Inc New Jersey 968 Part , P
12.2.3.5. Lạm phát và nợ quốc gia
Nếu ở phần trên chúng ta thấy rằng lạm phát làm cho chính phủđược lợi nhiều hơn từ thuế thu nhập đánh vào nhân dân, chính phần thu nhập thực tế mà nhân dân mất đi đã chạy vào ngân sách của chính phủ, thì ngược lại, trong quan hệ kinh tếđối ngoại, những khoản nợ
Chương 12 - Tác động của chính sách tiền tệ
quốc gia của chính phủđối với các nước sẽ trở nên trầm trọng hơn trước. Chính phủđược lợi trong nước nhưng lại bị thiệt đối với nợ nước ngoài. Bởi vì:
Thí dụ:
Vào thời điểm tháng 1/1996 cho rằng Việt Nam nợ nước ngoài khoảng 10 tỷ USD. Lạm phát ở Việt Nam là 3%, ở Hoa Kỳ (nước chủ nhà của đồng USD) cũng là 3%. Tỷ giá E giữa VND/USD = 11.000.
Khoản nợ của chính phủ đối với nước ngoài sẽ là tương đương (10 tỷ USD x 11.000) = 110.000 tỷ VND.
Giảđịnh đến tháng 1 năm 1997 (sau đúng 1 năm), lạm phát ở Mỹ vẫn là 3%, nhưng ở Việt Nam đã lên đến 13%. Như vậy, tỷ giá bây giờ sẽ là:
% tăng e = 13% - 3% = 10%
e = 11.000 + (11.000 x 10%) = 12.100
Khoản nợ của chính phủđối với nước ngoài sẽ thành (10 tỷ USD x 12,100) = 121.000 tỷ VND.
Trong khi được lợi từ các khoản thuế đánh trong nước do lạm phát, chính phủ nợ thâm nặng nề hơn đối với nước ngoài, cũng do lạm phát. Nguyên nhân là vì lạm phát làm e tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với tiền tệ nước ngoài tính trên các khoản nợ.
Cũng cần nói thêm rằng nếu lạm phát trong nước không đổi, lạm phát ở Mỹ tăng cao, tình trạng đó sẽ làm cho đồng tiền nội địa lên giá và chính phủ sẽ vui mừng vì các khoản nợ của nước ngoài nhỏ lại. Tuy nhiên, niềm vui này sẽ không được bao lâu, bởi cái được từ việc giảm nợ nước ngoài không thể bù nổi với cái mất từ sự thiệt hại xuất khẩu và sản lượng.
Ngoài những hậu quả vừa kể trên, cái giá phải trả cho lạm phát vẫn còn nhiều những tác động phụ xảy ra ở vòng ngoài. Lạm phát cao và kéo dài thường làm cho nhân dân không dám giữ tiền lâu. Họ tranh nhau mua hàng, chi phí thì giờ và tâm trí vào việc sử dụng tiền nhanh, và mua sắm cái gì đó làm hao tổn rất nhiều sinh lực của nền kinh tế. Đầu óc đầu cơ, con buôn và trục lợi theo kiểu cơ hội sẽ nảy sinh nhiều hơn. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là lạm phát cao và kéo dài sẽ làm cho thuế trở thành gánh nặng, lãi suất cao hơn, cung ứng tiền thực tế rút hẹp hơn… Kết quả là dẫn đến tình trạng suy thoái trong tổng sản lượng quốc gia.