Lạm phát suy thoái do chi phí đấy

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 42 - 43)

1 Milton Friedman Dollars and Deficits Prentice Hall Inc New Jersey 968 Part , P

12.3.1. Lạm phát suy thoái do chi phí đấy

Giá dầu thô lên, lao động đắt đỏ hơn…, đều là những nguyên nhân có thể tạo ra lạm phát và tiếp đến là suy thoái. Biểu đồ 12.11a và 12.11b minh họa vấn đề này.

Giả sử vào thời điểm thứ nhất, đường Phillips dài hạn ở U0 trên biểu đồ 12.11a cho biết điểm cân bằng tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp là E (U0, P0). Tương ứng với mức giá P0 này, thị trường hàng hóa ở biểu đồ 12.11b cho biết đường tổng cung (AS0) và tổng cầu (AD0) về hàng hóa kết hợp cũng ở E, sản lượng lúc này là Y0.

Giảđịnh giá dầu thô lên bất thần, hoặc hợp đồng lao động đã hết hạn và công nhân đòi lương ao hơn mới chịu làm việc tiếp tục. Các hãng và xí nghiệp bắt buộc phải nâng giá thành phẩm lên theo. Ởđâu ra? Lạm phát bùng nổ với P0 vọt lên thành P2 ở cả 2 thị trường.

% tăng, giảm tỷ giá VND/ngoại tệ = % lạm phát của VND - % lạm phát của ngoại tệ

Điều gì sẽ xảy ra? Giá lên cao quá nhanh làm tổng cầu giảm đột ngột từ Y0 xuống Y2 trên biểu đồ 12.11b. Sức cung chưa giảm ngay, nên thị trường lao động vẫn ở U0. Nhưng dần dần, hàng hóa bán không hết khiến các xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất. Cung hạ nhanh xuống AS2 cân bằng với AD2 tại B. Cung giảm bất ngờ làm đường Phillips tạm thời (SRPC) dịch từ SRPC0 lên SRPC1 rồi dịch tiếp lên SRPC2 để cân bằng với lạm phát. Hệ quả cuối cùng là đường Phillips dài hạn cũng bị đẩy từ LRPC0 lên LRPC1. Thất nghiệp lan ra đến U1, do sự cho nghỉ bớt nhân công hoặc giảm giờ làm của các xí nghiệp.

Do thất nghiệp tăng lên, chi phí lao động giảm bớt, giá cả bắt đầu hạ bên thị trường lao động (biểu đồ 12.11a). Giá cả hạ xuống làm lãi suất giảm theo, một mặt kích thích cầu tăng trở lại, mặt khác, cung ứng tiền thực tế tăng vì giá cả hạ (xuống P1) đã phục hồi phần nào sản xuất, cũng tăng từ AS2 lên AS1 trên thị trường hàng hóa với sản lượng được nâng lên một ít tới Y1.

Lạm phát đã làm cho sản lượng giảm từ Y0 xuống Y1. Thất nghiệp tăng từ U0 lên U1 (đoạn EA). Nói cách khác, nó đã kéo theo sự suy thoái. Khủng hoảng và chiến tranh vùng Vịnh Persian năm 1990 - 1991 là nguyên nhân chính đẩy các nước công nghiệp vào đợt suy thoái chu kỳ kéo dài từ năm 1991 đến năm 1993, sau khi lạm phát bùng lên mởđường ở hầu hết các nước từ năm 1989 đến năm 1991.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)