1 Milton Friedman Dollars and Deficits Prentice Hall Inc New Jersey 968 Part , P
12.2.2.3. Lạm phát theo tỷ giá hối đoá
Lạm phát ởĐức (1921 - 1923), Bolivia năm 1985, Brazil và Argentina những năm đầu thập niên 90 cho đến gần đây, Việt Nam (1989 - 1992) lúc đầu là do nguyên nhân thứ nhất: lạm phát do cầu kéo. Giữa giai đoạn lạm phát, khi mà đồng tiền nội địa xuống giá quá nhanh so với ngoại tệ, bắt đầu xuất hiện tâm lý kéo giá hàng hóa lên theo tỷ lệ tăng của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Trong chương IX, chúng ta đã thấy rằng tỷ giá hối đoái thực sự quan hệ chặt chẽ với giá cả hàng hóa xuất và nhập khẩu. Do đó, nó gắn bó trực tiếp với tất cả các loại giá cả khác trên thị trường (xin xem lại đẳng thức 11.01). Tỷ giá giữa tiền nội địa và tiền nước ngoài càng lên (tiền nội địa xuống giá), hàng hóa càng lên giá. Và giá hàng lên càng kéo tỷ giá lên nhanh hơn, kinh tế càng bị lạm phát.
Một số nền kinh tế đang phát triển cũng có trường hơp này. Nói cho cùng, mối liên quan giữa lạm phát và tỷ giá có thể quy về nguyên nhân thứ nhất và sự gia tăng của cung ứng tiền. Tuy nhiên, các nhà kinh tế ở khắp các nước vẫn thừa nhận rằng: có vai trò của tâm lý
trong khuynh hướng kéo giá hàng hóa lên theo tỷ giá trong khi lạm phát đã thực sự hình thành. Khuynh hướng đó rất đặc trưng ở khu vực xuất nhập khẩu. Khu vực này chi phối mạnh mẽ tình hình sản xuất, chi phí và giá cả các khu vực còn lại trong nền kinh tế, nhất là ở các nước phát triển hướng ngoại. Nên khi khu vực xuất nhập khẩu lên giá hàng hóa của họ theo tỷ giá, những giá cả còn lại đồng loạt lên theo. Biểu đồ 12.7 cho thấy tình hình trên tại Hàn Quốc trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển hướng ngoại (1955 - 1972). Lạm phát chạy theo rất sát với tỷ giá hối đoái trừđợt cải cách lãi suất năm 1965.
Nguồn: Bank of Korea - Economic Statistical yearbook 4, 260, 265 and Economic Planning Board - Economic Statistical yearbook 1976 - P. 361
Nhìn chung, có thể nói rằng nếu phân tích chi tiết, lạm phát xảy ra do 3 nguyên nhân: cầu kéo, chi phí đẩy, và tỷ giá lên cao. Tuy nhiên, hai nguyên nhân sau sẽ không có cơ sở bộc phát nếu cung ứng tiền danh nghĩa không gia tăng (hoặc không chạy theo nhu cầu về tiền danh nghĩa) bởi sự lên giá hàng hóa, lao động và ngoại tệ. Chính cung ứng tiền đã gián tiếp là cơ sở cho hai nguyên nhân sau, vì nếu cung ứng tiền danh nghĩa không tăng nhanh, nếu NHTW quản lý chặt việc phát hành tiền ra trong lúc giá lao động, dầu thô, ngoại tệ lên.
Sự thắt chặt chắc chắn sẽ dẫn tới giảm sức mua nhanh chóng, cầu giảm, sản lượng sụt, thất nghiệp tăng, giá lao động hạ trở lại và quá trình lạm phát sẽ bị kìm hãm. Dĩ nhiên, tình huống này đòi hỏi phải trả giá để ngăn chặn lạm phát. Nhưng điều rõ ràng ởđây là thậm chí khi cung ứng tiền không là tác nhân trực tiếp gây ra lạm phát ở 2 trường hợp sau, thì nó vẫn là tác nhân gián tiếp. Hơn nữa, nó hoàn toàn có khả năng hình thành phòng tuyến để giữ cho giá cả hạ trở lại.
Vì những lý do đó, cuối cùng, chính chính sách tiền tệ, là nguyên nhân đích thực của lạm phát.