Adam Fergusson When Money dies: The Nightmare of the Weimar Collapse London 1975 P

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 25 - 28)

Chương 12 - Tác động của chính sách tiền tệ

Tình trạng của Đức, Bolivia và Việt Nam (1989 - 1990) không là phổ biến. Nhưng nếu lạm phát vọt từ 3 chữ số trở lên, nền kinh tế sẽ suy sụp một cách nhanh chóng vì sản xuất không chịu hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, bởi vì khi họ càng sản xuất nhiều thì càng bị lỗ vì vật tư lên giá nhanh. Tiền sẽ trở nên khó được chấp nhận hơn trong những tình hình như vậy. Người ta sẽ quay về với buôn bán Barter thời cổ.

b) Về mặt định tính

Lạm phát được gọi tên thành các loại phổ biến như sau: - Lạm phát thuần túy:

Lạm phát thuần túy (Pure inflation) là trường hợp đặc biệt khi giá cả hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa sản xuất đều tăng lên gần như cùng tỷ lệ % trong một đơn vị thời gian. Đây là trường hợp mà nhu cầu tiền thực tế tăng cùng chiều và khá tương đương với cung ứng tiền thực tế.

L = P M

- Lạm phát cân bằng và không cân bằng:

Thí dụ đơn giản sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu về lạm phát cân bằng. Giả định rằng vào tháng 5 năm 1992, một công nhân Việt Nam với mức lương bình quân 400.000VND một tháng, trường hợp xem giá gạo là giá cảđại diện cho các loại giá khác trên thị trường, với giá gạo là 2000 VND/kg.

1 tháng lương = 400.000VND mua được 200 000 . 2 000 . 400 = kg gạo

Mức sống của người công nhân nói trên được đo bằng 200kg gạo.

Giả định tiếp: đúng một tháng sau, tháng 6 năm 1992, giá gạo đã lạm phát 2%. Như vậy, qua 1 tháng, giá gạo đã tăng lên thành:

(2.000VND/kg x 2%) + 2.000VND/kg = 2.040VND/kg Có 3 tình huống:

Thứ nhất, nếu lương của người công nhân vẫn không tăng, vẫn 400.000 VND/tháng. Vào tháng 6, lương anh ta sẽ tương đương với: 196,08kg

2040 000 . 400

= gạo

Như vậy, lạm phát trong tháng đã làm mất gần 4kg gạo của anh ta. Rõ ràng là anh ta nghèo hơn một chút, cuộc sống khó khăn hơn vì 196,08kg thì không thể nhiều bằng 200kg của tháng 5 trước đó.

Thứ hai, có thể nhà nước tiên liệu trước được tình hình lạm phát, quyết định tăng lương công nhân trong tháng 6. Cho rằng, hoặc vô tình, hoặc đôi khi được tính trước, tỷ lệ lương bình quân là 2% một tháng. Lúc đó:

Lương tháng 6 của công nhân = 400.000VND + (400.000 x 2%) = 408.000VND Lương này mua được (với giá gạo 2040 VND/kg) = 200kg

2040 000 .

408 =

Mức sống của người công nhân này so với tháng 5 không có gì khác nhau. Lương vẫn được bảo đảm cho anh ta mua được ngần ấy hàng hóa (đại diện là 200kg gạo). Anh ta không giàu hơn mà cũng không nghèo hơn so với tháng 5. Bởi vì, tuy lương tăng được 8000VND, nhưng giá cả tăng lên vừa đủ phần tăng lương này.

Thứ ba: Nếu nhà nước tăng lương công nhân hơi mạnh tay, lên đến 107,1% so với mức lương cũ.

Lương tháng 6 của công nhân = 400.000 x 107,1% = 428.400VND/tháng Đem tất cả lương này đi mua gạo, công nhân được 210kg

2040 400 .

428 = gạo

Cảm giác của anh ta sẽ thế nào? Đương nhiên là sung sướng hơn. Bởi vì lương tháng 5 chỉ mua được 200kg hàng hóa, trong khi, sang tháng 6, lương đã mua được đến 210kg hàng

hóa. Anh ta giàu hơn tháng 5 là 10kg hàng hóa, và rõ ràng là cuộc sống của người này đã tốt hơn lên.

Vì sao vậy? Vì lạm phát giá cả là 2%/tháng, nhưng lương lại tăng hơn 2%.

Trường hợp thứ hai được gọi là lạm phát cân bằng. Hai trường hợp thứ nhất và thứ ba là không cân bằng. Như vậy, cân bằng ởđây là cân bằng so với thu nhập. Kết luận có được, là lạm phát được gọi là cân bằng khi nó tăng tương ứng với thu nhập. Nghĩa là, sự tồn tại của lạm phát không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ngược lại, lạm phát không cân bằng khi nó tác động đến đời sống của người lao động, nó làm cho họ giàu hơn, nếu tỷ lệ % tăng lạm phát thấp hơn tỷ lệ % tăng lương trong cùng thời gian. Làm cho mọi người nghèo hơn, vất vả hơn, nếu tỷ lệ % của lạm phát cao hơn tỷ lệ % tăng của thu nhập cũng trong giai đoạn ấy.

Lạm phát không cân bằng là loại xảy ra phổ biến nhất. - Lạm phát dựđoán trước và lạm phát bất thường

Khi lạm phát (thí dụ 8% năm) xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian đủ dài (10 năm chẳng hạn), tâm lý và sự chờđợi của nhân dân đã trở thành quán tính, người ta đã sống quen dần với lạm phát. Năm thứ 11, hay 12 trở đi, việc nền kinh tế sẽ có lạm phát 8% là chuyện bình thường và gần như được tin chắc, được đoán trước, được chờ đợi (expected inflation). Người ta gọi đây là loại lạm phát dựđoán trước.

Cũng có khi người ta có thể nhìn thấy trước về lạm phát và tin rằng nó sẽ xảy ra bởi các nguyên nhân (chúng ta sẽ phân tích sau) của nó đã bộc lộ đầy đủ và rõ ràng. Trong tình huống như vậy, người ta cũng sẵn sàng chờđợi không bất ngờ với lạm phát.

Nhưng nếu lạm phát bùng ra thình lình, trước đó chưa hề có. Thí dụ như nền kinh tế đã quá quen với lạm phát rất thấp, bỗng nhiên lạm phát vọt lên cao như Nhật Bản vào năm 1979 - 1980, tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều chưa thích nghi được với lạm phát. Người ta gọi đây là lạm phát bất thường (Unexpected inflation).

Lạm phát bất thường dễ gây sốc cho cuộc sống và mọi người. Bởi vì nhân dân chưa chuẩn bị về mặt tâm lý và tiêu xài để sống thích hợp với việc tăng giá đột ngột. Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, lạm phát bất thường dễ làm nhân dân mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm, và do vậy, sẽ khiến họ không tiếp tục ủng hộ hoặc bỏ phiếu cho nhà lãnh đạo ấy nữa. Khủng hoảng dầu lửa lần 2 đã làm cho bà Thatcher thắng cử, thay thế thủ tướng Anh cũ vào tháng 5/1979, ngay vào thời điểm lạm phát lên rất cao ở Anh. Cũng chính nó - lạm phát cao từ 1979 đến 1981 - đã làm cho Jimmy Carter thua đậm và Ronald Reagan bước vào Nhà trắng năm 1981 ở Hoa Kỳ.

Chương 14 của chúng ta sẽ còn trở lại chủđề này. - Lạm phát cao và lạm phát thấp:

Không thể đánh giá theo cách chủ quan của mình rằng đây là lạm phát cao (hight inflation), kia là lạm phát thấp (low inflation) nếu không hiểu rõ tiêu chuẩn hoặc mốc đểđánh giá. Bởi vì cao hay thấp không đơn thuần chỉ dựa vào tỷ lệ % năm của nó.

Theo Gary Smith và John K. Galbraith, lạm phát được gọi là cao khi tỷ lệ tăng bình quân năm của giá cả lớn hơn mức tăng của thu nhập trong cùng thời gian. Ngược lại, nó được gọi là thấp khi tỷ lệ tăng của nó từ nhỏđến rất nhỏ so với mức tăng của thu nhập trong cùng thời gian.

Như vậy, mốc hoặc tiêu chuẩn đánh giá lạm phát là cao hay thấp là tỷ lệ tăng của thu nhập. Nếu chúng ta liên hệ với phần lạm phát cân bằng và không cân bằng vừa nghiên cứu thì tình huống thứ nhất sẽ được gọi là lạm phát cao. Tình huống thứ ba sẽ được gọi là lạm phát thấp. Lạm phát cao đến rất cao khi nó làm cho đời sống nhân dân trở nên ngày càng khó khăn hơn bởi vì, thu nhập thì không tăng hoặc tăng một tỷ lệ rất ít trong khi giá cả mỗi tháng một lần cao hơn. Lạm phát được gọi là thấp đến rất thấp nếu nền kinh tế tuy vẫn có lạm phát, nhưng tỷ lệ lạm phát ấy là nhỏ đến rất nhỏ so với mức tăng của thu nhập. Do đó, đời sống nhân dân vẫn tốt hơn, sung sướng hơn.

Trong tình huống thứ ba, chúng ta có mức tăng lạm phát là 2% tháng, hay xấp xỉ 25,8% năm. Nếu chỉ nhìn vào con số, người ta có thể gọi lạm phát như thế là cao. Tuy nhiên, vì thu nhập trong thí dụ tăng 7,1% tháng, hay 127,73% năm, cho nên lạm phát trở thành rất

Chương 12 - Tác động của chính sách tiền tệ

thấp. Dĩ nhiên, trường hợp này chỉ có trong thí dụ, nhưng nó là cách để chúng ta phân biệt về khái niệm cao và thấp của lạm phát.

12.2.2. Nguyên nhân của lạm phát

Năm 1992, D.H. Robertson nhìn thấy những diễn biến của lạm phát ở nước Đức đã viết lại rằng: “tiền tệ, giống như lá gan của con người, chúng ta chẳng hề nhớ hoặc suy nghĩ đến nó khi nó vận động tốt. Tuy nhiên, mọi người bắt đầu sợ và lo lắng khi và chỉ khi nó hoạt động tốt”.

42 năm sau, năm 1963, tại một cuộc nói chuyện ở Bombay, Ấn Độ, Milton Friedman đã kết luận trong buổi trình bày về lạm phát bằng 4 vấn đề. Câu đầu tiên là “bất cứ nơi đâu và bao giờ, lạm phát cũng là một hiện tượng tiền tệ (inflation is always and everywhere a monetary Phenomenon)”.1

Không phải chỉ hai nhà kinh tế nói trên, hầu hết các học giả khác cũng đều khá thống nhất với nhau về những nguyên cớ từ tiền tệ dẫn đến lạm phát. Bởi thế, chúng ta sẽ bắt đầu phần này bằng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và lạm phát.

12.2.2.1. Cung ứng tiền và lạm phát

a) Quan điểm của các nhà kinh tế học cổđiển

Căn cứ trên phương trình trao đổi (phương trình 11.01) ở Chương 11.

MV = PV (12.21)

Các nhà kinh tế học cổđiển lập luận rằng:

Nếu gọi M0 là cung ứng tiền hiện có trong nền kinh tế vào thời điểm t = 0, V0, P0 và Y0 lần lượt là vận tốc vòng quay của tiền tệ sinh lợi tức, giá cả và sản lượng tương ứng tại thời điểm nói trên.

Đến thời điểm t = 1 (sau đó một năm chẳng hạn), cung ứng tiền sẽ là M1, vận tốc vòng quay tiền tệ, giá cả, sản lượng sẽ là V1, P1 và Y1.

Bởi vì cung ứng tiền ở mỗi thời điểm luôn luôn khác nhau dù ít hay nhiều (M1 ≠ M0), cho nên, vận tốc vòng quay, giá cả, sản lượng cũng vậy. Ta cũng sẽ có V1 ≠ V0, P1 ≠ P0 và Y1 ≠ Y0. Tạm chưa cần tìm hiểu M1, V1, P1 và Y1 sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn so với M0, P0, V0 và Y0. Vấn đề là khi chúng khác nhau, thì:

M1 = M0 + gmM0 V1 = V0 + gVV0 P1 = P0 + gPP0 Y1 = Y0 + gYY0

Với gm, gv, gP và gY lần lượt là tỷ lệ thay đổi của mỗi đại lượng. Phần tăng lên này có thể âm hoặc dương tùy theo tình hình.

Vì tại thời điểm t = 1, ta cũng có:

M1V1 = P1Y1 (12.22)

Cho nên, khi ráp các đại lượng phía trên vào đẳng thức 12.22 ta sẽ có: M0(1 + gm) x V0(1 + gv) = P0(1 + gP) x Y0(1 + gY) (12.23) Nhưng tại thời điểm t = 0

M0V0 = P0Y0 (12.24)

Mà tỷ lệ tăng trên tổng tiền tệ và sản lượng giữa 2 thời điểm t0 và t1 hoàn toàn có thể phản ánh được bằng cách lấy phương trình 12.24 chia cho 12.22.

0 0 1 1 0 0 1 1 Y P Y P V M V M = (12.25) Do vậy, nó cũng có thể viết thành: (1 + gm)(1 + gV) = (1 + gP)(1 + gY) Hay: 1 + gm + gV + gmgV = 1 + gP + gY + gPgY (12.26)

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)