Lạm phát do chi phí lên cao

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 32 - 34)

1 Milton Friedman Dollars and Deficits Prentice Hall Inc New Jersey 968 Part , P

12.2.2.2. Lạm phát do chi phí lên cao

Vì chi phí sản xuất cấu thành giá cả hàng hóa, cho nên sự biến động của chi phí sản xuất là nguyên nhân thứ hai có thể gây ra lạm phát.

Có rất nhiều loại chi phí mà sự biến động của nó ảnh hưởng ngay đến giá cả hàng tiêu dùng. Năm 1973, 1978, OPEC nâng giá dầu thô. Năm 1990 - 1991, khủng hoảng Vịnh Persian, cả 3 lần, giá cả hàng hóa bình quân ở hầu như tất cả các nước trên thế giới đều tăng. Biểu đò 35 cho thấy rằng ngay ở các nước công nghiệp phát triển nhất trên thế giới, lạm phát vẫn bùng lên vào các thời điểm nói trên.

Vì dầu thô là nhiên liệu chủ yếu của ngành vận tải, trong khi tất cả các loại hàng hóa đều liên quan không ít thì nhiều đến vận tải, do đó, sự lên giá dầu kéo theo sự lên giá của tất

cả các loại hàng hóa khác là điều tất nhiên. Đây là loại chi phí thứ nhất mà sự lên giá của nó kéo theo lạm phát.

Khi giá dầu tăng, tổng cầu về hàng nhập và các loại hàng hóa khác theo đó giảm đi. Ảnh hưởng của sự tăng giá dầu đối với lạm phát có thểđược quan sát qua biểu đồ 12.5. Vào lúc đầu có thể thị trường hàng hóa cân bằng tại A với mức sản lượng và thu nhập ròng là Y0, giá bình quân trên thị trường là P0. Giá dầu tăng làm chi phí sản xuất lên cao, nhất thời không phù hợp với nhu cầu về giá của sản xuất và tiêu dùng. Do đó, đường cung hàng hóa và dịch vụ lệch qua trái, từ AS đến AS’.

AS trượt trên đường cầu không đổi là AD đến vị trí cân bằng mới tại B. Sản lượng hụt đi, đến Y1. Với giá dầu cao hiện tại, các nhà sản xuất chỉ có thể sản xuất đạt mức sản lượng cũ là Y0, khi và chỉ khi hàng hóa của họ tiêu thụđược và được thị trường chấp nhận ở mức giá là P2. Nhưng vì rất nhiều bộ phận người tiêu dùng không chịu nổi giá P2 cho nên điểm cân bằng lẽ ra ở C thì lại ở B do giá tăng làm giảm tổng cầu.

Dầu lửa đã làm cho cả cầu và cung đều giảm. Giá tăng đến P1 và sản lượng hụt đi chỉ còn Y1 nhỏ hơn mức Y0 ban đầu. Nếu cầu ít co dãn với giá, sản lượng có thể vẫn nằm ở (Y, P)0. Nhưng lúc đó, giá cả sẽ lên đến P2.

Tình trạng thứ 2 cũng có thể gây ra lạm phát là chi phí về tiền lương. Các xí nghiệp trong những nền kinh tế thị trường thường phải chịu rất nhiều áp lực về vấn đề lương bổng. Trong thời hạn ngắn, các hợp đồng lao động còn hiệu lực, chi phí cho nhân công không biến động lớn. Nhưng trong thời hạn dài, khi nhiều đợt hợp đồng cũ lần lượt hết hạn, hợp đồng mới bắt đầu ký, những ảnh hưởng của công đoàn, thuế thu nhập và các yếu tố khác như chi phí đào tạo bắt đầu chi phối và tạo sức ép nâng giá tiền lương.

Biểu đồ 12.6 cho biết về quan hệ giữa tiền lương và lạm phát. Khi những hợp đồng cũ còn hiệu lực, các công ty tuyển một lượng nhân công là N0 với mức lương là W0, Đường cung lao động thẳng đứng (LS0) với mức lương cốđịnh tại điểm cân bằng A trên thị trường lao động (biểu đồ 12.6a) được các nhà kinh tế học thuộc trường phái Keynes gọi là mô hình hợp đồng.

Không có biến động gì về tiền lương và tỷ lệ nhân công, điểm cân bằng A kéo theo sự cân bằng trên thị trường sản xuất hàng hóa ở A’ với mức sản lượng là Y0 và giá cả sản phẩm được sản xuất ra là P0. Giả định rằng trong thời gian hợp đồng còn hạn, trong nền kinh tế có một vài biến cố nhỏ, như nhà nước tăng thuế thu nhập. Sự tăng thuế làm cho tiền lương thực tế của công nhân đột ngột giảm đi. Vì hợp đồng còn hiệu lực, họ đành chịu đựng khó khăn, chờđến ngày tái ký sẽ xin điều chỉnh lương. Hoặc, công đoàn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm vì họ so sánh với mức lương hiện nay ở các nước xung quanh. Các tình huống như thế hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Chương 12 - Tác động của chính sách tiền tệ

Đến khi có những đợt hợp đồng cũ hết hạn và cần thương lượng để ký lại, vấn đề nâng lương được đặt ra. Rất nhiều công nhân không chịu làm ở mức lương W0 nữa. Vì khó khăn, và các lý do khác…, họ có thể thà chịu thất nghiệp, với hy vọng rằng sẽ kiếm được một công việc khác lương cao hơn vào một ngày nào đó nay mai. Tâm lý này thường rơi vào tình trạng khi mà thuế thu nhập đã thực sự cao hơn trước, hoặc công đoàn hăng hái bảo vệ cho họ. Tình hình này làm cho đường cung lao động xoay từ LS0 sang LS1. Toàn bộ công nhân cũ chỉ chịu đi làm lại, nếu xí nghiệp đồng ý nâng lương lên W2.

Các xí nghiệp thì không vui vẻ và hăng hái như thế trong việc nâng lương. Để nâng lương lên từ W0 đến W2 là cả một vấn đề. Giá cả hàng hóa bán ra không thể tăng một cách dễ dàng. Tình trạng lưỡng nan của họ là, nếu muốn duy trì sản lượng cũ (số việc làm N0), họ buộc phải tăng lương lên W2, đẩy điểm cân bằng lên C. Điều đó sẽ buộc họ phải tăng giá lên P2. Nhưng vì đa số thị trường chỉ chấp nhận giá sản phẩm không tới mức P2, cuối cùng, họ phải giảm sản lượng. Biểu đò 12.6a cho thấy, lẽ ra ở C, cân bằng tụt xuống B cho biết tại điểm này, lương đã buộc phải tăng một ít lên W1. Số công nhân chịu đi làm ở mức lương W1 là N1 người. Dù sao thì N1 vẫn lớn hơn N2 (là số công nhân chịu đi làm ở mức lương W0 cũ), tuy nhỏ hơn khá nhiều so với N0, nghĩa là thất nghiệp đã lên cao hơn.

Lương công nhân trong hợp đồng lao động mới đã phải tăng. Sự tăng lương và giảm số việc làm ở biểu đồ 12.6a sẽ làm dịch chuyển đường sản lượng ở biểu đồ 12.6b qua trái. Thu nhập thực sự còn mức Y2 do thất nghiệp gia tăng, sản xuất thu hẹp. Giá cảđã vọt lên P1.

Lạm phát do chi phí sản xuất như giá dầu, vật tư khác, tiền lương lên cao đẩy giá cả hàng hóa lên được gọi là lạm phát do chi phí đẩy (cost - push inflation)

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)