Lạm phát và thu nhập thực tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 36 - 37)

1 Milton Friedman Dollars and Deficits Prentice Hall Inc New Jersey 968 Part , P

12.2.3.2. Lạm phát và thu nhập thực tế

Chúng ta đã biết ở những phần trước là lạm phát làm mất đi tài sản. Làm giảm các loại giá trị một cách vô hình, 1000 VND, ngày hôm nay mua được 1 quyển vở, nhưng nếu giả dụ rằng đất nước có mức lạm phát 50% một năm, thì vào đúng 1 năm sau, 1000 VND chỉ còn mua được 2/3 quyển vở, bị mất đi 1/3 quyển.

Lạm phát không chỉ làm hao mòn giá trị của tài sản không có lãi tức tiền mặt, nó còn làm hao mòn giá trị cả những tài sản có lãi. Thí dụ sau đây giải thích hậu quả này của lạm phát. Giả sử rằng vào thời điểm bạn bỏ tiền ra gửi ngân hàng, hoặc mua trái phiếu, lạm phát bằng 0, lúc đó, nếu ngân hàng hoặc chủ trái phiếu trả cho bạn mức lãi 10% một năm, 1.000.000VND đầu tư sẽ mang đến tiền lãi (sau 1 năm) là:

1.000.000VND x 10% = 100.000VND

Nếu nhà nước quy định thuế thu nhập phải đúng là 30%, không trừ một ai, thu nhập thực tế, hay tính bằng lãi suất ròng từ tài sản ở ngân hàng hoặc trái phiếu của bạn, còn là:

10%(1 - 30%) = 7%.

Bây giờ giảđịnh tiếp, đất nước có lạm phát 10% năm. Đương nhiên, để hấp dẫn bạn và mọi người, ngân hàng và chủ trái phiếu phải nâng lãi suất danh nghĩa lên 20% năm, để lãi suất thực tế mà bạn có được khi đầu tư vẫn là 10% năm (= 20% lãi suất danh nghĩa - 10% lạm phát). Có như thế, bạn mới chịu bỏ tiền ra mua tài sản là trái phiếu hay chứng thư của ngân hàng.

Lãi suất của bạn ở trường hợp sau này, sau khi trừ thuế thu nhập 30% năm, còn lại là: 20% (1 - 30%) = 14%

Lãi suất ròng thực sự mà bạn được nhận: 14% - 10% (lạm phát) = 4% năm

Tiền lãi thực sự còn là: 1.000.000VND x 4% = 40.000VND

Có điều gì không ổn ởđây làm cho bạn chỉ còn hưởng được 4% lãi suất thay vì 7% khi đất nước chưa có lạm phát? Chỗ không ổn là khi ngân hàng nâng lãi suất danh nghĩa lên 20% để bù vào khoản lạm phát 10%, thì 20% lãi danh nghĩa này đã bao gồm cả 10% lạm phát. Thực chất, lãi suất thực của nó chỉ là 10%. Nếu nhà nước chỉ đánh thúe thu nhập của bạn trên 10% lãi suất thực này thôi, thì hoàn toàn không có trục trặc gì xảy ra. Lúc đó:

Lãi suất thực = 20% - 10% (lạm phát) = 10%

Lãi suất ròng = lãi suất thực x (1 - 30% thuế thu nhập) = 7%

Thế nhưng, vì nhà nước đánh thuế trên cả 20% lãi suất danh nghĩa, thành ra bạn phải trả thuế luôn cho tác nhân đáng ghét là lạm phát trong 20% từ thuế thu nhập (30%) trả cho lãi suất thực (10%) và từ thuế (30%) trả cho 10% của lạm phát, giá trị mà bạn không hềđược hưởng.

Bởi vì mức thuế thì được ấn định cho cả năm hoặc nhiều năm, nên trong thời hạn ngắn, nó rất khó điều chỉnh, trong khi lạm phát có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, vô hình chung, khi lạm phát xảy ra càng chất thêm gánh nặng thuế thu nhập và các loại thuế khác lên bạn. Kết quả là lạm phát càng cao, thu nhập thực tế của nhân dân càng giảm. Đời sống họ khó khăn hơn, ngay cả khi lãi suất và tiền lương được điều chỉnh theo cùng tỷ lệ lạm phát.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)