Thông tin chung về nhu cầu vay vốn ngân hàng của các hộ nông

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 76 - 81)

dân tại huyện Thới Bình

4.3.2.1 Mục đích sử dụng vốn

Số liệu điều tra về mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân tại địa bàn huyện Thới Bình được trình bày qua bảng dưới đây:

Bảng 4.14 Mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân huyện Thới Bình

Mục đích Số mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Trồng lúa 60 37 61.7 Thủy sản 60 53 88.3 Hoa màu 60 2 3.3 Chăn nuôi 60 5 8.3 Vườn 60 3 5.0 Tiêu dùng 60 4 6.7 Mía 60 1 1.7 Khác 60 1 1.7 Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng, 2014

Qua đó, ta thấy đa phần hộ nông dân ở địa phương vay tiền Ngân hàng để dùng cho mục đích sản xuất ngành thủy sản và trồng lúa là chủ yếu, bên cạnh đó là dùng để chăn nuôi, tiêu dùng và một số ít dùng trồng hoa màu, vườn, trồng mía… Trong đó, sử dụng cho lĩnh vực thủy sản là nhiều nhất chiếm 88.3%. Điều này khá phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu, vì con tôm sú là một thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện với giá cả thị

65

trường ngày càng ổn định và tăng cao, con tôm sú đã đem lại nhiều lợi nhuận cho hộ nông dân và làm thay đổi tích cực trong nâng cao mức sống và diện mạo nông thôn huyện Thới Bình. Nhờ trúng tôm, nhiều gia đình đã thoát khỏi nghèo khó, vươn lên khá giả. Với những hộ trúng tôm nhiều năm liền đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, mua sắm khá đầy đủ các vật dụng cần thiết cho gia đình, và từ đó, đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên đáng kể. Do đó Ngân hàng cần duy trì đầu tư vốn phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân trong lĩnh vực này, tuy nhiên Ngân hàng cũng cần phải thận trọng và sáng suốt trong công tác thẩm định để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay do đây cũng là lĩnh tìm ẩn nhiều rủi ro nhất . Kế đến là ngành nghề trồng lúa cũng có một tỷ lệ khá cao (chiếm 61.7%). Đây là nghề có truyền thống lâu đời của huyện dù trước đây năng suất lúa không được cao như các khu vực khác nhưng hai năm trở lại đây năng suất lúa được cải thiện đáng kể (năng suất trung bình đạt 5,5 tấn/ha, tăng 0,5 tấn) nhờ áp dụng thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số xã Tân Lộc, Tân Phú với trên 212ha. Trong tương lai thì năng suất lúa sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ mô hình CĐML này được nhân rộng tại các xã lân cận, giúp nông dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh ruộng của mình. Tiếp theo là ngành chăn nuôi (chiếm 8.3%), người dân ở đây phần lớn là nuôi heo, cá sấu và một số ít nuôi gà, vịt. Tuy nhiên sản lượng nuôi trong những năm gần đây đã giảm, do người dân muốn chuyển đổi ngành nghề, kiếm thêm thu nhập. Tiêu dùng ở đây chiếm 6.7% chủ yếu là các hộ dùng để mua máy móc thiết bị phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp như: máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa, máy bơm nước, tưới tiêu… Từ bao đời nay sản xuất nông nghiệp rất vất vả, thì nay việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp giúp bà con giảm được chi phí, công sức lao động và còn tăng thêm thu nhập, bước đầu rất được sự đồng tình và ủng hộ của bà con. Tuy nhiên, vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi do việc sản xuất ở địa phương còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh múng và có thói quen sản xuất theo cách truyền thống. Chiếm tỷ lệ thấp hơn là các ngành trồng mía, vườn, hoa màu. Do mía chỉ trồng tập trung ở xã Trí Lực, cộng thêm diện tích trồng mía đang dần bị thu hẹp do việc chuyển đổi những mảnh đất trồng mía kém hiệu quả, thu nhập thấp sang hình thức sản xuất luân canh, xen canh lúa – tôm để có thu nhập cao hơn. Diện tích vườn cũng đang được cải tạo và chuyển dần sang trồng hoa màu. Ngoài ra, mục đích vay khác được thống kê là những mục đích vay vốn để thực hiện những phương án ít phát sinh, chỉ có một vài trường hợp như: phương án làm hàng rào, bơm cát lấp mương…

Từ những mục đích vay vốn này, hộ nông dân tiến hành những phương án sản xuất kinh doanh, đem lại thu nhập. Có thể nói, đây cũng là nguồn thu nhập chủ yếu để trả nợ vay cho Ngân hàng. Tuy nhiên cũng có một số ít hộ sử

66

dụng vốn vay vào mục đích khác. Theo kết quả khảo sát thì chủ yếu dùng vốn vay cho những mục đích sau:

Bảng 4.15 Hộ nông dân có sử dụng tiền vay vào mục đích khác

Stt Mục đích vay vốn Sử dụng tiền vay vào

mục đích khác

1 Chăn nuôi Cho vay lại

2 Lúa Sửa nhà

3 Lúa Sửa nhà

4 Mía Buôn bán

5 Thủy sản + Lúa Sửa nhà

6 Vườn Mua máy móc- thiết bị

7 Vườn Cho con đi học

8 Chăn nuôi Sửa nhà

9 Hoa màu Cho con đi học

10 Chăn nuôi Sửa nhà

11 Thủy sản + Chăn nuôi Sữa nhà

12 Vườn Vay dùm người khác

13 Vườn + chăn nuôi + sản xuất lúa Sữa nhà

14 Mía Cho mượn

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng, 2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy, đa số người dân đến vay tiền ngân hàng sử dụng tiền vay để sửa chữa nhà ở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chính sách của NHNo & PTNT Thới Bình kể từ tháng 5 năm 2012 hạn chế cho vay đối với phương án xây mới, sữa chữa nhà. Theo đó, lãi suất áp dụng là 15%/năm, so với mức lãi suất cho vay nông nghiệp thì chỉ có 13,5%/năm. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiền vay ngoài mục đích như vay tiền dùm người khác, vay tiêu dùng…là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có thể không có nguồn thu nhập để trả nợ, phát sinh nợ quá hạn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

4.3.2.2 Khả năng đáp ứng của ngân hàng

Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì có nhu cầu vay vốn cũng khác nhau. Theo kết quả khảo sát thì ta thấy trung bình mỗi hộ có nhu cầu vay 46,60 triệu đồng, trong đó nhu cầu vay cao nhất lên đến 150 triệu đồng và thấp nhất là 4 triệu đồng. Có mức chênh lệch này cũng là điều dễ hiểu bởi vì những hộ vay ít thì đa số họ chỉ cần vốn để mua giống, phân bón, thức ăn cho gia súc,… phục vụ mục đích nông nghiệp. Đối với những hộ có nhu cầu vay cao hơn thì đây là những hộ có diện tích đất sản xuất lớn.

67

Bảng 4.16 Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân huyện Thới Bình

ĐVT: Triệu đồng

Nhu cầu vay vốn Số tiền

Cao nhất 150,00

Trung bình 46,60

Thấp nhất 4,00

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng, 2014

Tuy nhiên cũng còn tùy vào đối tượng khách hàng với những điều kiện, phương án sản xuất cụ thể mà Ngân hàng quyết định cấp mức vốn vay hợp lí cho từng hộ. Theo kết quả khảo sát, ta thấy Ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nguồn vốn cho hộ nông dân đúng như nhu cầu. Trong tổng số hộ được khảo sát thì có đến 55 hộ (chiếm hơn 90,0%) được Ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vốn của họ cần để sản xuất, còn lại chỉ có 5 hộ trong tổng số 60 hộ khảo sát (chiếm 8,3%) Ngân hàng đáp ứng thấp hơn nhu cầu và không có hộ nào được Ngân hàng đáp ứng cao hơn nhu cầu.

Bảng 4.17 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hộ nông dân của Agribank Thới Bình

Đáp ứng nhu cầu vốn vay Số mẫu Tỷ lệ (%)

Thấp hơn 5 8,3

Đủ 55 91,7

Cao hơn 0 0

Tổng 60 100,0

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng, 2014

Như đã nói ở trên, tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi hộ mà số tiền cung ứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên theo quy định của ngân hàng Nhà nước đối với đối tượng vay ngắn hạn thì ngân hàng có thể cung ứng tối đa đến 90% tổng số vốn đầu tư. Những trường hợp ngân hàng đáp ứng số tiền/ món vay thấp hơn nhu cầu của khách hàng là do nhu cầu vốn lớn nhưng giá trị tài sản đảm bảo không đạt yêu cầu theo phương án vay vốn nên Ngân hàng chỉ đáp ứng vốn trong khả năng giá trị tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn vốn đã bỏ ra. Nguồn thu nhập để trả nợ vay chủ yếu từ lợi nhuận của phương án sản xuất kinh doanh. Cho nên, khi cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng, nêu thấy khách hàng không đủ nguồn thu nhập để trả nợ vay theo yêu cầu thì cán bộ tín dụng hạn chế số tiền vay của những đối tượng này.

4.3.2.3 Tài sản đảm bảo tiền vay

Trong tổng số mẫu khách hàng thu thập được thì có 49 khách hàng (chiếm 81,7%) vay tiền có đảm bảo bằng tài sản, còn lại 18,3% là không có tài sản đảm bảo. Nguyên nhân là do theo Nghị định số 41/2010 NĐ-CP ban hành

68

ngày 12 tháng 04 năm 2010 cho phép tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư với số tiền vay ≤50 triệu đồng, người vay không phải làm hợp đồng thế chấp tài sản. Đối với nhu cầu vay vốn lớn hơn 50 triệu đồng thì bắt buộc phải làm hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo. Để đơn giản hóa thủ tục vay vốn, một số hộ nông dân lựa chọn phương án vay nhỏ hơn 50 triệu, nếu có nhu cầu vay nhiều hơn thì thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng làm tài sản đảm bảo.

Qua kết quả nghiên cứu về nhu cầu tín dụng của nông hộ, có thể rút ra được một số kết luận sau: Ngân hàng đáp ứng khá tốt cho nhu cầu sử dụng vốn để sản xuất của nông hộ. Do đó, việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi do việc sử dụng vốn vay sai mục đích của một số hộ dẫn đến rủi ro xảy ra cho chính họ và cả Ngân hàng khi không có nguồn thu nhập để trả nợ.

69

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỚI BÌNH

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 76 - 81)