Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 38 - 41)

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Vấn đề được quan tâm hàng đầu làm thế nào để có được lợi nhuận cao nhất đồng thời hạn chế được rủi ro ở mức độ thấp nhất mà vẫn đạt được những mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh của mình. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của Ngân hàng thì ngoài yếu tố lợi nhuận ta cần xem xét hai yếu tố không kém phần quan trọng: thu nhập và chi phí hoạt động trong năm của ngân hàng. Để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện Thới Bình hãy xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Bình giai

đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 48.448 58.450 59.597 8.002 15,86 1.147 1,96

Thu lãi cho vay 44.549 54.150 52.671 9.601 21,55 (1.479) (2,73)

Thu ngoài lãi 3.899 4.300 6.926 401 10,28 2.626 61,07

Tổng chi phí 37.039 41.850 44.304 4.811 12,99 2.454 5,86

Trả lãi tiền gửi 2.733 3.350 4.691 617 22,58 1.341 40,03

Trả lãi tiền vay 27.875 30.550 31.079 2.675 9,59 529 1,73

Chi phí khác 6.431 7.950 8.534 1.519 23,62 584 7,35

Lợi nhuận 11.409 16.600 15.293 5.191 45,50 (1.361) (8,19)

27  Thu nhập

Trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế thế giới ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và hoạt động ngân hàng. Riêng huyện Thới Bình, do kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, ngư nghiệp với quy mô không lớn nên mức độ ảnh hưởng không cao. Điển hình là thu nhập của ngân hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm 2012 tăng 15,86% so với năm 2011, song sang năm 2013 tốc độ tăng giảm xuống còn 1,96% trong khi doanh số thu nhập vẫn tăng. Chứng tỏ Ngân hàng đã khai thác được tiềm năng hiện hữu tại địa phương trên cơ sở áp dụng cơ chế, chính sách chung của Ngân hàng cấp trên về việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng điều đó cũng góp phần mở rộng quy mô kinh doanh.

Nguồn thu nhập của Chi nhánh bao gồm thu từ lãi cho vay và khoản thu ngoài lãi, trong đó thu nhập từ lãi cho vay là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Cụ thể là năm 2011 chiếm 91,95%, năm 2012 chiếm 92,64% và năm 2013 chiếm 88,38% trong tổng thu. Điều đó chứng tỏ đơn vị đã có sự cố gắng trong thu lãi cho vay rất tốt (Theo đánh giá của phòng kế toán – ngân quỹ thì mức độ thu lãi so với số lãi phải thu đạt trên 70%).

Bên cạnh nguồn thu nhập lãi vay thì nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng bao gồm thu dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ kiều hối và thu hồi nợ đã xử lí rủi ro,…Tuy nhiên, nguồn thu nhập này chiếm tỷ trọng tương đối thấp, chiếm dưới 8% trong tổng thu. Riêng năm 2013 khoản thu này chiếm 11,62% trong tổng thu nhập. Việc các khoản thu ngoài lãi luôn chiếm tỷ trọng thấp cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, các hoạt động dịch vụ chưa được khai thác và phát triển. Tuy nhiên, ta thấy tốc độ tăng trưởng của các khoản thu ngoài lãi năm 2013 tăng trưởng vượt bậc 61,07% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2013 ngân hàng thực hiện thu các khoản nợ khó đòi đã được xử lý rủi ro đang

theo dõi ngoại bảng, nguồn thu này được hạch toán vào thu nhập nên đã góp

phần đưa thu nhập năm 2013 tăng lên mặc dù trong năm này có sự sụt giảm về thu lãi cho vay

Chi phí

Chi phí hoạt động của Ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay và chi phí khác. Tổng chi phí của Chi nhánh đều tăng qua các năm, đều này là hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trưởng của quy mô hoạt động của NHNO&PTNT huyện Thới Bình. Cụ thể trong năm 2012 chi phí đạt 41.850 triệu đồng, tăng so với năm 2011 số tiền 4.811 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,99%. Đến năm 2013 chi phí đạt 44.304 triệu đồngtăng so với năm 2012 số tiền 2.454 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5,86%. Việc chi trả lãi tăng lên là do: lượng

28

khách hàng có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng tăng. Tuy nhiên, khoản trả lãi tiền gửi chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng chi phí (7%-10%); Điều đáng quan tâm hơn hết là việc Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay nhưng nguồn vốn huy động từ thị trường chưa đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng nên phần lớn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên với chi phí cao hơn và đó cũng là lí do làm cho chi phí trả lãi tiền vay luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng từ (70%-75%). Bên cạnh đó, một khoản mục khác cũng gây được nhiều sự chú ý đó là khoản mục chi phí khác, tăng 23,62% vào năm 2012 và 7,35% vào năm 2013 đã trở thành một gánh nặng về chi phí cho hoạt động của ngân hàng đồng thời tác động mạnh đến lợi nhuận của ngân hàng.

Từ Bảng 3.1: Ta thấy tốc độ tăng trưởng của khoản chi phí trả lãi tiền gửi có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khoản chi phí trả lãi của Ngân hàng qua ba năm. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chú trọng công tác huy động vốn từ thị trường hơn để góp phần giảm bớt áp lực về chi phí phải trả lãi vay

Lợi nhuận

Từ việc phân tích tình hình thu nhập và chi phí của ngân hàng qua các năm như trên ta có thể thấy được lợi nhuận của ngân hàng có sự biến động. Nó tăng mạnh vào năm 2012 nhưng lại giảm đi vào năm 2013 mặc dù quy mô thu nhập và chi phí gia tăng khá nhiều. Ta có thể thấy qua biểu đồ sau:

0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh

Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Thới Bình

Qua bảng số liệu 3.1 và hình 3.1 ta thấy năm 2012, chi phí tăng 12,99% so với năm 2011 trong khi đó thu nhập tăng 15.86% lớn hơn tốc độ tăng chi phí vì thế đã làm cho lợi nhuận tăng cao lên đến 45,50%. Nguyên nhân là do năm 2012 huyện đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn và đạt được kết quả rất đáng ghi nhận. Cũng vào đầu năm này Huyện uỷ Thới Bình xây dựng Nghị

29

quyết cải tạo vườn tạp và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, thị trấn. Qua đó, người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc cải tạo vườn tạp nên tham gia rất tích cực. Bà con tìm đến Ngân hàng vay vốn bổ sung thêm vốn đầu tư để cải tạo vườn, tăng gia sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan. Điều này đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đáng kể dẫn đến thu lãi cho vay cũng tăng lên, chính vì thế lợi nhuận Ngân hàng tăng cao so với năm 2011 là điều hiển nhiên.

Đến năm 2013 chi phí tăng 5,86% trong khi đó thu nhập chỉ tăng 1,96% nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí khiến cho lợi nhuận giảm sút chỉ còn 15.293 triệu đồng (-8,19%) so với năm 2012. Đó là do giá cả đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào người mua, do đó tình trạng được mùa mất giá cứ xảy ra liên tục nên công tác thu lãi của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, giảm 2,73% so với năm 2012. Bên cạnh đó năm 2013 lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ 3-5% so với năm 2012, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7 - 9%/năm nên thu nhập từ lãi cho vay cũng đã giảm đi (- 2,73%) so với 2012. Chi phí bỏ ra cao nhưng thu nhập ít làm cho lợi nhuận giảm so với năm 2012

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu mặc dù không nổi trội lắm nhưng cũng là điều đáng khích lệ. Trong tương lai Ngân hàng cần đề ra phương hướng phát triển lâu dài và bền vững hơn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)