Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 33)

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ngày 15/11/1996, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Do sự phát triển của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của nông dân cả nước nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng, Ngân hàng nông nghiệp huyện trực thuộc tỉnh Cà Mau ra đời. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Thới Bình trực thuộc NHNO&PTNT tỉnh Cà Mau, hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi tập trung vào cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và một số dịch vụ khác. Ngân hàng NHNO&PTNT huyện Thới Bình tiền thân là NHNO&PTNT khu vực Bình Minh của hai huyện Thới Bình và U Minh thuộc tỉnh Cà Mau, đặt trụ sở tại Khóm 01 Thị Trấn Thới Bình – huyện Thới Bình- tỉnh Cà Mau.

Từ tháng 6 năm 1996 NHNO&PTNT khu vực Bình Minh chia tách thành hai Ngân hàng, NHNO&PTNT huyện U Minh và NHNO&PTNT huyện Thới Bình- Tỉnh Cà Mau. NHNO&PTNT chi nhánh huyện Thới Bình là đại diện pháp nhân thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh, có con dấu, bảng cân đối riêng, hạch toán độc lập, hoạt động kinh doanh tổng hợp trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ; thực hiện nhiệm vụ theo quy chế

22

tổ chức và hoạt động của NHNO&PTNT Việt Nam. Ngân hàng có một phòng

giao dịch đặt tại xã Trí Phải trực thuộc huyện Thới Bình.

Sau nhiều năm hoạt động, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cộng thêm với những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn lạc hậu nhưng với sự cố gắng không ngừng của từng cán bộ trong ngân hàng không những uy tín của Ngân hàng ngày một nâng cao mà còn khẳng định được vai trò là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy của bà con nông dân.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thới Bình

Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Thới Bình trực thuộc NHNO&PTNT tỉnh Cà Mau, hiện tại có 35 cán bộ công chức. Với mạng lưới hoạt động trải khắp toàn huyện, NHNO&PTNT huyện Thới Bình đã bao quát toàn bộ địa bàn huyện Thới Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi lớn trong việc đưa vốn tín dụng Ngân Hàng đến các chủ thể thiếu vốn trong địa bàn hoạt động của Ngân hàng.

Toàn bộ Ngân hàng được điều hành bởi Ban Giám đốc gồm 03 thành viên: Giám đốc phụ trách chung, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng và Phó Giám đốc phụ trách kế toán. Bộ máy hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển NôngThôn huyện Thới Bình có thể được khái quát như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Thới bình 3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

* Giám đốc: Giám đốc NHNO&PTNT huyện thới bình do Tổng Giám

đốc NHNO&PTNT Việt Nam bổ nhiệm, điều hành hoạt động của Ngân hàng

và hai phó Giám đốc điều hành công việc thông qua Giám đốc.

* Phó giám đốc: do NHNO&PTNT huyện Thới Bình bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc NHNO&PTNT huyện Thới Bình, có trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác điều hành các công việc của Ngân hàng. Gồm 01 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó Giám đốc phụ trách kế

GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN-KHO QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH

23

toán- kho quỹ. Phó Giám đốc có quyền quyết định và quyết định thay cho Giám đốc trong một số công việc quy định.

* Phòng kinh doanh:

- Thực hiện việc kinh doanh các chương trình dự án, thẩm định các dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Đề xuất những dự án tín dụng, dự án kinh doanh cho Ngân hàng cấp trên xem xét và giải quyết.

- Xây dựng mạng lưới kinh doanh để phát triển thị trường vốn, thực hiện tín dụng và mua bán ngoại tệ.

- Tổng hợp phân tích thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng, trực tiếp xử lí các rủi ro phát sinh theo các quy định hiện hành.

* Phòng kế toán – kho quỹ:

- Hạch toán kế toán, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và thanh toán theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.

- Ngân quỹ thực hiện dịch vụ thu chi tiền mặt, nghiệp vụ ký gửi, mở tài khoản,… và thực hiện các quy định về thu, phát, vận chuyển tiền.

* Phòng hành chính:

Chịu trách nhiệm quản lý của ban Giám đốc, công việc chủ yếu của phòng là cấp hồ sơ tín dụng, in, photo các loại giấy tờ có liên quan đến các nghiệp vụ hàng ngày của phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán, thực hiện một số công việc khác có liên quan đến hành chính nhân sự của ngân hàng…

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình hoạt động dưới sự điều hành và kiểm soát trực tiếp của NHNO&PTNT tỉnh Cà Mau, có nhiệm vụ phải báo cáo tình hình hoạt động cho NHNO&PTNT tỉnh Cà Mau.

Với cơ cấu tổ chức như trên, chúng ta có thể nhận định rằng NHNO&PTNT huyện Thới Bình quản lý theo kênh trực tuyến, đơn giản, gọn nhẹ đã phản ánh phần nào hiệu quả cộng việc cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên.

3.1.4 Bộ hồ sơ cho vay và quy trình cho vay hộ nông dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.1 Bộ hồ sơ cho vay

Đối với “hồ sơ pháp lý” cán bộ tín dụng cần kiểm tra, xác minh những giấy tờ sau:

- Chứng minh nhân dân của người xin vay - Sổ hộ khẩu gia đình.

- Giấy đề nghị vay vốn: phải do người vay viết, ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên, có xác nhận của địa phương.

24

- Trường hợp là hộ vay vốn phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng đi thẩm định và lập báo cáo thẩm định riêng.

Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản cán bộ tín dụng cần thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay là phải kiểm tra “hồ sơ bảo đảm tiền vay”.

- Nếu hộ vay thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản bất động sản: Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì việc đầu tiên là xem xét các giấy tờ có liên quan đến tài sản có đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp không kế đến là kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm: xác định hình dáng, quy mô, số lượng, chủng loại, vị trí, tính chất kỹ thuật… của tài sản. Đặc biệt khi tài sản thế chấp là bất động sản cần lưu ý mối quan hệ giữa người đứng tên sở hữu tài sản và người đứng ra vay vốn.

Vấn đề thỏa thuận với người vay về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất dựa vào giá thị trường nơi có đất là một vấn đề rất “nhạy cảm”. Hoặc là không đón hết được sự biến động trong tương lai, hoặc là có những động cơ không trong sáng, lành mạnh đều ảnh hưởng trực tiếp và hậu quả không nhỏ đối với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay. Vì thế đây là bước công việc cực kỳ quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vốn vay.

- Nếu hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu của chính ngân hàng Nông nghiệp phát hành), cán bộ tín dụng phải phối hợp kế toán kiểm tra.

Tính hợp pháp của giấy tờ có giá Số dư tiền gởi, tiền lãi

Thời gian còn lại Đối chiếu chữ ký mẫu

Thẩm định là một bước quan trọng để cán bộ tín dụng đi đến quyết định cho vay hay không cho vay và là căn cứ để bảo đảm chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay. Tuy nhiên có một điều không thể viết thành văn bản, chỉ được rút ra từ những bài học thực tiễn. Đó là “phẩm chất, tư cách người vay” giúp cán bộ tín dụng nhận biết có đủ điều kiện vay hay không. Và cũng không dễ gì nhận biết phẩm chất, tư cách của hộ vay nếu không sâu sát, tỉ mỉ và trách nhiệm.

3.1.4.2 Quy trình cho vay hộ nông dân

Để vừa đảm bảo tính pháp lý vừa an toàn vốn, khi xét duyệt cho vay vốn NHNO&PTNT huyện Thới Bình thực hiện quy trình sau:

25

Hình 3.2 Sơ đồ cho vay tại Agribank Thới Bình

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp cán bộ tín dụng (CBTD) phụ trách địa bàn tình bày dự án sản xuất kinh doanh của mình và các giấy tờ liên quan như: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình.

Bước 2: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy tờ có liên quan. Sau khi thẩm tra thấy dự án có tính khả thi và các giấy tờ đều hợp lệ theo quy định thì phát hồ sơ (số vay vốn đối với món vay dưới 50 triệu đồng và hợp đồng tín dụng đối với món vay trên 50 triệu đồng) và hướng dẫn khách hàng ghi nội dung vào bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất những nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển cho Trưởng phòng tín dụng.

Bước 3: Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do CBTD trình lên, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến và tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ điều kiện.

Bước 4a: Hồ sơ được trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm định của CBTD, ý kiến của Trưởng phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng

Bước 4b: Sau đó hồ sơ được chuyển cho CBTD phụ trách.

Bước 5 Bước 6 Bước 1 Bước 7 Bước 4b T.PHÒNG TÍN DỤNG Bước 4a Bước 3 CÁN BỘ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG GIÁM ĐỐC Bước 2 THỦ QUỸ KẾ TOÁN

26

Bước 5: Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt cho phòng kế toán.

Bước 6: Phòng kế toán ghi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý và sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lưu cho vay, lưu giữ hồ sơ theo chế độ, làm thủ tục giải ngân, sau đó hồ sơ được chuyển sang thũ quỹ.

Bước 7: Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Để đảm bảo vay vốn đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng, Ngân hàng cử cán bộ tín dụng đi sử dụng vốn vay để giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết.

Trong quá trình cho vay Ngân hàng thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 2011-2013 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Vấn đề được quan tâm hàng đầu làm thế nào để có được lợi nhuận cao nhất đồng thời hạn chế được rủi ro ở mức độ thấp nhất mà vẫn đạt được những mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh của mình. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của Ngân hàng thì ngoài yếu tố lợi nhuận ta cần xem xét hai yếu tố không kém phần quan trọng: thu nhập và chi phí hoạt động trong năm của ngân hàng. Để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện Thới Bình hãy xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Bình giai

đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 48.448 58.450 59.597 8.002 15,86 1.147 1,96

Thu lãi cho vay 44.549 54.150 52.671 9.601 21,55 (1.479) (2,73)

Thu ngoài lãi 3.899 4.300 6.926 401 10,28 2.626 61,07

Tổng chi phí 37.039 41.850 44.304 4.811 12,99 2.454 5,86

Trả lãi tiền gửi 2.733 3.350 4.691 617 22,58 1.341 40,03

Trả lãi tiền vay 27.875 30.550 31.079 2.675 9,59 529 1,73

Chi phí khác 6.431 7.950 8.534 1.519 23,62 584 7,35

Lợi nhuận 11.409 16.600 15.293 5.191 45,50 (1.361) (8,19)

27  Thu nhập

Trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế thế giới ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và hoạt động ngân hàng. Riêng huyện Thới Bình, do kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, ngư nghiệp với quy mô không lớn nên mức độ ảnh hưởng không cao. Điển hình là thu nhập của ngân hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm 2012 tăng 15,86% so với năm 2011, song sang năm 2013 tốc độ tăng giảm xuống còn 1,96% trong khi doanh số thu nhập vẫn tăng. Chứng tỏ Ngân hàng đã khai thác được tiềm năng hiện hữu tại địa phương trên cơ sở áp dụng cơ chế, chính sách chung của Ngân hàng cấp trên về việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng điều đó cũng góp phần mở rộng quy mô kinh doanh.

Nguồn thu nhập của Chi nhánh bao gồm thu từ lãi cho vay và khoản thu ngoài lãi, trong đó thu nhập từ lãi cho vay là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Cụ thể là năm 2011 chiếm 91,95%, năm 2012 chiếm 92,64% và năm 2013 chiếm 88,38% trong tổng thu. Điều đó chứng tỏ đơn vị đã có sự cố gắng trong thu lãi cho vay rất tốt (Theo đánh giá của phòng kế toán – ngân quỹ thì mức độ thu lãi so với số lãi phải thu đạt trên 70%).

Bên cạnh nguồn thu nhập lãi vay thì nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng bao gồm thu dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ kiều hối và thu hồi nợ đã xử lí rủi ro,…Tuy nhiên, nguồn thu nhập này chiếm tỷ trọng tương đối thấp, chiếm dưới 8% trong tổng thu. Riêng năm 2013 khoản thu này chiếm 11,62% trong tổng thu nhập. Việc các khoản thu ngoài lãi luôn chiếm tỷ trọng thấp cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, các hoạt động dịch vụ chưa được khai thác và phát triển. Tuy nhiên, ta thấy tốc độ tăng trưởng của các khoản thu ngoài lãi năm 2013 tăng trưởng vượt bậc 61,07% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2013 ngân hàng thực hiện thu các khoản nợ khó đòi đã được xử lý rủi ro đang

theo dõi ngoại bảng, nguồn thu này được hạch toán vào thu nhập nên đã góp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 33)