Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng qua

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 44)

NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ 2011-2013

4.1.1 Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng qua 3 năm từ 2011-2013 3 năm từ 2011-2013

4.1.1.1 Tình hình huy động vốn

Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “đi vay để cho vay”. Do đó vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên bất kỳ một ngân hàng nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên có nguồn vốn dồi dào. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT Thới Bình dựa vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên và vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân. Nó là yếu tố cần thiết cho việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như là đảm bảo được các nhu cầu về vốn của khách hàng. Huyện Thới Bình là vùng đất giàu tiềm năng phát triển, đây là vùng chuyên về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong mấy năm qua mặc dù đời sống của người dân trong huyện có cải thiện hơn trước nhưng vẫn còn khó khăn hơn so với người dân ở các huyện lân cận. Trình độ học vấn còn hạn chế nên người dân thường có thói quen chơi huội hay cho vay nặng lãi mà họ không biết được rủi ro của nó đem lại là rất cao. Đồng thời thói quen thích mang trang sức và nữ trang của người dân quê vẫn tồn tại từ bao lâu nay nên tiền tiết kiệm có được họ sẽ đem đi mua vàng. Đó là lí do chính làm cản trở cho công tác huy động vốn của NHNO huyện Thới

Bình. Tuy nhiên, NHNO huyện Thới Bình đã đề ra chiến lược huy động vốn

một cách đúng đắn và hiệu quả trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Ngân hàng luôn quan tâm chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đồng thời Ngân hàng cũng đa dạng hóa hình thức tiền gửi, áp dụng lãi suất huy động hấp dẫn đủ sức cạnh tranh, và tổ chức nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn cho khách hàng khi gửi tiền. Nhờ đó mà tình hình huy động vốn của 3 năm gần đây đều không ngừng tăng trưởng và luôn hoàn thành kế hoạch mà NHNO Tỉnh giao.

Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm đều tăng, đó là dấu hiệu đáng mừng của Ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Cụ thể năm 2011 tổng nguồn vốn là 316.757 triệu đồng, trong đó vốn

33

huy động chiếm 24,57%. Trong khi Ngân hàng phải nhận vốn đều chuyển từ Ngân hàng cấp trên tới 238.935 triệu (chiếm 75,43) mới đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của người dân để sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

Sang năm 2012 tổng nguồn vốn tăng 10,18% so với năm 2011, trong đó vốn huy động chỉ chiếm khoảng 24% tương ứng 85.500 triệu đồng. Nguồn vốn của ngân hàng trong năm 2012 có tăng nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm lại giảm hơn so với năm 2011 là do lãi suất huy động trong năm này giảm mạnh chỉ còn 9% (thông tư số 19/2012/TT- NHNN) trong khi năm 2011 con số này là 14% (thông tư 30/2011/TT- NHNN), thêm nữa là do năm 2012 tình hình kinh tế trong huyện đã có tiến triển tốt hơn nên nhu cầu vốn vay tăng cao trong khi đó nguồn vốn huy động không đủ nên chi nhánh đã xin điều chuyển nguồn vốn từ Ngân hàng cấp trên. Từ đó làm cho nguồn vốn điều chuyển có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của vốn huy động làm tăng chi phí thêm cho Ngân hàng trong hoạt động của mình.

Đến năm 2013 tổng nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục tăng với tốc độ 12,83% so với năm 2012, đạt 393.793 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là do cả vốn huy động tăng 15,30% và vốn điều chuyển cũng tăng 12,03% so với năm 2012, tốc dộ tăng của vốn huy động tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn điều chuyển cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng trong năm này đạt nhiều khả quan và có bước tiến triển tốt. Do Ngân hàng đã tập trung chú trọng công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ, rút ngắn thủ tục gửi tiền tạo sự thân thiện và thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch. Đây là một giải pháp hay vì trong bối cảnh hiện nay các Ngân hàng đều đưa ra các mức lãi suất tương tự nhau và đặc biệt khi NHNN liên tục giảm trần lãi suất. Trong năm 2013 lãi suất đã giảm về mức 7%. Do đó, Ngân hàng nào có chất lượng phục vụ tốt, đem lại sự hài lòng cho khách hàng sẽ giữ chân được khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới đến gửi tiền.

Tóm lại tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm có nhiều chuyển biến tích cực, tăng qua từng năm. Tuy nhiên, nguồn vốn điều chuyển tại Chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng cao từ 75% trở lên trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm Ngân hàng chỉ có thể đáp ứng tối đa 25% nhu cầu về vốn tại địa phương. Đã cho ta thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng còn rất yếu, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do đó để nâng cao tính tự chủ và hiệu quả kinh doanh trong tương lai thì Ngân hàng phải chú trọng vào công tác huy động vốn hơn nữa để dần dần nguồn vốn huy động sẽ đủ phục vụ nhu cầu về vốn cho người dân cho việc đầu tư, sản xuất mà không cần nhận viện trợ từ đơn vị, tổ chức nào nữa.

34

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank Thới Bình giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh Ghi chú: - KBNN: Kho bạc nhà nước

- TCTD: Tổ chức tín dụng - GTCG: Giấy tờ có giá

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Vốn huy động 77.822 85.500 98.581 7.678 9,87 13.081 15,30

-Tiền gửi của KBNN 30.123 10.236 14.305 (19.887) (66,12) 4.096 39,75

- Tiền gửi của TCTD 1.032 1.236 3.820 204 19,77 2.584 209,06

- Tiền gửi của khách hàng 45.120 71.002 75.256 25.882 57,36 4.854 5,99

- Phát hành GTCG 1.547 3.026 5.200 1.479 95,60 2.174 71,84

Vốn điều chuyển 238.935 263.500 295.212 24.565 10,28 31.712 12,03

35

4.1.1.2 Tình hình sử dụng vốn

Trước tình hình phát triển kinh tế của huyện nhà và cả nước, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn xem hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng hàng đầu trong việc lưu chuyển nguồn vốn trong sản xuất đến các thành phần kinh tế. Thế nhưng hoạt động tín dụng luôn là hoạt động có tính chất rủi ro rất lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện tốt việc cho vay phát triển mở rộng sản xuất của các đơn vị kinh tế, cho các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện. Trong đó Ngân hàng đặc biệt chú trọng vào cho vay hộ sản xuất là những hộ nông dân chuyên sản xuất trong lĩnh vực Nông nghiệp- thủy sản của huyện. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả đi kèm với kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng. Để làm được điều đó cần phải đi sâu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại địa phương.

Doanh số cho vay hộ sản xuất

Thới Bình là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp-thủy sản nhất là cây lúa và con tôm, cua nên nhu cầu về vốn vào mùa vụ cũng không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, huyện Thới Bình đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo thành vùng tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Cộng thêm Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh việc ngân hàng luôn xác định nông thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư của mình. Đó chính là những điều kiện tiên quyết để doanh số cho vay hộ sản xuất của NHNO&PTNT Thới Bình tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, Năm 2012 doanh số cho vay là 396.233 triệu đồng tăng 13,72% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay tại ngân hàng đạt 450.873 tăng 13,79% so với năm 2012.

Doanh số thu nợ hộ sản xuất

Song song với việc cho vay thì việc thu nợ cũng là một vấn đề mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải đặt biệt quan tâm. Như đã biết doanh số cho vay phản ánh số lượng, quy mô tín dụng, còn doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và khả năng đánh giá khách hàng của CBTD. Nó còn là cơ sở đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng quay của đồng vốn mà ngân

36

hàng bỏ ra đầu tư. Như vậy doanh số cho vay cao chưa hẳn là đạt hiệu quả mà còn phải so sánh với doanh số thu nợ, đảm bảo nợ quá hạn ở mức độ tối thiểu.

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng đều qua các năm và đạt kết quả khá tốt, doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước và vẫn giữ ở mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể như sau: Năm 2011 đạt 321.251 triệu đồng. Năm 2012 đạt 367.568 triệu đồng, tăng lên 14,42%. Sang năm 2013 doanh số này tiếp tục tăng với tốc độ 15,03%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do công tác thu nợ đặt biệt được NHNO&PTNT Thới Bình chú trọng với trình độ thẩm định của đội ngũ cán bộ ngày một được nâng cao, cộng thêm sự năng động và luôn giao tiếp thân thiện với khách hàng. Quan trọng hơn là đời sống kinh tế xã hội của bà con ngày càng phát triển, họ làm ăn có hiệu quả nên ý thức trả nợ cho Ngân hàng cao. Từ đó mà nguồn vốn của ngân hàng được tái đầu tư, đảm bảo đồng vốn bỏ ra được thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và đạt hiệu quả cao.

0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số cho vay HSX Doanh số thu nợ HSX Dư nợ cho vay HSX Nợ xấu HSX

Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh

Hình 4.1 Tình hình sử dụng vốn tại Agribank huyện Thới Bình

Dư nợ cho vay hộ sản xuất

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến của tình hình cho vay và thu nợ tại ngân hàng, nó thể hiện số vốn đã cho vay nhưng chưa thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Dư nợ tại Ngân hàng trong ba năm qua luôn thấp hơn doanh số thu nợ, chứng tỏ công tác thu hồi nợ tại ngân hàng có hiệu quả. Dư nợ của ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm 2012 dư nợ đạt 318.490 triệu đồng, tăng 9,89% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ tín dụng tại ngân hàng đạt 346.543 triệu đồng tăng 8,81% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng có chính sách mở rộng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất hàng hóa của nông dân ngày càng cao, do giá cả vật

37

tư nông sản ngày một tăng nên chi phí đầu tư trên một diện tích phải tăng lên, vì vậy mà dư nợ của Ngân hàng cũng tăng qua các năm. Để đạt được mức dư nợ cao qua các năm cho thấy sự cố gắng của tất cả cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã luôn nỗ lực trong công tác tiếp thị mở rộng thị trường, đưa hình ảnh Ngân hàng đến với từng ấp, từng xóm. Chính vì thế dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng nhanh về số lượng.

Nợ xấu hộ sản xuất

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm chạp và còn gặp nhiều khó khăn, các khoản nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng phát sinh ngày càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực đe dọa đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Chi nhánh huyện Thới Bình nói riêng. Ngân hàng chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ nó. Rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chủ quan ngân hàng, khách hàng gây ra hay sự tác động của môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng thời gian qua biến động theo chiều hướng không tốt, liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 nợ xấu của Ngân hàng là 7.264 triệu đồng, tăng lên 28,84% vào năm 2012. Trong năm 2011, tuy kinh tế toàn cầu bắt đầu khởi sắc, le lói phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Nên các khoản nợ xấu trong năm 2011 kéo dài đến năm 2012 làm cho nợ xấu trong năm 2012 tăng lên. Đến năm 2013, tình hình nợ xấu tại Ngân hàng vẫn chưa được cải thiện, tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 26,57% so với năm 2012. Nguyên nhân của kết quả này là do sự tăng lên của cả nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu dài hạn. Một phần do tình trạng sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, thiên tai dịch bệnh, việc nuôi trồng thủy sản trong năm 2013 gặp nhiều khó khăn rất nhiều…v.v đã làm cho khách hàng bị thua lỗ.

38

Bảng 4.2 Tình hình sử dụng vốn của Agribank giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh Ghi chú: - HSX: Hộ sản xuất

Khoản mục

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay HSX 348.426 396.233 450.873 47.807 13,72 54.640 13,79

Doanh số thu nợ HSX 321.251 367.568 422.820 46.317 14,42 55.252 15,03

Dư nợ cho vay HSX 289.825 318.490 346.543 28.665 9,89 28.053 8,81

39

4.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng qua 3 năm từ 2011-2013

4.1.2.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất

a) Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn - Doanh số cho vay hộ sản xuất ngắn hạn:

Qua số liệu ta thấy cho vay ngắn hạn tại ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn (khoảng 75% doanh số cho vay). Vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn trung dài hạn. Đặc biệt là do nhu cầu cần vay vốn ngắn hạn của bà con nông dân trên địa phương và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này được giải thích là do đặc thù sử dụng vốn của địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng cho vay chủ yếu là cho cây lúa, mía, thủy sản và chăn nuôi ngắn hạn…nên cần vốn để đầu tư con giống trong năm nhiều hơn là khoản vay dài hạn. Hơn nữa lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn khoảng 1-2%/năm so với mặt bằng lãi suất chung, tạo điều kiện cho người nông dân giảm chi phí vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh, đầu tư tín dụng có chọn lọc theo nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)