Bộ hồ sơ cho vay và quy trình cho vay hộ nông dân

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 35 - 38)

3.1.4.1 Bộ hồ sơ cho vay

Đối với “hồ sơ pháp lý” cán bộ tín dụng cần kiểm tra, xác minh những giấy tờ sau:

- Chứng minh nhân dân của người xin vay - Sổ hộ khẩu gia đình.

- Giấy đề nghị vay vốn: phải do người vay viết, ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên, có xác nhận của địa phương.

24

- Trường hợp là hộ vay vốn phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng đi thẩm định và lập báo cáo thẩm định riêng.

Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản cán bộ tín dụng cần thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay là phải kiểm tra “hồ sơ bảo đảm tiền vay”.

- Nếu hộ vay thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản bất động sản: Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì việc đầu tiên là xem xét các giấy tờ có liên quan đến tài sản có đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp không kế đến là kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm: xác định hình dáng, quy mô, số lượng, chủng loại, vị trí, tính chất kỹ thuật… của tài sản. Đặc biệt khi tài sản thế chấp là bất động sản cần lưu ý mối quan hệ giữa người đứng tên sở hữu tài sản và người đứng ra vay vốn.

Vấn đề thỏa thuận với người vay về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất dựa vào giá thị trường nơi có đất là một vấn đề rất “nhạy cảm”. Hoặc là không đón hết được sự biến động trong tương lai, hoặc là có những động cơ không trong sáng, lành mạnh đều ảnh hưởng trực tiếp và hậu quả không nhỏ đối với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay. Vì thế đây là bước công việc cực kỳ quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vốn vay.

- Nếu hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu của chính ngân hàng Nông nghiệp phát hành), cán bộ tín dụng phải phối hợp kế toán kiểm tra.

Tính hợp pháp của giấy tờ có giá Số dư tiền gởi, tiền lãi

Thời gian còn lại Đối chiếu chữ ký mẫu

Thẩm định là một bước quan trọng để cán bộ tín dụng đi đến quyết định cho vay hay không cho vay và là căn cứ để bảo đảm chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay. Tuy nhiên có một điều không thể viết thành văn bản, chỉ được rút ra từ những bài học thực tiễn. Đó là “phẩm chất, tư cách người vay” giúp cán bộ tín dụng nhận biết có đủ điều kiện vay hay không. Và cũng không dễ gì nhận biết phẩm chất, tư cách của hộ vay nếu không sâu sát, tỉ mỉ và trách nhiệm.

3.1.4.2 Quy trình cho vay hộ nông dân

Để vừa đảm bảo tính pháp lý vừa an toàn vốn, khi xét duyệt cho vay vốn NHNO&PTNT huyện Thới Bình thực hiện quy trình sau:

25

Hình 3.2 Sơ đồ cho vay tại Agribank Thới Bình

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp cán bộ tín dụng (CBTD) phụ trách địa bàn tình bày dự án sản xuất kinh doanh của mình và các giấy tờ liên quan như: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình.

Bước 2: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy tờ có liên quan. Sau khi thẩm tra thấy dự án có tính khả thi và các giấy tờ đều hợp lệ theo quy định thì phát hồ sơ (số vay vốn đối với món vay dưới 50 triệu đồng và hợp đồng tín dụng đối với món vay trên 50 triệu đồng) và hướng dẫn khách hàng ghi nội dung vào bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất những nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển cho Trưởng phòng tín dụng.

Bước 3: Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do CBTD trình lên, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến và tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ điều kiện.

Bước 4a: Hồ sơ được trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm định của CBTD, ý kiến của Trưởng phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng

Bước 4b: Sau đó hồ sơ được chuyển cho CBTD phụ trách.

Bước 5 Bước 6 Bước 1 Bước 7 Bước 4b T.PHÒNG TÍN DỤNG Bước 4a Bước 3 CÁN BỘ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG GIÁM ĐỐC Bước 2 THỦ QUỸ KẾ TOÁN

26

Bước 5: Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt cho phòng kế toán.

Bước 6: Phòng kế toán ghi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý và sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lưu cho vay, lưu giữ hồ sơ theo chế độ, làm thủ tục giải ngân, sau đó hồ sơ được chuyển sang thũ quỹ.

Bước 7: Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Để đảm bảo vay vốn đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng, Ngân hàng cử cán bộ tín dụng đi sử dụng vốn vay để giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết.

Trong quá trình cho vay Ngân hàng thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)