Mô tả đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 73 - 76)

Với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Thới Bình” để rõ hơn về nhu cầu vay vốn cho mục đích sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân tại huyện Thới Bình cũng như khả năng đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tác giả đã tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60

62

khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng; thuộc các hộ gia đình đã từng vay, đang vay tại chi nhánh ngân hàng và thu thập được một số thông tin sau. Đó là nền tảng giúp Chi nhánh hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng cũng như nắm bắt những thông tin cần thiết để Chi nhánh có thể xem xét và có chính sách phù hợp hơn.

Qua kết quả khảo sát khách hàng tại Ngân hàng thì chiếm phần lớn là khách hàng thuộc các xã Hồ Thị Kỷ, Tân Bằng,Thới Bình do đây là các xã có diện tích nuôi tôm lớn trên địa bàn, nên nhu cầu vay vốn cũng nhiều hơn dẫn đến số lượt khách hàng đến Ngân hàng vay vốn cũng đông hơn.

Bảng 4.12 Số mẫu thu thập trên từng xã

Số mẫu quan sát (người) Tỷ lệ (%)

Biển Bạch 2 3,3 Biển Bạch Đông 4 6,7 Hồ Thị Kỷ 9 15,0 Tân Bằng 13 21,7 Tân Lộc 5 8,3 Tân Lộc Bắc 6 10,0 Tân Lộc Đông 3 5,0 Tân Phú 2 3,3 Thới Bình 11 18,3 Trí Lực 4 6,7 Trí Phải 1 1,7 Tổng 60 100,0 Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng, 2014

Diện tích đất sản xuất của nông hộ theo tác giả khảo sát được, thì có đến 35% nông hộ nằm trong nhóm có diện tích dưới 3.000m2 và có 28,3% nông hộ năm trong nhóm diện tích từ 3.000m2 đến dưới 6000m2. Nguyên nhân, qua các thế hệ, mảnh đất được chia lại cho con cháu, mặc khác huyện còn có nhiều người nghèo nên đất có thể bán đi cho nông hộ khác và không có khả năng mua lại. Chính vì thế mà hoạt đông nông nghiệp của huyện gặp phải tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 15% ở nhóm đất có diện tích từ 6000m2 đến dưới 9000m2 và 8,3 % ở nhóm đất có diện tích từ 9000m2 đến dưới 12000m2. Trong khi đó diện tích đất từ 12000m2 trở lên lại chiếm đến 13,3%. Đây là những thửa đất của những hộ khá giả hoặc hộ giàu của huyện. Điều này nói lên có sự phân hóa giàu nghèo trên địa bàn huyện Thới Bình, điều kiện kinh tế cũng như tiết kiệm của những người giàu có xu hướng tăng. Khi tích lũy tiền trong nhà thì không thể sinh lời, vì thế mà họ có xu hướng mua vàng hoặc mua nhiều đất hơn, trong đó có mua từ những hộ nghèo.

63 Từ 6000 đến dưới 9000m2 15.0% Từ 12000m2 trở lên 13.3% Từ 9000 đến dưới 12000m2 8.3% Từ 3000m2 đến dưới 6000m2 28.3% Dưới 3000m2 35.0% Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng, 2014 Hình 4.11 Diện tích đất sản xuất

Khi xem xét về nhu cầu tín dụng, tác giả Izumida và Phạm Bảo Dương đã chỉ ra rằng diện tích đất nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định đi vay và lượng vốn vay của nông hộ do diện tích đất chính là cơ sở để ngân hàng thẩm định, quyết định lượng vốn cho vay, cũng như là tài sản được dùng để thế chấp ngân hàng. Mặc dù theo Nghị định số 41/2010 NĐ-CP cho phép tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa là 50 triệu đồng đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn nhưng Agribank Thới Bình vẫn giữ lại sổ đỏ của khách hàng để làm cơ sở cho vay và xác định mức vốn vay. Chính vì vậy mà các nông hộ có diện tích đất sản xuất gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Làm cho những hộ làm ăn có hiệu quả, muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên đã không thực hiện được kế hoạch. Điều này đã được các tác giả như Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy, Nguyễn Thị Lệ và cộng sự xác định. Ngoài việc xem xét giá trị tài sản thế chấp thì NHNN&PTNT Thới Bình có thể kết hợp với những phương án khả thi để tăng lượng tín dụng nhằm giúp phát triển kinh tế của nông hộ.

Theo kết quả khảo sát thì số người trong hộ gia đình này có từ 4 đến 5 người là chủ yếu, tuy nhiên số lao động chính trong hộ chỉ chiếm từ 1 đến 2 người là đa số. Bình quân hàng tháng hộ gia đình có mức thu nhập, chi tiêu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.13 Thu nhập và chi tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại huyện Thới Bình

Thu nhập Chi tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số tiền Dưới 2 triệu 19 31,7 25 41,7 Từ 2 đến dưới 4 triệu 25 41,7 24 40,0 Từ 4 đến dưới 6 triệu 12 20,0 8 13,3 Từ 6 triệu trở lên 4 6,7 3 5,0 Tổng 60 100,0 60 100,0 Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng, 2014

64

Do Thới Bình là một huyện nghèo, hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nhỏ lẻ, manh mún, nên thu nhập của hộ nông dân hàng tháng từ việc sản xuất nông nghiệp là rất thấp. Với nhóm thu nhập càng cao thì số hộ nằm trong nhóm này càng ít. Theo khảo sát của tác giả thì có đến 31,7% hộ có thu nhập dưới 2 triệu, 41,7% hộ có thu nhập từ 2 đến dưới 4 triệu. Cũng vì thế mà nhóm thu nhập từ 4 đến dưới 6 triệu chỉ chiếm có 20,0% trong tổng số hộ khảo sát, và hiển nhiên chỉ có 6,7% hộ có thu nhập từ 6 triệu trở lên.

Song song với mức thu nhập, thì chi tiêu của nông hộ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng rất thấp. Với nhóm hộ có chi tiêu càng ít thì số hộ nằm trong nhóm này càng nhiều và ngược lại. Có đến 41,7% số hộ nằm trong nhóm có chi tiêu dưới 2 triệu và 40,0% từ 2 triệu đến dưới 4 triệu. Tỷ lệ này giảm dần từ nhóm có chi tiêu từ 4 đến dưới 6 triệu chiếm 13,3% xuống còn 5,0% ở nhóm có chi tiêu từ 6 triệu trở lên.

Với khoảng thu nhập và chi tiêu như vậy đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xoay chuyển đồng vốn của mình, họ phải vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt trong gia đình vừa phải tích góp để sản xuất. Vì thế mà họ rất cần sự hỗ trợ đồng vốn từ các tổ chức tín dụng để có thể sản xuất theo chu kỳ sinh trưởng của con giống và cây trồng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 73 - 76)