MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 83)

ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG

Để nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm phát triển kinh tế hộ sản xuất đảm bảo hài hòa tất cả các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất, Ngân hàng cần phải kết hợp các giải pháp sau:

5.2.1 Giải pháp về công tác cho vay

- Thới Bình là huyện nông thôn và nông nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện. Qua quá trình phân tích ta thấy việc cho vay, thu nợ ở lĩnh vực nông nghiệp luôn đạt hiệu quả cao, cũng như nợ xấu vẫn ở mức chấp nhận

72

được. Mặt khác, lĩnh vực nông nghiệp có hoạt động sản xuất mang tính thời vụ, chu kỳ ngắn, xoay vòng vốn nhanh. Vì vậy, Ngân hàng nên đẩy mạnh cho vay ở lĩnh vực này.

- Riêng đối với lĩnh vực thủy sản, tuy con tốm sú cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế huyện nhà nhưng nó vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững nên ngân hàng cần thận trọng hơn nữa ở khâu thẩm định cũng như là nên cho vay ở những khách hàng có uy tín, có thiện chí trả nợ. Bên cạnh đó phải tập trung xử lí nợ xấu đang tồn đọng khá cao ở lĩnh vực này.

- Thực tế tại địa bàn nông nghiệp nông thôn, cán bộ làm công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế vì trong thời bao cấp, họ không được đi học nên có 13,3% chủ hộ trong cuộc khảo sát là không biết chữ. Xét chung thì trình độ học vấn của nông hộ huyện Thới Bình còn thấp. Cụ thể chủ hộ có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống là 81,7% và trình độ học vấn cao nhất trong hộ có trình độ từ cấp 2 trở xuống là 60,0%. Do trình độ học vấn thấp sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ ngân hàng và nhiều khi nhận được khoản vay mà họ không biết phải sử dụng như thế nào là hiệu quả nhất vì thế đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự am hiểu cần thiết, trau dồi kiến thức khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tư vấn, hỗ trợ họ trong việc lập phương án kinh doanh, viết hồ sơ vay vốn. Nếu làm được điều này thì hiệu quả đồng vốn sẽ là rất cao, chất lượng tín dụng sẽ có hiệu quả. Từ đó làm cho họ tin yêu và gắn bó hơn với Ngân hàng. Vì thế, cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tín dụng không ngừng được đào tạo để phổ biến kiến thức mới. Từ đó rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm khách hàng mới hiệu quả hơn.

- Diện tích đất sản xuất của nông hộ huyện Thới Bình, thì có đến 63,3% nông hộ nằm trong nhóm có diện tích dưới 6000m2. Trong khi đó diện tích đất là nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định đi vay và lượng vốn vay của nông hộ do diện tích đất chính là cơ sở để ngân hàng thẩm định, quyết định lượng vốn cho vay, cũng như là tài sản được dùng để thế chấp ngân hàng. Vì vậy, ngoài việc xem xét giá trị tài sản thế chấp thì NHNN&PTNT Thới Bình có thể kết hợp với những phương án khả thi để tăng lượng tín dụng nhằm giúp phát triển kinh tế của nông hộ.

- Độ tuổi của chủ hộ nhìn chung tương đối lớn. Chỉ tính riêng độ tuổi từ 46 tuổi trở lên thì đã có hơn 66,7%. Thường thì chủ hộ càng lớn tuổi thì càng có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có suy nghĩ chính chắn và có quyền quyết định mọi việc trong nhà. Khi hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thì hiệu quả sẽ tăng lên, điều đó đồng nghĩa là nông hộ làm ăn có lời. Do việc làm ăn có lời, các nông hộ sẽ tìm thêm các nguồn vốn khác để hợp với vốn của mình nhằm mở rộng qui mô sản xuất. Trong thời gian tới thì kinh nghiệm sản xuất

73

của nông hộ sẽ tăng lên và vì vậy mà ngân hàng có thể xem đây là một yếu tố để cho vay.

- Quy mô hộ gia đình nông nghiệp nhìn chung có rất nhiều sự khác biệt. Tập trung nhiều nhất ở nhóm hộ từ 4 đến 5 người với 55,0%. Điều này được giải thích rằng, các gia đình nông hộ thường có ba thế hệ cùng sinh sống với nhau hoặc do trình độ học thức hay lý do nào khác mà các chủ hộ có nhiều con. Nếu xét về khía cạnh số lao động chính trong hộ, thì nhóm hộ có lao động chính từ 1 đến 2 người là 50,0% và nhóm hộ có lao động chính từ 3 đến 4 người là 40,0%. Gia đình nông hộ càng có nhiều lao động tham gia vào quá trình sản xuất thì nhu cầu tín dụng càng cao. Những hộ có đông lao động thì công tác sản xuất sẽ được nhiều người chăm lo, không chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất của hộ thì các lao động này còn làm thêm những công việc khác để có thêm thu nhập. Ngân hàng có thể lựa chọn những hộ có nhiều lao động tham gia vào quá trình sản xuất vào nông nghiệp để cho vay để đảm bảo an toàn.

- Việc tham gia vào hội, đoàn thể ở địa phương của nông hộ theo khảo sát thì có đến 43,3% hộ tham gia hội nông dân. Vì đây là hội gắn liền và thiết thực nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Kế đến là hội Phụ nữ (chiếm 36.7%) vì hội này có các hoạt động thiết thực tại địa phương, đặc biệt là hoạt động cho vay vốn xoay vòng để làm ăn. Do đó, Ngân hàng nên tham gia các cuộc họp, phong trào của hội đoàn thể địa phương để trở thành người bạn thân thiết của các tổ chức này và các hộ gia đình để có thể tranh thủ nguồn vốn ủy thác từ cấp trên cũng như tạo cơ hội tiếp cận vốn cho nông hộ. Thêm vào đó,ngân hàng có thể thông qua Hội Nông Dân Việt Nam, Hội Phụ Nữ Việt Nam để xem xét cho vay mà không cần có tài sản đảm bảo cho những hộ gặp khó khăn về nguồn vốn. Đây sẽ là một cơ hội tốt để các nông hộ tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức.

- Ngân hàng cần phải xem xét từng điều kiện cụ thể, mục đích vay vốn, phương thức sản xuất, khả năng tài chính của nông hộ để có thể cho vay và mức vay phù hợp với chu kỳ sinh trưởng và sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Cũng như để xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ hợp lí.

5.2.2 Giải pháp về công tác thu nợ

- Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được hoàn trả hết. Đối với khoản vay lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú

74

hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm:

+ Khách hàng sử dụng vốn có mục đích không?

+ Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay.

+ Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý thích hợp.

- Việc gửi giấy báo nợ và tiến hành đòi nợ có hệ thống và đúng lúc phải được thực hiện đối với tất cả các khách hàng, trong giấy báo lời lẽ phải lịch thiệp song phải nghiêm khắc, cương quyết yêu cầu khách hàng thanh toán đầy đủ đúng hạn (hiện nay Ngân hàng đã thực hiện gửi thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước hạn trả nợ trước 10 ngày song chưa thật triệt để và nghiêm túc). Sau đó phân tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc việc trả nợ khi đến hạn, đồng thời có hoa hồng cho tổ trưởng.

- Tạo điều kiện cho người đi vay gia hạn nợ, đầu tư bổ sung khi nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, đối với những hộ nông dân bị ảnh hưởng dịch bệnh làm tôm chết hoặc thất thu về thủy sản cần xem xét hỗ trợ phương án kinh doanh mới nhằm tìm lại khách hàng cũ đồng thời tạo điều kiện để thu hồi nợ.

- Cương quyết thu hồi nợ đối với khách hàng trì hoãn, cố tình không trả nợ. Biện pháp hữu hiệu thu hồi nợ quá hạn là tiến hành phát mãi tài sản của người vay theo hợp đồng đã ký kết nhưng đây chỉ là giải pháp sau cùng.

- Thành lập các Ngân hàng liên xã, phòng giao dịch ở các xã xa trụ sở chính để giúp CBTD dễ dàng theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của người dân. Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc vay vốn, trả nợ và sử dụng các tiện ích của Ngân hàng.

- Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Theo kết quả khảo sát thì có 66,7% nông hộ đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng máy gặt đập liên hợp thay vì gặt tay, máy bơm nước tưới tiêu, tiêm vắt xin phòng ngừa bệnh cho gia súc,… Tuy nhiên cũng còn tới 33,3% sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống. Ngân hàng có thể phối hợp cùng trung tâm khuyến nông huyện, để chia sẽ cùng nông dân nhưng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Nếu tấc cả các nông hộ đều ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí vật tư nông nghiệp, chi phi lao động,… và tăng thu nhập, tăng nguồn vốn cho cho gia đình cũng như trả nợ cho ngân hàng và hơn thế nữa là gửi tiền tiết kiệm.

75

- Chủ trương phối hợp cùng các cấp, các ngành tìm thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông nghiệp để tạo nguồn thu nhập ổn định cũng như có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng.

5.2.3 Giải pháp về công tác huy động vốn

Mặc dù trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng khá nhanh. Thế nhưng tăng cường vốn huy động để nâng dần tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn và giảm dần tỷ trọng vốn điều chuyển từ cấp trên vẫn là yêu cầu cần đặt ra. Vừa để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, vừa hạn chế áp lực lãi suất của vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Trước hết ngân hàng cần có chính sách hợp lý nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu phục vụ cho tiêu dùng. Khi sản xuất thu được lợi nhuận cao thì ngoài việc trả nợ cho ngân hàng, một phần tích lũy, còn lại người dân dùng chi tiêu trong cuộc sống, có khi mua sắm lãng phí không cần thiết. Vì thế, ngân hàng cần đưa ra những chính sách để khuyến khích người dân tiết kiệm trong tiêu dùng nhằm đầu tư vào sản xuất. Chẳng hạn như khi đi thu nợ, các cán bộ tín dụng nên vận động bà con nên gửi vốn vào ngân hàng, đưa ra các hình thức thu hút huy động như tiền gửi tiết kiệm có thưởng.

- Ngân hàng nên đưa ra những sản phẩm khuyến khích tiết kiệm, lãi suất linh hoạt. Hiện nay NHNO&PTNT Việt Nam đã cho ra đời hình thức tiết kiệm bậc thang. Chi nhánh cần áp dụng hình thức này một cách sâu rộng và triệt để, bởi vì sản phẩm này có nhiều lợi ích cho khách hàng như khả năng rút tiền dễ dàng, khi rút tiền nếu kỳ hạn tương ứng với loại kỳ hạn nào thì được hưởng lãi suất theo kỳ hạn đó. Điều này thích hợp với việc gửi tiền cũng như nhu cầu sử dụng vốn theo mùa vụ của người dân địa phương.

- Đồng thời nâng cao vị thế uy tín của ngân hàng để thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch thì ngân hàng cần tạo niềm tin nơi khách hàng. Ngân hàng phải là nơi đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng, phải đảm bảo “gửi tiền thuận lợi, rút ra dễ dàng”. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động tạo uy tín trên thương trường, nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng, mọi thắc mắc của khách hàng phải được giải đáp kịp thời.

76

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm qua tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện nhà chưa thật sự bền vững và ổn định, bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức như: giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ chưa đảm bảo đầu ra còn bấp bênh….cộng thêm tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, hiện tượng các loại thủy sản, vật nuôi chết hàng loạt trên diện rộng làm cho cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn từ đó đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của CBVC, và được sự ủng hộ của các cấp Đảng Ủy, Chính quyền và Ban ngành toàn thể địa phương, NHNo&PTNT Thới Bình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời kì nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, kết quả hoạt động của Ngân hàng khá tốt, luôn đảm bảo được lợi nhuận trong những năm vừa qua. Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng liên tục qua các năm nhưng không đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày một tăng dần. Ngân hàng đã phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những chuyển biến tích cực, tình hình cho vay các hộ nông dân không ngừng tăng trưởng. Vốn đưa ra cho vay được khách hàng sử dụng có hiệu quả, thu hồi vốn và lãi đúng hạn đưa doanh số thu nợ tăng lên qua từng năm, giúp Ngân hàng tăng mức doanh số thu nợ, linh hoạt hơn trong công tác cho vay. NHNo&PTNT huyện Thới Bình đã và đang tiếp tục đổi mới để phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. Nhận định được vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế của huyện nên Ngân hàng đã không ngừng mở rộng cũng như nâng cao hiệu quả cho vay các hộ nông dân, lấy thị trường nông dân làm thị trường chính, có chính sách hỗ trợ vốn cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua Ngân hàng đã cố gắng tận dụng mọi nguồn vốn để đáp ứng thiếu hụt về vốn trong sản xuất nông nghiệp, nhờ vào vốn của ngân hàng nông dân đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: nhiều giống cây trồng mới, các tiến bộ công nghệ trồng trọt, chăn nuôi được sử dụng để đưa sản lượng hàng hóa ngày càng tăng góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi cũng như gia tăng thu nhập cho người nông dân, gắn hoạt động của Ngân hàng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nợ quá hạn, nợ tồn động tại ngân hàng là khá lớn vượt mức khuyến cáo của NHNN.

77

NHNo & PTNT huyện Thới Bình luôn là chỗ dựa, là người bạn thân thiết của hộ nông dân trong khu vực, bởi nó luôn hợp lòng dân lấy chất lượng uy tín đặt lên hàng đầu. Ngân hàng luôn tích cực nổ lực, nâng cao quy mô tín dụng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 83)