PHÂN TÍCH NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 73)

Thới Bình. Cụ thể: Năm 2011 chỉ tiêu này đạt 2,51% tổng dư nợ, đến năm 2012 tăng lên 2,94% tăng 0,43% so với năm 2011. Do tình hình kinh tế trong nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó điều kiện tự nhiên địa phương, khí hậu biến đổi thất thường nên tình hình tín dụng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn. Thực trạng này kéo dài đến năm 2013, nhất là sự tăng mạnh về giá cả các loại hàng hóa, xăng dầu, phân bón… do vậy chi phí cho sản xuất của người dân lên cao. Trong khi tình hình sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn: Dịch bệnh, sâu hại, những bất lợi do thiên nhiên… những yếu tố đó góp phần làm cho nợ xấu liên tục tăng. Bên cạnh đó, mặc dù công tác thẩm định, kiểm tra khoản vay luôn được Ngân hàng đề cao song sự thiếu xót trong giám sát, kiểm soát sau cho vay là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy một số người khi vay được tiền về lại sử dụng sai mục đích dẫn đến mất vốn, không có tiền trả nợ. Ngoài ra còn một nguyên nhân khá tế nhị khác nữa là do một số CBTD còn tính chủ quan dựa vào mối quan hệ trong cho vay khi khách hàng là những người thân quen. Chính những điều đó dẫn đến hệ lụy là tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong năm tiếp tục tăng lên đến 3,42% vào năm 2013 vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước. Điều đáng nói của tỷ lệ này trong năm 2013 tăng cao đến như vậy là do sự ảnh hưởng rất lớn của nhóm nợ xấu trong lĩnh vực thủy sản như đã nói ở trên, nó chiếm đến 69,15% trong tổng nợ xấu toàn ngành.

Ta thấy tỷ lệ này luôn tăng dần qua các năm cho thấy được xu hướng tín dụng không tốt cho ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi ban lãnh đạo cùng với các cán bộ tín dụng NH, cần phải cùng nhau xem xét xem trong nhiều nguyên nhân tác động đến tình hình nợ xấu của ngân hàng gia tăng, thì đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan để có hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an nhất có thể và góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

4.3 PHÂN TÍCH NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 73)