Tầm quan trọng của chợ nổi trong hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2 Tầm quan trọng của chợ nổi trong hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ

So với các vùng du lịch khác trong cả nước, vùng Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là vùng đất mới, có địa hình nổi trội là hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc cung cấp nước và phù sa cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn. Ngoài các tỉnh có địa hình đặc biệt như An Giang có hệ thống Thất Sơn huyền bí, Kiên Giang có Hà Tiên Thập Cảnh và vùng biển đảo Phú Quốc, du lịch Sóc Trăng nổi bật với hệ thống chùa Khmer thì hầu hết các tỉnh khác như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang đều phát triển dựa vào du lịch sinh thái miệt vườn sông nước. Ngoài Kiên Giang có vùng biển đẹp, các chương trình du lịch tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều dựa vào điều kiện kênh rạch, vườn trái cây và chợ nổi để phát triển du lịch gây nên sự trùng lặp trong sản phẩm và nhàm chán trong hoạt động du lịch.

Hiện tại có trên 10 chợ nổi lớn nhỏ trong khu vực miền Tây, trong đó có hai chợ nổi thu hút du khách đến tham quan nhiều nhất là chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ

và chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang. Trên thực tế, trong tất cả các chợ nổi ở các địa phương kể trên thì sản phẩm tham quan chợ nổi chỉ là sản phẩm thứ chính của tỉnh, chợ nổi Cái Bè cũng là sản phẩm du lịch song song với hoạt động tham quan các cồn Tứ Linh ở Tiền Giang. Chỉ ở Cần Thơ và Hậu Giang là hai địa phương có sản phẩm chủ chốt là hoạt động du lịch tham quan chợ nổi; tuy nhiên, chợ nổi Ngã Bảy của Hậu Giang chưa được khôi phục nên chợ nổi Cái Răng của Cần Thơ vẫn là chợ nổi lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với hai địa phương phát triển hình thức du lịch chợ nổi thu hút khách du lịch nhất hiện nay, Tiền Giang với thế mạnh gần TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông nên tour du lịch tham quan chợ nổi Cái Bè kết hợp với tham quan sinh thái miệt vườn sông nước thường được tổ chức đi về trong ngày. Cần Thơ với thế mạnh là trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là điểm trung chuyển du khách nên các chương trình tham quan du lịch Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết đều nghỉ đêm tại Cần Thơ, tham quan chợ nổi Cái Răng kết hợp vườn trái cây. Chương trình tham quan ở Cần Thơ thường được thực hiện trong một ngày một đêm, trong đó, chương trình tham quan chợ nổi chỉ kéo dài từ 3 đến 4 tiếng.

Du lịch ở Cần thơ thường được nhắc đến với các điểm du lịch như: Chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, nhà cổ Bình Thủy, khu du lịch Mỹ Khánh, vườn cò Bằng Lăng và các vườn trái cây ở khu vực gần chợ nổi Cái Răng. Về chương trình du lịch, khi đến bất kỳ công ty du lịch nào, du khách cũng được giới thiệu trọng tâm hai chương trình du lịch:

1. Tham quan chợ nổi Cái Răng và vườn trái cây (chương trình 03 tiếng). 2. Tham quan chợ nổi Cái Răng, vui chơi và ăn trưa tại khu du lịch Mỹ

Khánh (chương trình 06 tiếng)

Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực inbound thì chương trình có phong phú hơn, ngoài hai chương trình chính kể trên còn có các chương trình khác cho khách lựa chọn:

3. Tham quan chợ nổi Cái Răng và Phong Điền (chương trình 04 giờ, khởi hành từ 04g30 sáng)

4. Tham quan chợ nổi Cái Răng, ghé vườn trái cây, theo ngả rạch nhỏ Phú An – sông Hậu, qua cầu Cần Thơ về lại bến Ninh Kiều (chương trình 04 giờ)

5. Chương trình tham quan chợ nổi Cái Răng kết hợp với tour xe đạp ven theo các con rạch nhỏ gần khu vực chợ nổi. (tour 05 giờ)

6. Chương trình chạy xe đạp men theo các con rạch nhỏ kết hợp với homestay tại nhà dân kết hợp tham quan chợ nổi vào sáng hôm sau (chương trình 2 ngày 01 đêm)

7. Chương trình tham quan nhà cổ Bình Thủy, đình Bình Thủy, chùa Ông của người Hoa, chùa Munirangsay của người Khmer.

8. Chương trình tham quan nhà cổ Bình Thủy, đình Bình Thủy và vườn cò Bằng Lăng.

Các chương trình du lịch trên được tổng hợp từ các công ty du lịch lớn nhỏ ở Cần Thơ, trong đó có công ty du lịch mạnh nhất về city tour và inbound tour là cty Cổ phần du lịch Cần Thơ. Trong 08 chương trình du lịch kể trên thì có 06 chương trình có tham quan chợ nổi Cái Răng, chương trình 7 và 8 thực tế là chương trình du lịch buổi chiều dành cho các tour du lịch một ngày tại Cần Thơ, sau khi buổi sáng tham quan chợ nổi.

Theo Tạp chí Khoa học 2011 (19a 60-71) của Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Cần Thơ, nghiên cứu của Ths Nguyễn Trọng Nhân và TS. Đào Ngọc Cảnh về “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng – Thành phố Cần Thơ” đã chỉ ra:

Năm 2010, chỉ tính riêng lượng khách du lịch quốc tế do Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ tổ chức đã có khoảng 135.000. Số lượng khách tham quan do các công ty du lịch thác hoặc dạng đi tự do ước lượng khoảng 30% so với tổng số khách mà Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ chào bán được (Ngô Đoan Đoan Trinh- nhân viên thống kê, Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ). Như vậy, số lượng khách du lịch quốc tế đến chợ nổi Cái Răng khoảng 175.500 khách. Họ đến từ các nước Pháp,

Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh, Nhật, Úc, Thụy Sĩ, Đan Mạch,... Hình thức du lịch của họ chủ yếu là mua tour của các công ty du lịch (90%).

Cơ cấu số lượng khách du lịch nội địa đến thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005- 2009 gấp 3,58 lần so với cơ cấu số lượng khách du lịch quốc tế. Dựa vào mối tương quan số lần về cơ cấu đó có thể ước lượng số khách du lịch nội địa đến tham quan chợ nổi Cái Răng trên 628.461 khách (2010). Hình thức đi đu lịch chủ yếu do bạn bè tự tổ chức (45,9%) và mua tour của công ty du lịch (40,0%). Năm 2010, doanh thu du lịch chợ nổi Cái Răng nói riêng, các tuyến du lịch đường thủy nói chung đạt 1 tỷ 400 triệu đồng (Ngô Đoan Đoan Trinh, Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ). Như vậy, nếu tính luôn phần doanh thu từ các đơn vị, cá nhân khác tham gia kinh doanh du lịch thì tổng số doanh thu từ du lịch chợ nổi Cái Răng không dưới 2 tỷ đồng.

Trong phần lớn các chương trình du lịch tham quan miền Tây xuất phát từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh điểm tham quan duy nhất trong chương trình du lịch ở Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng. Từ khảo sát trên và thực tế đã chứng minh chợ nổi Cái Răng chính là điểm du lịch trọng tâm, là hoạt động du lịch mang tính đặc trưng của TP. Cần Thơ.

Cần Thơ có hai chợ nổi là chợ nổi đẹp là chợ nổi Phong Điền và chợ nổi Cái Răng. Nếu chợ nổi Cái Răng nổi tiếng là chợ nổi lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long ở thời điểm hiện tại với quang cảnh mua bán nhộn nhịp giữa những ghe tàu lớn trọng tải hàng chục tấn với những ghe xuồng nhỏ, với những cây bẹo đầy màu sắc vươn thẳng từ đầu ghe… Chợ nổi Phong Điền lại mang vẻ đẹp của chợ nổi miền quê mộc mạc với những chiếc đò chèo, xuồng tam bản, những chiếc ghe nhỏ chở sản vật của vùng bán cho người dân địa phương. Trong khi chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp đang từng bước được phân luồng, đầu tư trở thành điểm nhấn du lịch của Cần Thơ và số lượng ghe xuồng phục vụ cho du lịch ngày càng nhiều thì chợ nổi Phong Điền vẫn bình dị, hiền hòa. Tuy nhiên, đối với các nhà báo, nhiếp ảnh, văn nghệ sĩ và khách nước ngoài… được đi đúng vào dịp chợ họp sôi động thì luôn đánh giá chợ nổi Phong Điền hấp dẫn và thu hút ánh nhìn hơn chợ nổi Cái Răng. Hai chợ

nổi, nằm trên cùng một cung đường, cách nhau gần một giờ di chuyển bằng đường sông nhưng mang hai sắc thái hoàn toàn khác nhau tạo nên những nét hấp dẫn riêng biệt.

Như vậy, chợ nổi chính là điểm tham quan thu hút du khách nhất tại thành phố Cần Thơ. Trong đó, chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch chính trong hầu hết các chương trình du lịch tham quan tại đây, là nguồn thu du lịch quan trọng, lý do duy nhất khiến khách du lịch nước ngoài đến với Cần Thơ. Trong khi chợ nổi Cái Răng là chương trình du lịch trọng điểm thì chợ nổi Phong Điền là một thế mạnh du lịch còn đang bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu và đầu tư khai thác tốt thì chợ nổi Phong Điền chính là phần bổ trợ quan trọng của du lịch thành phố Cần Thơ, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu khách quốc tế và mở ra hướng phát triển du lịch Niche ở Cần Thơ.

2.3 Hiện trạng khai thác văn hóa thƣơng hồ vào hoạt động du lịch chợ nổi tại Cần Thơ

2.3.1 Hiện trạng hoạt động du lịch tại thành phố Cần Thơ

Với lợi thế là Tây Đô, thủ phủ miền Tây cùng địa hình sông nước với những vườn trái cây trĩu quả và những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn một thời khẩn hoang của một vùng đất trẻ, Cần Thơ là một điểm sáng trong du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, được biết đến với những sản phẩm du lịch sinh thái. Trong những năm gần đây, du lịch Cần Thơ đạt được nhiều kết quả khá tốt.

Khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ có mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Nếu năm 2007 chỉ đón được 155.735 lượt khách thì đến năm 2011 đã đón được 170.325 lượt khách, mức tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn này là 6,45%/năm. Khách nội địa đến Cần Thơ lớn hơn nhiều so với khách quốc tế do tài nguyên du lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch trong nước tăng. Nếu năm 2007 mới đón được 537.320 lượt khách thì đến năm 2011 đã tăng lên 802.125 lượt, mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 11,43%/năm.

Bảng 2.4 Tình hình phát triển khách du lịch thời kỳ 2007 – 2011

Đơn vị tính: lượt khách

Chỉ tiêu Năm Bình quân

thời kỳ 2007-2011 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số khách 693.055 817.250 732.528 880.252 972.450 817.307 - Khách quốc tế 155.735 175.094 150.300 163.835 170.325 163.085 % so với tổng 22,47 21,42 20,77 18,61 17,51 19,95 % tăng trưởng 21 12,43 -14,16 9 3,96 6,45 - Khách nội địa 537.320 642/156 573.228 716.417 802.125 654.249 % so với tổng 77,53 78,58 79,23 81,39 82,49 80,05 % tăng trưởng 11,42 19,51 -10,73 24,98 11,96 11,43

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và Du lịch Cần Thơ

Tuy số lượng khách đến Cần Thơ có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Cần Thơ còn ở mức thấp (trung bình đối với khách quốc tế là 1,37 ngày/khách và khách nội địa là 1,37 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Cần Thơ còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.

Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê. Năm 2009 bình quân chi tiêu của khách đến Cần Thơ còn thấp hơn nhiều so với các tỉnh khách. Như: Tại Huế, chi tiêu bình quân của khách quốc tế khoảng 67,93 USD/ngày, ở Quảng Nam khoảng 110,22 USD/ngày. Trong khi đó chi tiêu bình quân trên một ngày của khách du lịch tại Cần Thơ là 30- 35 USD.Trong đó, một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 30 - 35USD/ngày còn khách nội địa chi tiêu khoảng 27- 30USD/ngày. Cơ cấu chi tiêu

của khách du lịch phần lớn là chi cho ăn uống và lưu trú, chiếm 54.15% tổng chi phí. Các chi phí vui chơi giải trí, vận chuyển và mua sắm chiếm tỷ lệ thấp.

Do sản phẩm du lịch hạn chế nên thời gian du khách lưu lại Cần Thơ là khá ngắn, du khách đi tour dài ngày thì nghỉ tại Cần Thơ một đêm, sáng đi tham quan chợ nổi rồi lại bắt đầu di chuyển đến điểm khác. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu hành vi, tâm lý du khách và điểm mạnh của địa phương để đa dạng hóa loại hình du lịch, dịch vụ và các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, hấp dẫn du khách nhằm kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích chi tiêu của du khách.

2.3.2 Phân tích hành vi của du khách đến Cần Thơ

2.3.2.1 Số lần du khách đến tham quan thành phố Cần Thơ

Để đánh giá mức độ hấp dẫn của một điểm đến có thể dựa trên chỉ tiêu số lần khách đến du lịch, vì điểm đến có hấp dẫn mới có thể để lại ấn tượng cho khách và làm khách muốn quay lại nhiều lần nữa.

Bảng 2.5 Số lần du khách đến Cần Thơ Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%) Số lần đến Cần Thơ 111 100 - Dưới 2 lần 61 55,0 - Từ 2 đến 3 lần 37 33,3 - Từ 4 đến 5 lần 05 4,5 - Trên 5 lần 08 7,2

Nguồn: Nguyễn Thị Ngon (2012), “Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tại Cần Thơ” , Khoa Kinh tế- QTKD, Đại học Cần Thơ.

Qua bảng cho thấy, du khách đến tham quan sinh thái tại Cần Thơ lần đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất 55%, kế tiếp là 33,3% đối tượng du khách đến từ 2 đến 3

lần, du khách từ trên 3 lần chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này chứng tỏ các điểm du lịch Cần Thơ chưa để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách, cần phải nghiên hoạt động du lịch hấp dẫn, thu hút du khách quay trở lại Cần Thơ.

2.3.2.2 Thời gian tham quan du lịch

Qua kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, du khách đến tham quan các điểm du lịch ở Cần Thơ là rất ít, 74% du khách chỉ lưu lại trong khoảng nhỏ 6 tiếng đồng hồ, 24% lưu lại trong một ngày và 2% lưu lại trong 2 ngày. Bởi vì chương trình tour trọn gói của các công ty du lịch tại Cần Thơ thông thường chỉ cao nhất là 2 ngày, chủ yếu tại các công ty là chương trình từ 3 giờ - 6 giờ. Lý do các công ty không có nhiều chương trình dài ngày như ở các tỉnh,trung tâm thành phố khác như Nha Trang, Đà Lạt vì sản phẩm du lịch ở đây còn nhiều hạn chế, chưa phong phú và chưa có quy hoạch tổng thể phát triển chung cho toàn bộ ngành du lịch Cần Thơ. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Cần Thơ.

2.3.2.3 Mục đích du khách đến Cần Thơ

Việc khảo sát mục đích du lịch của du khách khi đến Cần Thơ giúp xác định loại hình du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách

Bảng 2.6 Mục đích đi du lịch tại Cần Thơ

Mục đích đi du lịch tại Cần Thơ Số quan sát (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tham quan, tìm hiểu 36 32,4

Nghĩ dưỡng, chữa bệnh 01 0,9

Vui chơ, giải trí, thư giản 43 38,7

Thăm người thân 12 10,8

Học tập, nghiên cứu 03 2,7

Đi công tác kết hợp đi du lịch (MICE) 14 12,6

Khác 02 1,8

Nguồn: Nguyễn Thị Ngon (2012), “Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tại Cần Thơ” , Khoa Kinh tế- QTKD, Đại học Cần Thơ.

Trong đó, mục đích vui chơi giải trí thư giãn được lựa chọn nhiều nhất chiếm 38,7%, kế đến là tham quan tìm hiểu chiếm 32,4%. Qua bảng cho ta thấy, mục đích mà khách du lịch đến tham quan du lịch Cần Thơ chủ yếu là để vui chơi, giải trí, thư giãn và tham quan, tìm hiểu. Kế đến là du khách đi công tác kết hợp đi du lịch, đi vì mục đích thăm người thân. Còn nghĩ dưỡng chữa bệnh (0.9%) và mục đích khác (1.8%) chiếm tỷ lệ rất ít.

Qua nghiên cứu hành vi du khách như trên có thể kết luận rằng du khách đến Cần Thơ chủ yếu là tham quan thư giãn thông qua hoạt động du lịch sinh thái ở Cần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)