Phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề

Thực tế đã chứng minh là hình thức du lịch truyền thống của Việt Nam: du lịch tham quan- một loại hình của du lịch đại chúng đang phát sinh nhiều bất cập. Sản phẩm du lịch tham quan trùng lắp, nhàm chán, không tính tới yếu tố bảo tồn và phát triển nên gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội của điểm đến. Để phát triển du lịch Cần Thơ theo hướng du lịch bền vững, việc cần thiết là đầu tư phát triển sản phẩm chuyên đề hay còn gọi là “sản phẩm du lịch niche”.

3.2.2.1 Sản phẩm du lịch niche

Theo nghiên cứu khoa học của Ths Nguyễn Quyết Thắng về “Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái theo khuynh hướng “NICHE” tại miền Trung Việt Nam” thì “Niche” là sản phẩm chuyên biệt được làm ra hay điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu của một nhóm khán giả/phân khúc thị trường đặc biệt và được đưa ra bởi các nhà cung ứng nhiều hơn là khía cạnh tiêu dùng.

Đứng trên cách thức phân chia thị trường, du lịch niche hiện nay thường được chia làm hai loại: các “niche vĩ mô” như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao…; các “niche vi mô” nghĩa là tập trung vào các thị trường nhỏ khó

phân chia thêm như: du lịch địa lý, du lịch ẩm thực, du lịch xe đạp, du lịch ngắm chim… Hay cụ thể hơn là tập trung vào các loại hình du lịch chuyên đề.Chính vì vậy, du lịch niche mang tính chọn lọc đối tượng khách và thị trường tinh tế. Một ví dụ của Smith (2003) về việc phân loại khách niche trong du lịch văn hóa đó là khách du lịch tham quan “những hoạt động thú vị” như: tham dự các buổi hòa nhạc, tham quan các địa điểm nghệ thuật, các địa điểm văn chương… Nó khác với loại hình du lịch đại chúng hay “khách du lịch văn hóa bình dân” có thể tham quan các điểm di sản chính, các trung tâm mua sắm, các sự kiện thể thao…

Khách du lịch thì khó phân định được hệ thống phân loại riêng của mình, họ có thể tham gia nhiều hoạt động du lịch khác nhau.Vấn đề quan trọng là những nhà cung ứng du lịch cần phải đưa ra những chương trình chuyên đề “niche vi mô” để phục vụ du khách.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phát triển các loại hình du lịch niche sẽ đem lại lợi ích cao vì nó chọn lọc được đối tượng khách cao cấp và đặc biệt hơn, đồng thời ít tiêu dùng tài nguyên so với du lịch đại chúng. “Du lịch niche cũng được xem là một cơ chế để thu hút các khách du lịch chi tiêu nhiều, điều này liệt du lịch niche vào loại hình du lịch khá tinh hoa, tương phản với du lịch trọn gói đại chúng có giá rẻ” (Mike Robinson và Marina Novelli). Vì những lý do này, Tổ chức Du lịch thế giới, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) xem việc tiêu dùng du lịch niche là có lợi hơn cho các cộng đồng chủ nhà, so với các loại hình du lịch đại chúng (Hall và Weiler, 1992; Hall và Lew, 1998).

Như vậy sản phẩm du lịch chuyên đề - sản phẩm du lịch niche chính là định hướng sản phẩm phù hợp nhất cho phát triển du lịch bền vững và nhắm tới đối tượng khách có thu nhập cao.

3.2.2.2 Định hướng “niche vĩ mô” theo xu hướng hành vi du lịch

Các xu hướng của hành vi du lịch thường diễn biến theo đồ thị phát triển kinh tế xã hội. Quan sát khảo sát khách du lịch đến từ Anh Quốc có thể thấy rõ xu hướng du lịch của khách có khả năng chi trả cao và nhu cầu du lịch của họ.

Bảng 3.1 Xu hƣớng du lịch của du khách Anh

Nguồn: “The Economic Gain: Research and Analysis of the Socio Economic Impact Potential of UNESCO World Heritage Status” written by Rebanks Consulting Ltd and Trends Business Research Ltd for the Lake District World Heritage Project, United Kingdom, p. 83

Người dân từ những nước kém phát triển thường dành ít thời gian và tiền bạc cho các hoạt động du lịch giải trí. Tuy nhiên, dần dần khi họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và dư dả tiền bạc hơn theo sự phát triển của nền kinh tế, họ bắt đầu đi du

lịch…trước tiên họ thường bắt đầu với những điểm đến “gần nhà”, sau đó tiến đến đi du lịch xa hơn, xa hơn nữa theo thời gian.Cùng với việc đi du lịch ngày càng xa hơn, tính chất trải nghiệm mà họ tìm kiếm cũng sẽ thay đổi, có xu hướng ngày càng muốn “thử nghiệm” hơn. Tuy nhiên, yếu tố này có thể dễ dàng trở nên thái quá, như du lịch đại trà ở các nền kinh tế phát triển..

Điều này cũng cho thấy các trải nghiệm du lịch ngày càng cao cấp hơn, đặc biệt đối với du khách có trình độ, có sự chuyển biến dần dần từ thấp lên cao qua các loại hình thử nghiệm du lịch, tới các cấp độ trải nghiệm di sản thiên nhiên và di sản văn hóa và du lịch khám phá, mạo hiểm tìm kiếm tính nguyên bản, nguyên vẹn cao. Đây cũng là kết quả khảo sát đối với phân khúc thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao tại Cần Thơ mà phần “3.2.1.2 Phân khúc thị trường khách nội địa” đã có đề cập đến.

Như vậy, định hướng phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề dựa vào văn hóa thương hồ là hợp lý đối với tài nguyên du lịch và phân khúc thị trường khách du lịch tại Cần Thơ.

3.2.3 Nghiên cứu các sản phẩm du lịch chuyên đề tại thành phố Cần Thơ dựa vào Văn hóa Thƣơng hồ

Kết quả nghiên cứu mục “2.4 Nghiên cứu sức hấp dẫn của một số hoạt động văn hóa thương hồ đối với khách du lịch” đã chứng minh văn hóa thương hồ đáp ứng được yêu cầu là tài nguyên du lịch mang tính đặc trưng và sức hấp dẫn cao đối với du khách.Tuy nhiên, đây cũng là một dạng văn hóa khó nắm bắt nên tùy thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý và nhu cầu mục đích đi du lịch của du khách mà nghiên cứu những sản phẩm du lịch phù hợp.

Các sản phẩm du lịch dựa vào văn hóa thương hồ đáp ứng được hai yêu cầu chính của xu hướng trải nghiệm của du khách: trải nghiệm di sản văn hóa và du lịch khám phá, mạo hiểm tìm kiếm tính nguyên bản, nguyên vẹn cao.

3.2.3.1 Hình thành sản phẩm du lịch mô phỏng chuỗi hoạt động thương hồ

Đây là sản phẩm chuyên đề mô phỏng chuỗi hoạt động thương hồ từ khâu thu hoạch tại vườn đến khâu bán buôn tại chợ nổi. Chuỗi hoạt động thương hồ này khi khai thác vào phục vụ du lịch có thể kết hợp được với các loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái miệt vườn, homestay, teambuilding và du lịch khám phá mạo hiểm. Tùy theo áp dụng vào thị trường khách quốc tế hay khách nội địa mà các hoạt động có những thay đổi.

Đối với thị trường khách nội địa, là thị trường khách có tiếp xúc với văn hóa thương hồ gần nhất.Là đối tượng dễ cảm nhận sản phẩm nhất nên các loại hình tham gia sẽ đa dạng hơn. Tại giai đoạn thu mua nông sản ở nhà vườn có thể kết hợp hoạt động tìm hiểu văn hóa với các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực kết hợp với việc du khách có thể thu mua sản vật địa phương có giới hạn.

Giai đoạn bán buôn tại chợ nổi du khách có thể tham gia các hoạt động teambuilding tái hiện lại hoạt động trao đổi nông sản nguyên thủy như người dân Nam bộ thời khẩn hoang đã từng làm, hoạt động trải nghiệm làm người dân thương hồ với thử thách bán được một số lượng nông sản đã thu hoạch được tại vườn với một số lượng nhất định. Đồng thời, ở không gian này, du khách sẽ được tham gia và thưởng thức các loại hình văn hóa giải trí miền sông nước miệt vườn.Đó là các khu vực hò đối đáp của người dân thương hồ và các sân khấu cho hoạt động cải lương và đờn ca tài tử.

Đối với thị trường khách quốc tế, là thị trường khách có quan tâm tìm hiểu văn hóa và yêu thích các hoạt động khám phá nhất, nhưng là đối tượng có văn hóa xa với văn hóa thương hồ nên cách cảm nhận cũng khó khăn hơn. Hoạt động du lịch sẽ được kết hợp giữa du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Ngoài các hoạt động tìm hiểu văn hóa, con người, du khách quốc tế cũng sẽ được tìm hiểu sâu hơn về các sản vật địa phương, tự tay thu hoạch và thưởng thức nông sản ngay tại nhà vườn. Ngoài

ra, các hoạt động homestay, du lịch ẩm thực thông qua việc học các món ăn của địa phương, hoạt động chạy xe đạp, chèo xuồng dọc theo các con rạch làng quê là các hoạt động du lịch có thể khai thác tốt ở thị trường khách quốc tế.

Ở khu vực chợ nổi, ngoài các hoạt động trải nghiệm giao thương của người thương hồ, du khách quốc tế sẽ được tìm hiểu về các phong tục trên sông nước khác của người Việt Nam và được chỉ dẫn cách hò cũng như cách thưởng thức các điệu hò sông nước.

Những sản phẩm du lịch chuyên đề mô phỏng theo chuỗi hoạt động thương hồ này có tính tương tác rất cao. Không chỉ tạo điều kiện cho du khách có điều kiện tham gia, tìm hiểu văn hóa mà còn hướng dẫn cho du khách cách cảm nhận các văn hóa phi vật thể của Nam bộ. Khai thác tốt những sản phẩm chuyên đề này không chỉ giúp ngành du lịch phát triển mà còn sẽ tạo ra không ít cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân bản địa. Hoạt động này còn tiếp thêm lòng tự hào văn hóa cho người thương hồ, góp phần vào việc bảo tồn văn hóa ngay từ trong suy nghĩ của người dân bản địa.

3.2.3.2 Kéo dài thời gian khách lưu lại chợ nổi bằng các hoạt động tương tác với người dân thương hồ

Kéo dài thời gian lưu lại tại một điểm du lịch luôn là mục đích của các nhà điều hành, quản lý du lịch.Việc kéo dài thời gian du khách lưu lại không khó, cái khó là phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch đủ sức hấp dẫn du khách lưu lại điểm du lịch.

Điểm du lịch trọng tâm của Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng với các hoạt động thương hồ đặc trưng. Do vậy, các sản phẩm và dịch vụ du lịch bổ sung cũng phải gắn liền với văn hóa thương hồ. Đây là một nhiệm vụ không đơn giản nhưng cũng không phải bất khả thi. Thực tế, khi các cơ quan chức năng và các nhà làm du lịch vẫn chưa phát triển dịch vụ bổ sung thì người dân thương hồ đã ứng biến ra các loại hình dịch vụ bổ sung phục vụ du khách. Có thể kể đến chính là hình thức các ghe

bán café và thức ăn phục vụ khách du lịch, các ghe khóm cho khách leo lên mui ghe để thưởng thức khóm gọt ngay tại chỗ và nhìn ngắm được quang cảnh chợ nổi trên cao với chỉ một trái khóm 10.000đ chia ra làm 4 cho bốn người ăn. Hay gần đây nhất là nhà nổi của chú Hùng ở ngay khu vực chợ nổi mở quán nước, phục vụ trái cây và đờn ca tài tử. Đây chính là những hoạt động luôn thu hút khách du lịch khi đến với chợ nổi và kéo dài thời gian du khách tham quan tại đây.

Các dịch vụ bổ sung có thể triển khai là các hoạt động liên quan đến các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, mua bán tại chợ nổi. Ngoài ra các hoạt động trải nghiệm thương hồ cũng cần được khéo léo nghiên cứu để phát triển thành các dịch vụ du lịch bổ sung. Các khu giải trí văn hóa và sân khấu cải lương, đờn ca tài tử cũng nên được tính tới với hai mục đích lôi cuốn du khách và giải trí cho người thương hồ từ đó nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa của người dân.

Theo đó, du khách có thể lưu lại chợ nổi cả ngày chứ không chỉ là 30 phút mỗi lượt tham quan trong vòng 4 giờ của buổi sáng như trước đây. Khi đến chợ nổi, du khách có thể khám phá và trải nghiệm văn hóa thương hồ vào buổi sáng, buổi trưa du khách có thể ăn uống, nghỉ ngơi trên ghe xuồng hoặc vào các con rạch nhỏ, các vườn trái cây xung quanh chợ nổi. Buổi chiều mát du khách sẽ quay trở lại sân khấu ca nhạc tại chợ nổi, hoặc tham gia các teambuilding tại đây.

Thời gian du khách lưu lại càng lâu tại một điểm đến họ sẽ càng có xu hướng: tiêu tiền nhiều hơn; đánh giá cao và tìm hiểu sâu hơn về điểm đến cũng như con người ở nơi đó; tham gia bảo vệ di sản của điểm đến cả trong và sau thời gian họ tham quan, điều này có thể bao gồm cả những hỗ trợ tài chính đối vối nỗ lực bảo tồn di sản; giới thiệu điểm đến cho gia đình và bạn bè đến tham quan.

Đây là một giải pháp cần sự kết hợp đồng loạt của các cơ quan chức năng, ban quản lý chợ nổi; các công ty cung ứng lữ hành và người dân địa phương.Nếu có sự hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan, giải pháp này sẽ mang tính khả thi rất cao.

3.2.3.3 Tăng khả năng chi tiêu của khách bằng các dịch vụ bổ sung gắn với trải nghiệm văn hóa thương hồ

Nghiên cứu của luận văn từ đó đề xuất đối tượng mục tiêu của du lịch Cần Thơ là khách có khả năng chi trả cao. Đó chính là đối tượng chính của các chương trình du lịch chuyên đề dựa theo văn hóa thương hồ. Tuy nhiên, để tăng khả năng chi trả của du khách tại điểm đến, cần bổ sung các dịch vụ phục vụ du khách nhưng phải được nghiên cứu và quản lý tốt, giữ vững được hướng phát triển du lịch bền vững.

Theo đó, cần chia nhỏ dịch vụ bổ sung tại chợ nổi. Tăng khả năng chi tiêu không phải là tăng giá một sản phẩm hay dịch vụ một cách vô lý mà là đầu tư phát triển một dịch vụ, một sản phẩm du lịch xứng tầm với mức giá. Dịch vụ bổ sung đa dạng với các mức giá tương xứng với giá trị sản phẩm sẽ thu hút sự quan tâm tiêu dùng của du khách.

3.2.3.4 Tăng khả năng quay lại của du khách và tận dụng tối đa Marketing quan hệ.

Nguyên nhân khiến du khách muốn quay lại điểm đến và giới thiệu điểm đến cho người khác là khi họ có ấn tượng đặc biệt tốt với điểm đến hoặc là khi họ đạt được những thành công nhất định tại điểm đến.

Thành quả du khách đạt được sẽ khiến họ nhớ rất lâu và luôn muốn nhắc lại khi có cơ hội. Các thành công này đôi khi chỉ là rất nhỏ: như học được một bí quyết nấu ăn ngon, có một trải nghiệm thành công, thắng một cuộc thi nho nhỏ… đây là các trải nghiệm có thể hoàn toàn thực hiện được trong quá trình trải nghiệm du lịch. Để bổ sung thêm ấn tượng cho du khách, các công ty du lịch hoặc các nhà quản lý cần nghiên cứu tổ chức các chương trình trải nghiệm du lịch có thưởng. Phần thưởng có thể là một chuyến đi du lịch miễn phí hoặc đơn giản hơn là một loại cây xanh cho du khách trồng tại điểm du lịch trong tháng hành động vì môi trường. Từ đó, quá trình lớn lên, ra hoa kết trái của cây sẽ được cập nhật thông tin theo định kỳ qua email hay Facebook cho du khách, nhắc du khách đến những trải nghiệm nơi

đây. Hay trong chương trình vì người nghèo, phần thưởng có thể là những chú heo con, gà con góp phần giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo…

Đây là những hoạt động có thể giúp du khách có ấn tượng tốt khi nhớ tới điểm đến, kể cho người xung quanh nghe về chuyến trải nghiệm của mình. Đồng thời còn là những hành động công ích giúp đỡ cho người dân bản địa.

3.3 Kiến nghị

Để có thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dựa vào Văn hóa thương hồ theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)