Chiến lược và giải pháp phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.5Chiến lược và giải pháp phát triển du lịch bền vững

Hoạt động “Du lịch bền vững” luôn đi kèm với một thuật ngữ khác là “du lịch có trách nhiệm”.“Du lịch bền vững” gắn với những chính sách và việc thực hiện của công ty du lịch và các cơ quan lập kế hoạch của nhà nước. “Du lịch có trách nhiệm” gắn với hành vi của du khách, người tiêu dùng hay của một khách hàng.

Muốn phát triển thành công du lịch theo hướng bền vững cần có chiến lược và giải pháp phát triển toàn diện cả bốn bên trong hoạt động du lịch: Chính quyền, người dân địa phương, các đơn vị kinh doanh lữ hành và khách du lịch.

3.1.6 Xu hướng lựa chọn “Du lịch bền vững” của khách du lịch trên thế giới

Thị trường du lịch bền vững và du lịch trách nhiệm đang tăng trưởng khá nhanh. Theo khảo sát khác được thực hiện bởi MORI đại diện cho Hiệp hội các công ty lữ hành của Anh Quốc (ABTA), 85% du khách Anh Quốc tin tưởng rằng điều quan trọng là không phá huỷ môi trường.Trong cuộc điều tra thực hiện năm 2000, kết quả là 36% sẵn sàng tiết kiệm nước bằng cách tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn, 18% đề nghị nên tắt máy điều hoà không khí để tiết kiệm năng lượng và 17% đã quyết định không nên thực hiện giặt khăn tắm hàng ngày. Khi được hỏi họ sẵn sàng trả phụ thêm bao nhiêu cho việc đảm bảo về môi trường, xã hội và từ thiện, 31% trả lời là họ sẽ trả thêm 2% (20 USD) cho những chuyến đi ít hơn 1000 USD và 33% nói sẽ trả thêm 5% (50USD) cho những chuyến đi nhiều hơn 1000 USD.

Những khảo sát của các quốc gia khác về du lịch, cơ bản như ở Châu Âu và Hoa Kỳ, đã có kết quả tương tự. Khách du lịch Đức đòi hỏi chất lượng môi trường của vùng họ đến tham quan, theo nghiên cứu khảo sát của Reiseanalyse hàng năm. Khảo sát năm 2002, 65% người Đức trả lời đánh giá cao các bãi biển và nước sạch, trong khi đó thì 42% nói họ muốn có thể tìm những nơi ở thân thiện với môi trường.

Du khách thể hiện mối quan tâm lớn đến sự bền vững và di chuyển dựa vào tự nhiên chủ yếu đến từ các nước: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Australia, Pháp. Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy, Áo, Canada, New Zealand, là những nước phát triển.

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu:

 78% khách du lịch người Anh cho biết họ sẽ chọn các kỳ nghỉ được thiết kế “có trách nhiệm” (Theo Concerned Consumer Index, Populus Jan 2008)

 44% khách du lịch người Mỹ quan tâm đến tác động môi trường khi lên kế hoạch đi du lịch (Phocus Wright 2009, “Going Green”)

 58.5 triệu người Mỹ (38%) sẵn sàng trả thêm cho công ty du lịch phấn đấu để bảo vệ môi trường (TIA National Geo)

 Kết quả khảo sát với du khách đến Việt Nam (bao gồm cả khách nội địa và quốc tế) nói rằng họ sẽ trả phí tham quan cao gấp 4 đến 6 lần nếu họ biết và tán đồng với việc nguồn thu được sử dụng để đem lại lợi ích cho cộng đồng, bảo vệ môi trường và cải thiện thông tin du lịch.(WTO, “Tourism and Poverty Alleviation: Recommendations for Action”, 2004)

Kết quả từ những khảo sát này là rất đáng khuyến khích. Họ xác định rằng những du khách không chỉ hỗ trợ cho khái niệm bền vững mà họ còn sẵn lòng trả cao hơn giá thực tế cho sự bền vững này. Nhu cầu của du khách nói chung là lớn và nhu cầu về du lịch bền vững đang được tăng cao.

3.2 Đa dạng hóa các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu du khách dựa vào Văn hóa Thƣơng hồ

3.2.1 Định hướng đối tượng khách hàng mục tiêu

Không một doanh nghiệp nào có thể vận hành được nếu không có khách hàng, không một điểm đến nào có thể phát triển nếu không có du khách. Một điểm đến có phát triển hay không được đánh giá dựa trên sự hài lòng của du khách. Muốn

chăm sóc tốt cho du khách phải xác định được nhu cầu, mối quan tâm và mong muốn của họ. Định hướng đối tượng khách hàng mục tiêu còn là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường là điều cần thiết để phát triển du lịch có hiệu quả và bền vững. Phân khúc thị trường cho phép các cán bộ quản lý điểm đến tiếp cận với nhóm đối tượng du khách có ý thức tôn trọng và hỗ trợ đặc tính của điểm đến và giảm thiểu những tác động tiêu cực của những du khách thiếu ý thức. Phân khúc thị trường để hiểu được thị trường chủ đạo của điểm đến là gì và có cách ứng xử phù hợp để tiếp tục thỏa mãn các nhu cầu hay mong muốn của thị trường đó.

3.2.1.1 Phân khúc thị trường khách quốc tế

Theo Tổng cục du lịch, phân khúc thị khách quốc tế vào Việt Nam cho thấy: khách Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm tới 33%, châu Âu: 16%, Bắc Mỹ 13%, Úc và New Zealand chiếm 6%.

Theo “Dự thảo Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 và tầm nhìn đến 2030 sẽ hướng tới việc xây dựng sản phẩm và thương hiệu du lịch Việt Nam” :Chiến lược phát triển sản phẩm - thị trường sẽ tập trung xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng khai thác du khách đến từ các thị trường gần như ASEAN và Đông Bắc Á có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày với những sản phẩm mới: du lịch hội thảo, du lịch chữa bệnh, làm đẹp… Bên cạnh đó, vẫn duy trì khai thác các thị trường khách truyền thống là Tây Âu, Bắc Mỹ, Bắc Âu, Australia, Việt kiều cùng các thị trường mới nổi như Nga, Ukraina, Belarus…. Song song với việc nghiên cứu thu hút khách từ các thị trường tiềm năng: Ấn Độ, châu Mỹ La tinh, Nam Phi và Trung Đông với các sản phẩm du lịch cao cấp.

Tại Cần Thơ, theo Canthotourist, công ty đón khách inbound chủ chốt ở Cần Thơ, lượng khách quốc tế đến mua tour trực tiếp tại công ty và lượng khách chuyển

tiếp từ các công ty ở Sài Gòn và Hà Nội phần lớn thuộc các nước: Pháp, Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh, Nhật, Úc, Thụy Sĩ, Đan Mạch,...

Đây cũng chính là du khách của các nước quan tâm đến sự bền vững và chấp nhận chi trả cao cho các hoạt động du lịch theo hướng du lịch bền vững mà mục nghiên cứu “3.3 Phát triển du lịch dựa vào Văn hóa Thương hồ theo hướng Du lịch bền vững” đã có kết luận.

Như vậy, đây chính là lượng khách hàng truyền thống của du lịch Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Với đặc điểm đều thuộc các nước phát triển, có khả năng chi trả cao và quan tâm đến du lịch bền vững. Đây chính là đối tượng khách hàng mục tiêu trong hoạt động inbound mà du lịch Cần Thơ cần hướng đến.

3.2.1.2 Phân khúc thị trường khách nội địa

Theo tạp chí khoa học về nghiên cứu “Phân khúc thị trường du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ” của nhóm tác giả khoa Kinh tế và Quản trị kinh doang trường đại học Cần Thơ đã tạm chia du khách tham quan Cần Thơ làm ba phân khúc chính: phân khúc 1 (Nhóm khách tìm sự bình dị) chiếm tỷ lệ 27%, phân khúc 2 (Nhóm khách tìm về với vẻ đẹp thiên nhiên, thích tham gia các hoạt động khám phá và tìm niềm vui cho gia đình) chiếm tỷ lệ 37%, và phân khúc 3 (Nhóm khách tìm kiếm sự mới lạ) chiếm 36%.

Phân khúc 1 – Nhóm khách tìm sự bình dị

Trình độ học vấn của phân khúc tương đối cao (51,8% từ đại học trở lên). Có 40,7% là công chức. Độ tuổi tương đối trẻ, có 48,1% ở độ tuổi 21-30 tuổi, đa phần là nam, phần lớn còn độc thân (55,6%).

Thu nhập bình quân gia đình của nhóm khách này nhiều nhất là 5-10 triệu đồng/tháng (40,7%) và 22,2% có thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng. Đa số khách du lịch thuộc nhóm phân khúc thứ nhất đến Cần Thơ bằng xe máy(48,1%). Cơ sở lưu trú chủ yếu là nhà nghỉ, khách sạn nhỏ và nhà người thân.

Mức chi tiêu trung bình của một khách trong 1 lần tham quan du lịch sinh thái tại thanh phố Cần Thơ là 3.363.000 đồng. Mục đích chính của nhóm du khách này là thăm bạn bè, người thân và du lịch để ôn lại những kỷ niệm đã từng có tại điểm đến.

Phân khúc 2 – Nhóm khách tìm về với vẻ đẹp thiên nhiên, thích tham gia các hoạt động khám phá và tìm niềm vui cho gia đình

Đối với phân khúc này, du khách nam vẫn chiếm đa số (56,8%), hầu hết là đã kết hôn (73%). Nhóm phân khúc thứ 2 có độ tuổi cao hơn nhóm thứ 1 và thứ 3, tỷ lệ trên 51 tuổi là 29,7%, từ 41-50 là 16,2%. Đây là nhóm có số đối tượng về hưu cao nhất. Trình độ học vấn cao với trung cấp/cao đẳng và đại học (29,7%), 16,2% sau đại học (tỷ lệ sau đại học cao nhất so với hai phân khúc còn lại). Nghề nghiệp chủ yếu là công chức (48,6%).

Thu nhập gia đình từ 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 32,4% và trên 15 triệu là 27%. Đây là nhóm có thu nhập cao nhất trong 3 nhóm. Phương tiện du lịch chủ yếu của nhóm phân khúc thứ 2 là máy bay và ô tô đều có tỷ lệ là 37,8%. Khách sạn là cơ sở lưu trú được ưa chuộng 54,1% nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ khách lưu trú tại Resort cũng cao hơn các nhóm còn lại (18,9%).

Mục đích chính của việc đi du lịch là để tham quan/giải trí 73%. Nhóm khách này chủ yếu là đi du lịch cùng với gia đình (67,6%) và nguồn thông tin có được từ phương tiện truyền thông (35,1%), từ bạn bè 29,7%. Là phân khúc có chi tiêu trung bình 1 lần đi du lịch sinh thái Cần Thơ cao nhất so với 2 phân khúc còn lại (6.781.000 đồng/khách).

Đây là nhóm có độ tuổi cao và nhiều thời gian nhàn rỗi (vì phần lớn đã về hưu), và công chức cũng chiếm tỷ lớn. Mục đích chủ yếu là thư giãn giải trí, vui vẻ cùng với gia đình và người thân. Muốn tìm hiểu về thiên nhiên và cuộc sống của người dân miền sông nước, bên cạnh đó là tham gia các sự kiện văn hóa miền sông nước.

Phân khúc 3: Nhóm khách tìm kiếm sự mới lạ

Khác với 2 phân khúc trên, phân khúc này đa phần là du khách nữ (55,6%), tỷ lệ giữa kết hôn và độc thân bằng nhau 50%. Nhóm khách có độ tuổi tương đối trẻ 38,9% từ 21-30 tuổi. So với nhóm thứ nhất và thứ hai thì nhóm thứ ba có trình độ học vấn thấp hơn 58,3% đại học, không có cao học và 25% từ THPT trở xuống. Đây là nhóm có tỷ lệ học sinh/sinh viên cao nhất.

Thu nhập gia đình dưới 5 triệu và 5-10 triệu là 30,6%. Nhìn chung đây là nhóm có thu nhập thấp nhất, nhưng lại có chi tiêu trung bình cao thứ nhì, thấp hơn so với phân khúc 3 (trung bình 5.200.000 đồng/khách cho 1 lần đi du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ). Phương tiện chủ yếu là máy bay 41,7% và xe máy 30,6%. Tỷ lệ đến lần đầu là 61,1% và 55,6% đã chọn khách sạn làm cơ sở lưu trú. Mục đích chính là tham quan giải trí (77,8%).

Từ ba phân khúc trên ta có thể thấy, khách du lịch có khả năng chi trả cho du lịch cao là phân khúc 2: Nhóm khách tìm về với vẻ đẹp thiên nhiên, thích tham gia các hoạt động khám phá và tìm niềm vui cho gia đình và phân khúc 3: Nhóm khách tìm kiếm sự mới lạ.

Đặc điểm của hai phân khúc này là tỉ lệ di chuyển bằng máy bay và ô tô cao. Điều này chứng tỏ đây là hai thị trường khách ở nơi xa đến thành phố Cần Thơ là khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội và khách từ thành phố Hồ Chí Minh.Khách du lịch từ hai phân khúc này đa phần ở khách sạn và mục đích chính là du lịch tham quan giải trí. Đặc điểm của hai phân khúc này là hai phân khúc không ở độ tuổi chính của lao động, là người già và thanh thiếu niên trẻ tuổi thời gian đi du lịch có nhiều. Trong đó, phân khúc thứ 2 hướng về du lịch sinh thái và tìm hiểu về thiên nhiên, cuộc sống của người dân miền sông nước và các sự kiện văn hóa sông nước.Phân khúc 3 là phân khúc khách du lịch trẻ, cần nhiều hoạt động tương tác.

Tóm lại : Nghiên cứu phân khúc cho cái nhìn sơ bộ về thị trường mục tiêu mà du lịch thành phố Cần Thơ cần nhắm đến nhằm nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch phù hợp, đa dạng hóa các loại hình du lịch lôi cuốn du khách theo định

hướng phát triển du lịch bền vững. Định hướng tốt đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách gắn với sự phát triển bền vững của điểm đến cũng là bước quan trọng trong marketing điểm đến.Khi nhu cầu chính đáng của du khách được đáp ứng tốt, họ sẽ kể cho những người khác về trải nghiệm của mình hay về điểm đến.Khi đó, họ là đại sứ cho điểm đến, là công cụ quan trọng nhất của marketing – marketing quan hệ. Hơn thế, du lịch là một ngành kinh tế với sản phẩm cung ứng là những sản phẩm và dịch vụ phi vật thể.Định hướng hoạt động du lịch cho du khách cũng là một nhiệm vụ của ngành du lịch.Quan niệm và những mong đợi của khách du lịch có thể được định hình bởi chính nỗ lực của các bên liên quan phục vụ du lịch.Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để hoạt động du lịch được phát triển bền vững.

3.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề

Thực tế đã chứng minh là hình thức du lịch truyền thống của Việt Nam: du lịch tham quan- một loại hình của du lịch đại chúng đang phát sinh nhiều bất cập. Sản phẩm du lịch tham quan trùng lắp, nhàm chán, không tính tới yếu tố bảo tồn và phát triển nên gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội của điểm đến. Để phát triển du lịch Cần Thơ theo hướng du lịch bền vững, việc cần thiết là đầu tư phát triển sản phẩm chuyên đề hay còn gọi là “sản phẩm du lịch niche”.

3.2.2.1 Sản phẩm du lịch niche

Theo nghiên cứu khoa học của Ths Nguyễn Quyết Thắng về “Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái theo khuynh hướng “NICHE” tại miền Trung Việt Nam” thì “Niche” là sản phẩm chuyên biệt được làm ra hay điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu của một nhóm khán giả/phân khúc thị trường đặc biệt và được đưa ra bởi các nhà cung ứng nhiều hơn là khía cạnh tiêu dùng.

Đứng trên cách thức phân chia thị trường, du lịch niche hiện nay thường được chia làm hai loại: các “niche vĩ mô” như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao…; các “niche vi mô” nghĩa là tập trung vào các thị trường nhỏ khó

phân chia thêm như: du lịch địa lý, du lịch ẩm thực, du lịch xe đạp, du lịch ngắm chim… Hay cụ thể hơn là tập trung vào các loại hình du lịch chuyên đề.Chính vì vậy, du lịch niche mang tính chọn lọc đối tượng khách và thị trường tinh tế. Một ví dụ của Smith (2003) về việc phân loại khách niche trong du lịch văn hóa đó là khách du lịch tham quan “những hoạt động thú vị” như: tham dự các buổi hòa nhạc, tham quan các địa điểm nghệ thuật, các địa điểm văn chương… Nó khác với loại hình du lịch đại chúng hay “khách du lịch văn hóa bình dân” có thể tham quan các điểm di sản chính, các trung tâm mua sắm, các sự kiện thể thao…

Khách du lịch thì khó phân định được hệ thống phân loại riêng của mình, họ có thể tham gia nhiều hoạt động du lịch khác nhau.Vấn đề quan trọng là những nhà cung ứng du lịch cần phải đưa ra những chương trình chuyên đề “niche vi mô” để phục vụ du khách.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phát triển các loại hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 94)